Báo cáo Biện pháp bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường THCS Hoàng Hoa Thám nhằm đáp ứng yêu cầu dạy học, giáo dục hiện nay

doc 24 trang sklop9 19/10/2024 410
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Biện pháp bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường THCS Hoàng Hoa Thám nhằm đáp ứng yêu cầu dạy học, giáo dục hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo Biện pháp bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường THCS Hoàng Hoa Thám nhằm đáp ứng yêu cầu dạy học, giáo dục hiện nay

Báo cáo Biện pháp bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường THCS Hoàng Hoa Thám nhằm đáp ứng yêu cầu dạy học, giáo dục hiện nay
 MỤC LỤC
 Trang
Đặt vấn đề........................................................................................................2
A. Mở đầu........................................................................................................2
1. Lý do viết sáng kiến ....................................................................................2
2. Mục tiêu của sáng kiến................................................................................3
2.1. Mục tiêu chung........................................................................................3
2.2. Mục tiêu cụ thể.........................................................................................3
3. Giới hạn của sáng kiến ................................................................................4
3.1. Về đối tượng nghiên cứu..........................................................................4
3.2. Về không gian ..........................................................................................4
3.3. Về thời gian ..............................................................................................4
B. Nội dung .....................................................................................................5
1. Cơ sở viết sáng kiến ....................................................................................5
1.1. Cơ sở khoa học.........................................................................................5
1.2. Cơ sở chính trị ..........................................................................................5
1.3. Cơ sở pháp lý............................................................................................5
2. Thực trạng của vấn đề cần giải quyết..........................................................5
2.1. Phân tích hiện trạng vấn đề cần giải quyết...............................................5
2.2. Những hạn chế..........................................................................................6
2.3. Nguyên nhân của những hạn chế trên ......................................................7
3. Các giải pháp thực hiện ...............................................................................8
3.1. Giải pháp bồi dưỡng nhận thức ................................................................8
3.2. Biện pháp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên ....................10
3.3. Biện pháp Ban giám hiệu nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên ......11
3.4. Biện pháp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho tổ trưởng chuyên môn.......12
3.5. Bồi dưỡng nâng cao trình độ ....................................................................13
3.5. Các yêu cầu đối với giáo viên ..................................................................13
3.6. Một số kết quả cụ thể trong xây dựng đội ngũ.........................................18
4. Hiệu quả của sáng kiến................................................................................20
4.1. Ý nghã của sáng kiến................................................................................20
4.2. Đối tượng hưởng lợi của sáng kiến ..........................................................20
C. Kết luận - kiến nghị ....................................................................................22
1. Kết luận .......................................................................................................22
2. Kiến nghị .....................................................................................................22
Tài liệu tham khảo...........................................................................................23
 1 Là lãnh đạo quản lý nhà trường bản thân tôi luôn băn khoăn, trăn trở 
về điều này, làm thế nào để nâng cao tay nghề cho đội ngũ giáo viên, làm 
sao để mỗi giáo viên thấy được vị trí của mình trong xã hội, bản thân họ còn 
non yếu ở vấn đề gì để từ đó tích cực bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để nâng 
cao tay nghề cho bản thân. Từng bước đáp ứng được yêu cầu đổi mới của sự 
nghiệp giáo dục và của toàn xã hội và. Chính vì vậy tôi mạnh dạn chọn nội 
dung “Biện pháp bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường 
THCS Hoàng Hoa Thám nhằm đáp ứng yêu cầu dạy học, giáo dục hiện nay” 
làm sáng kiến kinh nghiệm.
 2. Mục tiêu của sáng kiến
 2.1 Mục tiêu chung
 Qua khảo sát, đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên trường THCS 
Hoàng Hoa Thám thấy được vẫn còn một số bất cập về chất lượng đội ngũ. Đây 
là một trong những nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của 
nhà trường, vẫn còn một số giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu của trường 
trọng điểm chất lượng cao của huyện Yên Thế.
 Vì vậy nếu nghiên cứu được một số biện pháp khả thi nhằm khắc phục 
những mặt tồn tại về chất lượng đội ngũ và được áp dụng thì chắc chắn rằng chất 
lượng đội ngũ của nhà trường sẽ được nâng cao về chuyên môn, đáp ứng được yêu 
cầu mới về giáo dục trong giai đoạn hiện nay cũng như trong tương lai.
