Báo cáo Biện pháp Một số biện pháp đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục ở trường THCS Tiên Kiên

doc 18 trang sklop9 24/04/2024 1370
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo Biện pháp Một số biện pháp đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục ở trường THCS Tiên Kiên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo Biện pháp Một số biện pháp đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục ở trường THCS Tiên Kiên

Báo cáo Biện pháp Một số biện pháp đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục ở trường THCS Tiên Kiên
 I. Đặt vấn đề.
 Như chúng ta đã biết, xã hội hoá giáo dục (XHHGD) là huy động và tổ chức 
nguồn lực của toàn xã hội cùng tham gia vào quá trình giáo dục, đa dạng hoá các 
loại hình giáo dục, tạo ra phong trào mọi người học tập, xây dựng cả nước thành 
một xã hội học tập để mọi người dân cùng được hưởng thụ các thành quả do giáo 
dục đem lại. XHHGD còn là quá trình nâng cao vai trò định hướng, chỉ đạo, quản lí 
và đầu tư ngày càng tăng của Nhà nước, sự tham gia đóng góp của nhân dân, của 
toàn xã hội cho phát triển sự nghiệp Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT), để huy động 
sự đóng góp về trí lực, nhân lực, vật lực, tài lực cho GD&ĐT. Đó chính là huy 
động XHHGD, thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. 
XHHGD tạo ra nhiều nguồn lực để làm giáo dục, mở ra một con đường để chúng ta 
làm giáo dục không thuần tuý ở trong nhà trường, phá thế đơn độc của nhà trường, 
thực hiện việc kết hợp giáo dục trong và ngoài nhà trường, kết hợp các lực lượng 
giáo dục: Nhà trường - Gia đình - Xã hội, tạo ra môi trường giáo dục tốt, thuận lợi 
cho việc thực hiện các mục tiêu giáo dục. 
 XHHGD nhằm mục tiêu "Giáo dục cho mọi người". Quy luật là muốn thực 
hiện "Giáo dục cho mọi người" thì mọi người phải làm giáo dục. XHHGD và dân 
chủ hoá giáo dục là hai khái niệm gắn bó chặt chẽ với nhau. Dân chủ hoá giáo dục 
là nội dung lớn của thời đại, nhiều nước trên thế giới đang thực hiện một nền giáo 
dục dân chủ. Ở nước ta, chúng ta đã và đang thực hiện dân chủ hoá nhà trường, dân 
chủ hoá quá trình quản lý giáo dục. Như vậy, XHHGD nhằm biến hệ thống giáo 
dục từ thiết chế hành chính cô lập thành một thiết chế giáo dục của dân, do dân và 
vì dân. XHHGD còn là một con đường để thực hiện dân chủ hoá giáo dục. 
XHHGD nhằm mở cửa nhà trường với xã hội, tạo tiền đề để mọi người trong xã hội 
tham gia quản lý, xây dựng nhà trường; thể hiện tình cảm, trách nhiệm của toàn dân 
đối với thế hệ trẻ.
 1 tốc Hà Nội - Lào Cai, quốc lộ 32c, tỉnh lộ 325 B và huyện lộ L6 rất thuận tiện việc 
đi lại. Tiên Kiên là xã thuần nông, kinh tế sản xuất chủ yếu là nông nghiệp. Những 
năm gần đây nhân dân Tiên Kiên hòa cùng công cuộc đổi mới của cả nước, nhiều 
thành phần kinh tế ra đời, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa thành lập, đã tạo điều 
kiện cho việc dịch chuyển cơ cấu lao động sang dịch vụ và tiểu thương nghiệp. Do 
đó tình hình kinh tế, chính trị của địa phương ngày càng ổn định và phát triển. Năm 
2015, xã đã được công nhận là xã đạt các tiêu chí của xã nông thôn mới. Nhân dân 
Tiên Kiên vốn có truyền thống hiếu học, nhiều năm qua Đảng, chính quyền, các 
đoàn thể và nhân dân địa phương rất quan tâm đến giáo dục.
