Báo cáo Giải pháp giúp các em học sinh dân tộc thiểu số học tốt môn Tin THCS

docx 21 trang sklop9 22/09/2024 600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Giải pháp giúp các em học sinh dân tộc thiểu số học tốt môn Tin THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo Giải pháp giúp các em học sinh dân tộc thiểu số học tốt môn Tin THCS

Báo cáo Giải pháp giúp các em học sinh dân tộc thiểu số học tốt môn Tin THCS
 PHẦN I - PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Ngày nay, khi mà mọi công việc từ đơn giản đến phức tạp đều được quản lý, điều 
khiển bởi những chiếc máy tính, giúp cho con người trong những việc nặng nhọc, nguy 
hiểm và đặc biệt giúp cho nền kinh tế của đất nước ngày càng phát triển hơn, với tiêu chí 
đất nước có tiềm năng phát triển về Công nghệ thông tin sẽ là những nước phát triển. Xác 
định rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của CNTT nói chung và Tin học nói riêng Đảng và nhà 
nước đã có những phương án phát triển CNTT bằng cách đầu tư, phát triển công nghệ, kỹ 
thuật và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở cửa 
và hội nhập, hướng tới nền kinh tế tri thứ, điều đó càng được khẳng định khi nước của 
chúng ta đã chính thức tham gia Internet năm 1997. Chính tầm quan trọng đó, Nhà nước ta 
đã hướng tới đào tạo nguồn nhân lực có tài và có tâm, chính vì thế đã đưa môn Tin học vào 
trong nhà trường ngay từ cấp 1 nhằm thực hiện chủ trương xã hội Tin học hóa để các em 
có thể tiếp xúc với CNTT, tạo nền móng cho thời đại CNTT, tạo nền tảng cho sự phát triển 
nền kinh tế tri thức.
 Để hướng ứng với sự phát triển chung của đất nước, thị xã Buôn Hồ là một trong 
những trọng điểm phát triển kinh tế của Tỉnh Đăklăk cho nên Phòng giáo dục và đào tạo 
thị xã Buôn Hồ đã đưa CNTT vào quản lý và đặc biệt đưa môn Tin học vào giảng dạy từ 
cấp Tiểu học đến THCS từ những năm học 2005 – 2006 đến nay.
 Mặc dù môn Tin học là một môn học mới trong nhà trường, mang tính chất cho học 
sinh làm quen một số bộ phận của máy tính, một số thuật ngữ tin học, rèn luyện kỹ năng 
sử dụng máy tính, có ý thức và thói quen sử dụng máy tính trong hoạt động học tập, lao 
động trong xã hội hiện đại. 
 Mặc dù thế với tầm quan trọng và sự phức tạp của môn học, đòi hỏi sự hiểu biết, 
siêng năng, sáng tạo của học sinh là rất lớn, đặc biệt là đối với các em học sinh đồng bào 
dân tộc thiểu số ở hầu hết các khối học đòi hỏi các em phải có những kỹ năng sử dụng bàn 
phím, chuột (khối 6), những kỹ năng nhập liệu, tính toán, dự đoán (khối 7), những khả 
năng tư duy về toán học, lập trình, biết một chút tiếng anh (khối 8), và phải có những kỹ 
năng thiết kế, mỹ thuật, sử dụng internet để hỗ trợ (khối 9),  ngoài ra đòi hỏi ở người 
giáo viên cần có kỹ năng truyền đạt, có kiến thức chặt chẽ, có sự chuẩn bị về mức độ bài 
tập và sự kiên nhẫn để hướng dẫn cho các em học sinh dân tộc thiểu số.
 Xuất phất từ thực trạng:
 - Việc dạy và học bộ môn tin học tại trường trung học cở sở Nguyễn Trường Tộ; thị 
xã Buôn Hồ, tỉnh Đăklăk còn gặp một số khó khăn do tỉ lệ học sinh dân tộc thiểu số trên 
địa bàn còn nhiều, đặc biệt là đồng bào thuộc Buôn Dlung 1A và Buôn Dlung 1B của 
phường Thống Nhất còn có hoàn cảnh rất khó khăn.
 - Khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức tin học để giải quyết công việc, làm bài 
tập còn chưa tốt, đặc biệt khả năng sử dụng máy vi tính (thực hành) còn chậm đa số rơi vào 
số học sinh là dân tộc thiểu số; dẫn đến tỉ lệ học sinh yếu kém môn tin học ở các khối lớp, 
đặc biệt khối lớp 8 còn cao.