 2.2. Mục tiêu cụ thể
 - Sáng kiến nghiên cứu thực trạng về công tác xây dựng đội ngũ giáo viên 
ở trường THCS Hoàng Hoa Thám để từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm phát 
triển chất lượng đội ngũ giáo viên nhà trường.
 - Nghiên cứu cơ sở khoa học của việc quản lí nhằm phát triển chất lượng 
đội ngũ giáo viên trường THCS Hoàng Hoa Thám.
 - Nghiên cứu thực trạng của đội ngũ giáo viên trường THCS Hoàng 
Hoa Thám.
 - Qua đó đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển chất lượng đội ngũ 
giáo viên nhà trường.
 3 B. NỘI DUNG
 1. Cơ sở viết sáng kiến
 1.1 Cơ sở khoa học
 Xác định đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định thành công của quá trình 
đổi mới giáo dục, vì vậy, ngành Giáo dục luôn coi việc nâng cao chất lượng đội 
ngũ giáo viên là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Nâng cao chất lượng đội 
ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo 
theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành 
Trung ương Đảng. 
 1.2. Cơ sở chính trị
 Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp 
học được ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDDT ngày 28/3/2011 
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục.
 Các quy định về chuẩn hiệu trưởng và chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS 
được quy định tại Thông tư 14/2018/TT- BGD ngày 20/7/2018 và thông tư 
30/2/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
 1.3. Cơ sở pháp lý
 Căn cứ Quyết định số 782/QĐ - UBND ngày 07/5/2015 của UBND tỉnh 
Bắc Giang về việc phê duyệt Đề án phát triển trường THCS trọng điểm chất 
lượng cao trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2015-2025;
 Căn cứ kế hoạch số 30/KH-UBND huyện Yên Thế ngày 20 tháng 7 năm 2015 
về việc phát triển trường THCS Hoàng Hoa Thám thành trường trọng điểm chất 
lượng cao.
 Căn cứ Quyết định số 425/QĐ- UBND huyện Yên Thế ngày 30 tháng 8 
năm 2018 ban hành Quy định tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá, tiếp nhận, 
điều động cán bộ quản lý, giáo viên trường THCS HHT năm học 2018-2019.
 2. Thực trạng của vấn đề cần giải quyết
 2.1 Phân tích hiện trạng vấn đề cần giải quyết
 * Một số nhận định về đội ngũ:
 - Thuận lợi
 Trong những năm gần đây Đảng và nhà nước đã quan tâm nhiều đến 
công tác giáo dục nên chế độ tiền lương và các chế độ phụ cấp khác, cũng như 
đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho việc dạy học ngày một hiện đại 
và đầy đủ, đặc biệt là chế độ phụ cấp cho giáo viên đứng lớp đã được nâng lên 
nên đời sống giáo đã được cải thiện nhiều. Nhờ đó mà giáo viên mới có điều 
kiện để tham gia học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ bê cạnh đó mỗi giáo viên 
cũng đã tự ý thức được rằng mình phải phấn đấu hơn nữa bằng con đường tự 
học, tự bồi dưỡng, tích cực tham gia các lớp tập huấn, chuyên đề để nâng cao 
trình độ mới đáp ứng được nhu cầu giáo dục trong thời đại mới.
 5 2.2. Những hạn chế
 Tôi thấy công tác bồi dưỡng vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế. Đội ngũ giáo 
viên có trình độ không đồng đều (nhất là giáo có trình độ để làm nhiệm vụ dạy 
học sinh giỏi tỉnh còn rất mỏng so với nhiệm vụ của trường trọng điểm chất 
lượng cao) làm cho công tác bồi dưỡng, công tác tự học  gặp nhiều hạn chế, 
chưa được như mong muốn và yêu cầu dạy học trong giai đoạn mới.
 Giáo viên còn nhiều bất cập trong nghiệp vụ sư phạm, thể hiện qua các kỹ 
năng phân tích lựa chọn, kiến thức cơ bản, trọng tâm; các kỹ năng xác định, lựa 
chọn và sử dụng phương pháp giảng dạy, kỹ năng hướng dẫn cách thức cho học 
sinh học tập, kỹ năng kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng 
đổi mới
 Do tác động của cơ chế thị trường nên một số giáo viên có thu nhập thấp 
chưa thật sự an tâm với công việc được phân công.