 Các trường Mầm non, Tiểu học, THCS trên địa bàn của xã Tiên Kiên đều đạt 
chuẩn quốc gia. Đối với Trường THCS Tiên Kiên, nhà trường được thành lập năm 
1965, năm 1997 trường được tái lập theo quyết định số 317/GD-KHTV ngày 
6/8/1997 của Giám đốc Sở GD&ĐT Phú Thọ. Trải qua 53 năm xây dựng và phát 
triển, nhà trường luôn giữ vững phong trào thi đua dạy tốt, học tốt. Chất lượng giáo 
dục toàn diện của nhà trường luôn ổn định và từng bước được nâng cao. Các cuộc 
vận động và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực 
” luôn được nhà trường triển khai thực hiện có hiêụ quả tốt. Lãnh đạo nhà trường 
làm tốt công tác tham mưu với Đảng ủy, chính quyền xã, tranh thủ sự quan tâm, 
giúp đỡ của Đảng, chính quyền, sự phối hợp của các ban ngành, đoàn thể các cấp, 
sự quan tâm giúp đỡ của các cơ quan đơn vị đóng trên địa bàn: Trường Đại học 
công nghiệp Việt Trì, Quỹ tín dụng xã Tiên Kiên, Công ty cổ phần Supe Phốt phát 
và hóa chất Lâm Thao, trường Đại học Hùng Vương.... Công tác XHHGD đã đạt 
được kết quả nhất định, bước đầu góp phần tăng cường cơ sở vật chất - thiết bị dạy 
học (CSVC - TBDH) nhà trường, tạo thuận lợi cho môi trường giáo dục. Khuôn 
viên nhà trường cao ráo, rộng rãi, thoáng mát, các công trình đáp ứng được yêu cầu 
hiện tại, đảm bảo phục vụ tốt cho công tác dạy học và môi trường sư phạm “ Xanh 
- Sạch - Đẹp”. 
 3 - Tiên Kiên là xã miền núi phía Bắc huyện Lâm Thao, địa bàn dân cư rộng, 
dân cư thưa học sinh đi học xa (Một số học sinh phải đi học xa 3- 4 km), thu nhập 
đại đa số nhân dân còn thấp.
 - Công tác tuyên truyền của nhà trường đôi lúc thực hiện chưa thường xuyên, 
chưa sâu rộng đến toàn thể phụ huynh học sinh trong nhà trường; Nguồn lực đầu tư 
cấp trên cho nhà trường con hạn chế.
 1.2. Thực trạng công tác XHHGD của trường THCS Tiên Kiên:
 Khảo sát tình hình công tác xã hội hóa giáo dục trong những năm gần đây: 
 *Về kinh phí đầu tư tu sửa CSVC-TBDH:
 Năm học 2013-2014: 115.252.000đ
 Năm học 2014-2015: 120.000.000đ
 *Về chất lượng GD hai mặt:
 Hạnh kiểm Học lực Tỷ lệ vào 
 Năm học TS HS Tốt khá TB Giỏi khá Yếu THPT
 SL % SL % SL % SL % SL %
2013 – 2014 312 297 95.2 15 4.8 180 57.7 15 4.8 33/63 52.4
 2014-2015 324 313 96.6 11 3.4 182 56.2 14 4.3 41/55 75
 Đại đa số mọi người trong xã hiểu rõ ý nghĩa của công tác XHHGD, từ đó 
ủng hộ kế hoạch của nhà trường. Lãnh đạo nhà trường đã thực hiện đúng quy chế 
dân chủ trong công tác vận động đóng góp, ủng hộ; Kinh phí ủng hộ được đầu tư tu 
sửa, bổ sung CSVC-TBDH phục vụ trực tiếp cho dạy và học.