 1 - Các giải pháp nhằm giúp các em học sinh dân tộc thiểu số học tốt môn tin học 
THCS
4. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
 Đề tài nghiên cứu với nhiều đối tượng học sinh khác nhau; tuy nhiên chủ yếu đi sâu 
vào các em học sinh DTTS của khối lớp 6, 7, 8, 9 với kiến thức trong sách giáo khoa tin 
học THCS và một số bài tập thực hành.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
 - Phương pháp nêu vấn đề và giải quyết vấn đề kết hợp thực tiễn giáo dục ở trường 
THCS Nguyễn Trường Tộ.
 - Phương pháp phân tích tổng hợp các kiến thức, nội dung trọng tâm của chương 
trình dạy học Tin học THCS.
 - Phương pháp đánh giá, nhận xét bằng cách khảo sát chất lượng học tập của học 
sinh DTTS, sự tiến bộ qua từng tiết dạy bằng nhiều hình thức (ví dụ như vở ghi, vở bài tập 
trong đó có bài tập sách yêu cầu và bài tập giáo viên ra thêm,). Đặc biệt là kỹ năng sử 
dụng máy tính và sự yêu thích của các em sau mỗi tiết thực hành.
 - Phân tích, so sánh chất lượng, hiệu quả đào tạo trước khi chưa thực hiện giải pháp 
và sau khi áp dụng những giải pháp.
 PHẦN II - PHẦN NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
 - Bộ môn tin học đòi hỏi học sinh phải thành thục ở cả hai mặt đó là nắm rõ kiến 
thức và kỹ năng thực hành trên máy tính.
 - Theo hướng đổi mới phương pháp dạy và học lấy học sinh làm trung tâm, giáo 
viên chỉ là người nêu vấn đề, dẫn dắt để học sinh tự giải quyết vấn đề và rút ra bài học; đòi 
hỏi học sinh phải hoạt động tích cực; đồng thời giữa giáo viên và học sinh liên tục giao tiếp 
với nhau.
 - Việc hiểu rõ những vốn từ ngữ của giáo viên, biết rõ ý nghĩa của một số thuật ngữ 
tin học bằng tiếng anh và nắm rõ chức năng của các công cụ trong các phần mềm được học 
sẽ giúp các em học sinh DTTS sử dụng máy tính nhanh chóng và hiệu quả. 
 - Kiểm tra, thi cử, đánh giá bằng lý thuyết và thực hành, v.v... cũng đều dựa chủ yếu 
vào khả năng ghi nhớ của học sinh.
 - Giáo viên giảng dạy cần bám sát vào chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình 
sách giáo khoa tin học THCS để xác định mục tiêu của bài học; đảm bảo không quá tải; 
mức độ khai thác sâu kiến thức, phải phù hợp với khả năng tiếp thu kiến thức của các em 
học sinh DTTS.
 - Dạy học thể hiện mối quan hệ tích cực giữa giáo viên với học sinh; giữa học sinh 
với học sinh; động viên khuyến khích kịp thời tiến bộ của học sinh trong quá trình học giúp 
các em học sinh; đặc biệt là học sinh DTTS phát huy tính chủ động, tích cực, tự giác tạo 
niềm vui, phấn khởi, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập cũng như trong giao 
tiếp với giáo viên. 
2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
 3 LỚP 8
 Nội dung Thời Lượng
 Chương I. Lập trình đơn giản 50 (20,16,14)
 Chương II. Phần Mềm học tập 8 (4,4,0)
 Ôn tập 4
 Kiểm tra 8
 Cộng 70
 Ghi chú: Con số 50 (20,16,14) nghĩa là tổng số 50 tiết, trong đó gồm 20 tiết lí 
thuyết, 16 tiết thực hành, 14 tiết bài tập.
 LỚP 9
 Nội dung Thời Lượng
 Chương I. Mạng máy tính và Internet 14 (8,6,0)
 Chương II. Một số vấn đề xã hội của tin học 6 (4, 2,0)
 Chương III. Phần mềm trình chiếu 26 (10,16,0)
 Chương IV. Đa phương tiện 12 (6,6,0)
 Ôn tập 4
 Kiểm tra 8
 Cộng 70
 Ghi chú: Con số 14 (8,6,0) nghĩa là tổng số 14 tiết, trong đó gồm 8 tiết lí thuyết, 6 
tiết thực hành, 0 tiết bài tập.