 Cơ sở vật chất nhà trường tuy đã có nhiều thay đối song chưa đáp ứng 
được yêu cầu ngày càng cao để nâng cao hiệu quả việc dạy và học của giáo viên 
và học sinh. 
 2.3 Nguyên nhân của những hạn chế trên.
 a. Nguyên nhân khách quan
 Thực hiện kế hoạch số 30 KH-UBND Yên Thế ngày 20 tháng 7 năm 2015 
về phê duyệt đề án phát triền trường trọng điểm chất lượng cao song giáo viên 
không luân chuyển những giáo viên không đáp ứng được năng lực dạy lớp chất 
lượng cao mà cơ bản vẫn giữ nguyên tại trường.
 a. Nguyên nhân chủ quan
 - Hàng năm BGH nhà trường chưa đánh giá đề nghị luân chuyển những 
giáo viên chưa đáp ứng được nhiệm vụ của trường trọng điểm chất lượng cao.
 - Hàng năm việc đánh giá thi đua chưa có sự ưu tiên cho cán bộ giáo viên 
nhân viên của trường trọng điểm chất lượng cao ( theo quy định luật thi đua 
khen thưởng số lượng cán bộ giáo viên, nhân viên xếp loại thi đua theo quy 
định) dẫn đến chưa thu hút được số giáo viên có chuyên môn giỏi xin về trường. 
 Kinh phí cho các hoạt động của trường trọng điểm chất lượng cao chưa 
nhiều nên hỗ trợ cho giáo viên đi học tập nâng cao không đáng kể, hàng năm 
phần thưởng cho các giáo viên có thành tích cao trong năm học chưa động viên 
 7 - Tinh thần đoàn kết trong tập thể phải được xây dựng trên cơ sở đấu 
tranh vì lợi ích chung. Sự đoàn kết trong tập thể còn biểu hiện ở ý thức trách 
nhiệm của từng cá nhân, ở sự cộng tác giữa người này với người khác. 
 - Tập thể tiến bộ phải có dư luận lành mạnh, dư luận đó có tác dụng động 
viên kịp thời những việc làm tốt và ngăn chặn những thái độ và hành vi xấu.
 - Nắm vững và thực hiện tốt đường lối quan điểm giáo dục, có nhận 
thức chính trị sâu sắc và hết lòng thương yêu học sinh luôn tận tâm, sáng tạo 
để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
 - Chấp hành nội quy, quy chế của ngành, của nhà trường, thực hiện 
đầy đủ, nghiêm túc chính sách, luật pháp nhà nước. Mỗi thành viên phải xây 
dựng cho mình thói quen “sống có trách nhiệm”, đồng thời vận động mọi 
người xung quanh mình phải có ý thức đó.
 - Luôn có ý chí phấn đấu vươn lên về mọi mặt, đảm bảo trình độ đồng 
đều và ngày càng cao của đội ngũ, phấn đấu trở thành con người mới có phẩm 
chất, năng lực, sức khoẻ là những tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
 c. Nâng cao vai trò của người quản lý đối với công tác bồi dưỡng đội 
ngũ giáo viên. 
 Như chúng ta đã biết đơn vị trực tiếp tạo ra sản phẩm giáo dục, trực 
tiếp thực hiện nhiệm vụ của bậc học trong thực tiễn là các đơn vị trường 
học. Để đạt được mục tiêu của trường THCS đội ngũ giáo viên là yếu tố 
quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục. Song yếu tố cũng không kém 
phần quan trọng có tính chất quyết định đưa tập thể nhà trường đi đúng 
hướng, đạt được mục tiêu giáo dục đó là người quản lý. “ Một giáo viên ít có 
năng lực có thể làm méo mó sự phát triển nhân cách của vài chục học sinh 
(1 lớp), nhưng người quản lý tồi thì gây tổn hại hàng trăm học sinh và gia 
đình các em ”.
 Vì thế, Ban giám hiệu nhà trường một mặt phải xây dựng kế hoạch bồi 
dưỡng đội ngũ giáo viên, mặt khác phải động viên khích lệ để người giáo 
viên tự xây dựng kế họach tự học tập, kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho 
bản thân mình.
 d. Nâng cao trách nhiệm và năng lực quản lý điều hành của người cán 
bộ quản lý
 9

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_boi_duong_nang_cao_chat_luong_doi_ngu_giao.doc