 Tuy vậy, một bộ phận chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa to lớn, thiết thực của 
công tác XHHGD, chưa tích cực tham gia. Nguồn kinh phí huy động đạt kết quả 
còn khiêm tốn, kết quả tăng cường đầu tư CSVC-TBDH còn thấp, Chất lượng bàn 
 5 BGH nhà trường căn cứ vào Nghị quyết của chi bộ Đảng, căn cứ vào chức 
năng, nhiệm vụ của mình tích cực, chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể và thông 
qua toàn thể cơ quan, từ đó làm cơ sở tham mưu với địa phương và tuyên truyền, 
vận động cho phụ huynh và toàn thể nhân dân ủng hộ.
 Đối với Hiệu trưởng, với trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị, chủ tài 
khoản nhà trường, người Hiệu trưởng đã gương mẫu, tận tụy, chủ động sáng tạo 
trong công việc, làm tốt công tác tham mưu, công tác tuyên truyền vận động, tạo 
mối quan hệ tốt với các cơ quan, doanh nghiệp, các tổ chức và các mạnh thường 
quân; Xây dựng kế hoạch cụ thể, đúng với các văn bản hướng dẫn và phù hợp với 
tình hình thực tế địa phương để thu hút các nguồn lực đầu tư cho nhà trường. 
Đồng thời, Hiệu trưởng đã tổ chức thực hiện nghiêm túc kế hoạch, đảm bảo tính 
công khai, minh bạch và hiệu quả nguồn vốn đầu tư trong các hạng mục công trình.
 Đối với Phó hiệu trưởng là người phụ trách chuyên môn, phụ trách CSVC-
TBDH của nhà trường đã có kế hoạch quản lý, bảo vệ các CSVC- TBDH đảm 
bảo an toàn; Tổ chức khai thác sử dụng CSVC-TBDH được trang bị có hiệu quả 
thiết thực trong công tác chuyên môn, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học 
của nhà trường, tạo niềm tin cho phụ huynh và toàn xã hội.
 Để xây dựng Kế hoạch tăng cường, đầu tư CSVC-TBDH hàng năm, Hiệu 
trưởng nhà trưởng đã phân công cho Phó hiệu trưởng thành lập nhóm kiểm kê tình 
hình CSVC-TBDH của nhà trường, từ đó đối chiếu với các tiêu chí của các tiêu 
chuẩn trường chuẩn quốc gia (Thông tư 47/2012/TT-BGD&ĐT ngày 7 tháng 12 
năm 2012 của Bộ GD&ĐT) và KĐCLGD (Thông tư 42/2012/TT-BGD&ĐT ngày 
23 rtháng 11 năm 2012 Của Bộ GD&ĐT). Nêu rõ những nội dung đã có, những 
hạng mục công trình còn thiếu, xác định rõ những nội dung nào ưu tiên làm trước, 
nội dung nào làm sau với thời gian cụ thể. 
 2.2. Làm tốt công tác tham mưu với lãnh đạo địa phương:
 7 trường, là những người phối kết hợp tốt nhất trong việc thực hiện thông tin hai 
chiều giữa gia đình và nhà trường để cùng giáo dục học sinh một cách tốt nhất. Ban 
Đ DCMHS cũng như các lực lượng xã hội, các tổ chức,... đều có những chức năng 
và trách nhiệm riêng. Để khai thác, phát huy khuyến khích họ tham gia vào một 
hoạt động nào đó phải nhằm đúng chức năng, trách nhiệm của họ. Đây cũng là một 
“Nghệ thuật” của Hiệu trưởng, tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa các tổ chức đoàn thể, 
BĐD CMHS, phụ huynh học sinh toàn trường; Hiệu trưởng xây dựng quy chế phối 
hợp với Ban ĐD CMHS. Hiệu trưởng biết dựa vào uy tín và tiếng nói của BĐD 
CMHS để tuyên truyền, vận động toàn thể cha mẹ học sinh vì giữa họ luôn có 
tiếng nói chung, có cùng một nguyện vọng và mang tính khách quan.
 Để tạo được niềm tin đối với BĐD CMHS nói riêng và của phụ huynh nói 
chung, lãnh đạo nhà trường cần phải thực hiện nói đi đôi với làm, tổ chức thực hiện 
nghiêm túc với cái tâm của nhà giáo, sự tận tuy với công việc và đảm bảo tính công 
khai, minh bạch trong quá trình tổ chức thực hiện. Đặc biệt là phải nâng cao được 
chất lượng giáo dục của nhà trường.
