Báo cáo Biện pháp Rèn kỹ năng làm phần đọc hiểu trong đề thi vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn trường THCS Hoàng Hoa Thám
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Biện pháp Rèn kỹ năng làm phần đọc hiểu trong đề thi vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn trường THCS Hoàng Hoa Thám", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo Biện pháp Rèn kỹ năng làm phần đọc hiểu trong đề thi vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn trường THCS Hoàng Hoa Thám

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN THẾ TRƯỜNG THCS HOÀNG HOA THÁM ****** BÁO CÁO BIỆN PHÁP THAM GIA HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤ P TỈNH CHU KỲ 2020-2024 Tên biện pháp: Rèn kỹ năng làm phần đọc hiểu trong đề thi vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn trườ ng THCS Hoàng Hoa Thám. Họ và tên: Hoàng Thị Thuỳ Liên Môn giảng dạy: Ngữ Văn Trình độ chuyên môn: Đại học Chức vụ: Tổ phó chuyên môn Đơn vị công tác: Trường THCS Hoàng Hoa Thám – Yên Thế - Bắc Giang. Yên Thế, tháng 10 năm 2022 1 PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ Tại Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã thông qua Nghị quyết 29 - NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập Quốc tế”. Xác định được nhiệm vụ quan trọng đó nên trong những năm qua Bộ Giáo dục đã không ngừng đưa ra những giải pháp mang tính cải tiến trong đó có yêu cầu đổi mới kiểm tra đánh giá, đổi mới phương pháp dạy học Thực hiện lộ trình từng bước nâng cao chất lượng giáo dục, đổi mới cách đánh giá, kiểm tra, việc đánh giá chất lượng giáo dục ngày càng thực chất, hiệu quả. Cách tiếp cận chuyển từ phương thức truyền đạt kiến thức sang phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Những thay đổi đó nhằm mở ra một hướng đổi mới toàn diện cho hệ thống giáo dục đào tạo Việt Nam, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng nhu cầu hội nhập Quốc tế của đất nước. Từ cơ sở thực tiễn và lí luận trên, bắt đầu từ năm học 2018 - 2019, Bộ GD&ĐT đã ra chủ trương đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở môn Ngữ văn THCS nói riêng và các môn học nói chung theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của người học; Lấy học sinh làm trung tâm. Qua đó phân hóa được các mức độ tiếp nhận, lĩnh hội kiến thức của HS để từ đó điều chỉnh các phương pháp dạy học phù hợp, nâng cao chất lượng dạy học trong thời kì đổi mới. Thực hiện định hướng trên Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Giang yêu cầu các Phòng Giáo dục triển khai đến toàn thể giáo viên trên địa bàn thành phố cũng như các huyện. Đồng thời cũng yêu cầu các trường lưu ý việc ra đề phải phù hợp với đối tượng học sinh. Riêng môn Ngữ văn, yêu cầu đề thi cuối kì, cuối năm học và thi vào THPT gồm có hai phần: Đọc hiểu và làm văn. Cụ thể là đề thi, kiểm tra tập trung đánh giá hai kỹ năng quan trọng: kĩ năng đọc hiểu văn bản và kĩ năng tạo lập văn bản, trong đó tỷ lệ điểm của phần tạo lập văn bản nhiều hơn phần đọc hiểu. Đây là hướng đổi mới kiểm tra đánh giá từ sự ghi nhớ những kiến thức của học sinh một cách thụ động, máy móc chuyển sang kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh (tự mình khám phá văn bản ngoài chương trình). Nếu ở cách ra đề truyền thống thì chỉ có thể kiểm tra học sinh sự tái hiện kiến thức nên học sinh sa vào học lệnh, học tủ, thậm chí sao chép bài làm mẫu, văn mẫu thì ở cách ra đề dạng câu hỏi đọc hiểu lấy ngữ liệu ngoài sách giáo khoa yêu cầu học sinh ở 4 mức độ nhận biết, thông 3 xây dựng kế hoạch về chương trình, phạm vi kiến thức, xây dựng ngân hàng đề, phân công giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy nhằm phục vụ cho việc rèn kĩ năng nâng cao chất lượng bài thi của học sinh. Bên cạnh đó, việc Sở GD&ĐT ban hành tài liệu ôn thi vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn cũng là những định hướng về mặt nội dung kiến thức để các thầy cô giáo hướng dẫn các em ôn tập hiệu quả. 2. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế. 2.1. Giáo viên * Hạn chế - Khi nhận phân công giảng dạy Ngữ Văn lớp 9A2, 9A3, năm học 2021 -2022, bản thân tôi vô cùng băn khoăn, lo lắng, lúng túng và hoang mang vì nhiệm vụ dạy lớp 9 và ôn thi vào lớp 10 THPT là nhiệm vụ cao cả nhưng gắn với trách nhiệm nặng nề. Trong khi bản thân tôi không giảng dạy các em từ lớp 6. Vì vậy việc đánh giá đúng năng lực, kĩ năng của học sinh nhằm đưa ra giải pháp ôn luyện cụ thể sẽ không chính xác. - Từ trước đến nay khi giảng dạy tôi chủ yếu là luyện đề theo tài liệu ôn thi vào THPT của sở, sưu tầm đề trên mạng. * Nguyên nhân của những hạn chế trên - Do kinh nghiệm giảng dạy và ôn luyện lớp 9 thi vào THPT của bản thân chưa có nhiều. - Bản thân tôi còn tham kiến thức với suy nghĩ chữa được nhiều bài, nhiều đề học sinh sẽ làm tốt bài mà không chú ý đến việc, xác định kiến thức trọng tâm, đưa ra phương pháp, yêu cầu về kiến thức để rèn kĩ năng làm bài cho học sinh. 2.2 . Học sinh *Hạn chế - Ý thức tự giác, chủ động trong học tập không cao, học sinh tiếp thu một cách thụ động chưa phát huy được khả năng tư duy, sáng tạo. - Nhiều học sinh lúng túng, bài làm không đạt yêu cầu về cả kiến thức và kĩ năng, áp lực khi làm bài kiểm tra bài thi. 5 - Ở câu hỏi vận dụng, đề thường yêu cầu như sau: Em hiểu thế nào về câu/từ ngữ/hình ảnh/ trong văn bản; theo em vì sao tác giả cho rằng - Ở câu vận dụng cao có các cách hỏi như: Yêu cầu rút ra ý nghĩa/bài học từ văn bản; bày tỏ suy nghĩ/cảm nhận về câu văn/câu thơ trích từ ngữ liệu đã cho; anh/chị có đồng ý hay không, vì sao? 2. Biện pháp 2. Nghiên cứu tài liệu xác định các kiến thức trọng tâm trong phạm vi kiến thức kiểm tra của phần đọc hiểu. Giáo viên nghiên cứu tài liệu và hướng dẫn cho học sinh nắm bắt được những dạng kiến thức lý thuyết liên quan đến câu hỏi đọc hiểu trong đề thi. Bao gồm các đơn vị kiến thức như sau: a. Kiến thức từ vựng: Phân loại từ gồm: - Phân loại theo cấu tạo của từ: Từ đơn, từ phức, từ láy. - Phân loại theo nguồn gốc của từ: Từ thuần việt, từ mượn. - Phân loại theo nghĩa của từ: Từ nhiều nghĩa, từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ tượng hình, từ tượng thanh. - Phân loại theo phạm vi sử dụng: từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội, thuật ngữ. - Phân loại theo theo khả năng kết hợp và chức vụ ngữ pháp: danh từ, động từ, tính từ, đại từ, số từ, lượng từ, chỉ từ, phó từ, quan hệ từ, trợ từ, thán từ, tình thái từ. b. Kiến thức ngữ pháp gồm: Các thành phần câu, các kiểu câu, dấu câu. * Các thành phần câu. - Thành phần chính: Chủ ngữ và vị ngữ. - Thành phần phụ: Trạng ngữ và khởi ngữ. - Thành phần biệt lập: Thành phần tình thái, thành phần cảm thán, thành phần gọi – đáp, thành phần phụ chú. * Các kiểu câu. - Xét theo cấu tạo ngữ pháp: Câu đơn, câu ghép, câu rút gọn, câu đặc biệt. 7 * Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt. - Các phương thức biểu đạt gồm: Tự sự, Miêu tả, Biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính công vụ. d. Kiến thức về trình bày đoạn văn, kết cấu của đoạn văn. - Các cách thức trình bày đoạn văn: Diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích, song hành. e. Kiến thức về các thể thơ thường gặp. - Các thể thơ dân tộc: Thơ lục bát, song thất lục bát. - Các thể