 Đồng thời , Hiệu trưởng phối hợp chặt chẽ các tổ chức chính trị, xã hội trong 
và ngoài nhà trường, tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của các tổ chức này về mọi 
mặt.
 2.4. Làm tốt công tác tuyên truyền vận động:
 Đối tượng đầu tiên nhà trường tuyên truyền tốt, đó là tập thể cán bộ, giáo 
viên, nhân viên. Đây là lực lượng quyết định sự thành công của công tác XHHGD. 
Bởi vì, nếu lực lượng này chưa thông suốt và không ủng hộ chủ trương của nhà 
trường, sẽ rất khó khăn trong công tác XHHGD. Để có được sự ủng hộ của đội ngũ 
này, Hiệu trưởng phải làm sao để họ thấy được nhà trường là ngôi nhà chung của 
tập thể sư phạm và mọi người đều có trách nhiệm cùng chung tay xây dựng. Khi 
tập thể sư phạm nhà trường thấy kế hoạch của Hiệu trưởng là đúng đắn họ sẵn sàng 
ra sức ủng hộ bằng tấm lòng tự nguyện. Người giáo viên cần phải hiểu: Nếu thiếu 
 9 học tập và rèn luyện để các em có điều kiện phấn đấu vươn lên và trưởng thành thì 
ngoài sự đầu tư của nhà nước thì đầu tư của cha mẹ là rất cần thiết và thiết thực. 
Với cách làm này GVCN, giáo viên bộ môn và tập thể học sinh có ý thức trách 
nhiệm trong quá trình sử dụng, giữ gìn và bảo quản CSVC-TBDH được trang bị.
 3. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
 Sau khi áp dụng các biện pháp cơ bản trên, bước đầu thu được kết quả đáng 
khích lệ: Huy động các lực lượng xã hội tham gia xây dựng môi trường giáo dục 
thuận lợi hơn; Tham gia góp ý về phương pháp giáo dục, vào công tác quản lý, 
đánh giá học sinh sát thực hơn, tham gia vào các hình thức học tập tốt hơn; Đặc 
biệt nguồn lực đầu tư cho nhà trường, nguồn kinh phí hàng năm được tăng thêm; 
CSVC-TBDH của nhà trường được đầu tư, tu sửa ngày càng đầy đủ và khang trang 
hơn. Nhờ có CSVC-TBDH ngày càng tốt hơn, thầy và trò có điều kiện dạy và học 
tốt hơn, chất lượng giáo dục của nhà trường được củng cố và nhiều mặt ngày càng 
nâng cao hơn. 
 Kết quả đạt được cụ thể như sau: Trước hết, các lực lượng đã chăm lo xây 
dựng môi trường giáo dục thuận lợi: Giúp nhà trường củng cố nề nếp, kỷ cương 
học đường; xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên nhà trường tốt đẹp 
hơn; Các tổ chức đoàn thể (Mặt trận tổ quốc xã, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội 
cự chiến binh) đã vào cuộc vận động các gia đình không để cho con em mình bỏ 
học, vận động các gia đình có con bỏ học trở lại trường. (Năm học 2017-2018 vận 
động được 01 học sinh lớp 9 trở lại trường).
 Về tham gia vào quá trình giáo dục: Các tổ chức đoàn thể thường xuyên góp 
ý cho nhà trường về các phương pháp giáo dục có hiệu quả, nhất là đối với các học 
sinh chậm tiến, phối hợp giúp nhà trường tổ chức các hoạt động ngoại khóa có hiệu 
quả hơn, thông qua các hoạt động ngoại khóa để rèn kỹ năng sống, kiến thức thực 
tế để bổ sung cho bài học trên lớp của học sinh, như tham gia các lễ hội Đình Cả xã 
Tiên Kiên, rước kiệu về Đền Hùng, tổ chức tham quan, trải nghiệm các di tích lịch 
 11

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_day_manh_cong_tac_xa_hoi.doc