thơ đường luật: Ngũ ngôn tứ thuyệt, ngũ ngôn bát cú, thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt. - Thể thơ hiện đại: thể thơ tự do, thơ bốn tiếng, năm tiếng, thơ bảy tiếng 3. Biện pháp 3. Phân chia các dạng câu hỏi và cách trình bày các câu hỏi phần đọc hiểu theo các mức độ. a. Mức độ nhận biết có các dạng câu hỏi sau đây: a.1 Dạng 1: Ở mức độ nhận biết câu hỏi nhận biết ở các nội dung xác định phương thức biểu đạt, thể thơ của đoạn trích. GV hướng dẫn học sinh cách nhận biết phương thức biểu đạt như sau: Các phương STT Khái niệm Cách nhận biết thức biểu đạt - Trình bày theo diễn biến sự - Đặc trưng của văn bản tự 1 Tự sự vật, sự việc hay một chuỗi sự: Có cốt truyện, có nhân các sự việc có quan hệ nhân vật, sự việc, có ngôi kể, có quả dẫn đến kết quả. tư tưởng, chủ đề. - Tái hiện các tính chất, - Từ ngữ gợi tả, từ tượng thuộc tính sự vật, hiện hình, tượng thanh; các từ 9 - Những phương thức biểu đạt hoặc không có từ “Những”: HS phải nêu tất cả các phương thức biểu đạt của văn bản. (Ưu tiên từ 02 phương thức biểu đạt trở lên) a.2 Dạng 2: Với dạng câu hỏi xác định thể thơ của đoạn trích. - HS qua việc học tập trên lớp nhận diện các thể thơ bốn chữ, năm chữ, bảy chữ, lục bát, song thất lục bát, thơ tự do, để xác định cho chính xác qua các đặc điểm về số chữ, số câu trong khổ thơ và số câu thơ trong cả bài. * Ví dụ minh hoạ: Đề 4 tài liệu ôn thi vào lớp 10 – môn Ngữ Văn, tr 74. Câu 1. Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu: Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc những hàng tre Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng Chẳng biết nước có giữ ngày, giữ tháng Giữ bao nhiêu kỷ niệm giữa dòng trôi? Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi! Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ Sông của quê hương, sông của tuổi trẻ Sông của miền Nam nước Việt thân yêu. (Tế Hanh, Nhớ con sông quê hương, thơ Tế Hanh, NXB Văn học, 2008, tr58) * Câu hỏi: Xác định thể thơ, phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ. * Gợi ý: - Thể thơ: Tự do. - Phương thức biểu đạt chính: Phương thức biểu cảm. a.3 Dạng 3. Dạng câu hỏi xác định từ ngữ hoặc hình ảnh biểu đạt nội dung cụ thể trong văn bản. 11 Bước 2: BPTT này làm cho lời thơ/văn/ lời diễn đạt trở nên sinh động, gợi hình gợi cảm, hấp dẫn, ấn tượng, thú vị, dễ hiểu, có hồn, tăng nhạc tính - tạo âm hưởng nhịp nhàng, nhấn mạnh vào điều tác giả muốn thể hiện.. Bước 3. Qua BPTT đó đã thể hiện cảm xúccủa tác giả. * Ví dụ minh hoạ. “Người có tính khiêm tốn thường hay cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm nữa. Người có tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường, không đáng kể, luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa. Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng chung sống với mình. Vì thế, dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi. Tóm lại, con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người. Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời”. (Trích Tinh hoa xử thế, Lâm Ngữ Đường, Ngữ văn 7, tập 2, NXB Giáo dục, 2015) * Câu hỏi: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn thứ nhất? * Gợi ý. - Biện pháp liệt kê: Liệt kê các biểu hiện của khiêm tốn: tự cho mình là kém, phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, học hỏi thêm - Tác dụng của biện pháp liệt kê: diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những biểu hiện của lòng khiêm tốn. Qua đó nhấn mạnh sự đồng tình của tác giả với sự cần thiết phải rèn cho mình đức tính khiêm tốn. 13
File đính kèm:
bao_cao_bien_phap_ren_ky_nang_lam_phan_doc_hieu_trong_de_thi.pdf