 Tin học là một môn học mang tính trực quan và kỹ năng thực hành ở hầu hết các 
khối học 6, 7, 8, 9. Qua khung phân phối chương trình ở trên ta có thể nhận thấy, mục tiêu 
về kiến thức mà học sinh cần phải đạt được là rất nhiều; đặc biệt đối với khối 7 (học về 
Chương trình bảng tính Excel), khối 8 (học về Ngôn ngữ lập trình Pascal) đòi hỏi học sinh 
phải có tính tư duy và giải thuật để giải quyết bài toán (hay nói cách khác thì đòi hỏi giáo 
viên cần phải nắm rõ một số phương pháp giải bài toán trong môn toán học) thì mới có thể 
truyền đạt đầy đủ, rõ ràng và hiệu quả cho học sinh, tránh sự mập mờ sẽ làm cho học sinh 
không hiểu hoặc hiểu một cách mơ hồ sẽ dẫn đến lối mòn kiến thức cho học sinh. Trong 
khi đó đa số học sinh là học sinh đồng bào dân tộc thiểu số còn chưa nói và viết thành thạo 
tiếng phổ thông, vì thế việc hiểu khái niệm về tập tin, thư mục (khối 6); khái niệm chương 
trình bảng tính (khối 7); khái niệm: “thuật toán” (khối 8); khái niệm “mạng máy tinh, mạng 
Internet”,  (khối 9) còn chậm so với các bạn khác, và gặp nhiều khó khăn để giải quyết 
vấn đề vì khả năng tư duy của các em còn hạn chế.
 Ngoài ra, đa phần các em học sinh DTTS học không tốt môn tiếng anh; trong khi 
đó hầu hết các phần mềm ứng dụng, các công cụ và thao tác trên máy tính đều được hướng 
dẫn bằng tiếng anh, do đó việc ghi nhớ chức năng, ý nghĩa của các nút lệnh trên các phần 
mềm là rất khó.
 5 - Trong tiết học thực hành trường hợp máy tính bị hư hỏng đột xuất thì giáo viên 
phải xử lý như thế nào để đảm bảo cho các em học tập đúng tiến độ chương trình?
 Trên đây là những vấn đề mà đối với một giáo viên dạy bộ môn tin học phải trăn trở 
rất nhiều.
3. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC CỦA GIẢI PHÁP:
a) Mục tiêu của giải pháp:
 Có được những phương pháp dạy học mới, nhẹ nhàng, phù hợp với đối tượng học 
sinh dân tộc thiểu số, những lượng kiến thức cần thiết phù hợp với học sinh DTTS, đề xuất 
về cơ sở vật chất và sự vào cuộc của toàn xã hội trong công tác xã hội hóa giáo dục nhằm 
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, giảm thiểu tỷ lệ học sinh DTTS lưu ban, bỏ học. 
b) Nội dung và cách thực hiện giải pháp:
 b.1/ Duy trì sĩ số học sinh
 Học sinh DTTS rất hay nghỉ học vì các nguyên nhân sau:
 1/ Vì hoàn cảnh gia đình: một số em học sinh DTTS có hoàn cảnh gia đình khó khăn 
vì vậy các em thường xuyên phải nghĩ học để đi rừng; một số em gia đình bố mẹ thường 
xuyên đi làm rẩy ở xa vào mùa gặt hay thu hoạch các em phải nghĩ học để phụ giúp bố mẹ; 
cũng có những em mất bố hoặc mẹ nên không được chăm sóc chu đáo.
 2/ Một số em học sinh DTTS nghiện Game, Net vì thế thường xuyên bỏ học, trốn 
tiết để đi chơi game dần trở nên lười học.
 3/ Vì là đồng bào dân tộc thiểu số nên vẫn còn nhiều gia đình bố mẹ thiếu hiểu biết 
về pháp luật, không quan tâm đến việc học của các em dẫn đến các em tự ý thích học thì 
học, không thích học thì nghĩ; nhiều trường hợp bố mẹ các em còn cho các em nghĩ học 
sớm để lập gia đình,
 Chính vì các em vắng học thường xuyên nên tạo thành một lỗ hổng về kiến thức, 
khi trên lớp không theo được các bạn trở nên chán nản việc học.
 Do đó việc duy trì sĩ số học sinh, đặc biệt là học sinh DTTS là rất cần thiết để các 
em có thể học tốt hơn khi mà vốn các em đã chậm hơn các bạn khác trong lớp. Để làm 
được điều đó đòi hỏi GVCN phải nhiệt tình thường xuyên trao đổi, đến thăm hỏi gia đình 
phụ huynh học sinh, động viên các em. Để giải quyết vấn đề này, Ban giám hiệu nhà trường 
đã đưa vào quy chế chuyên môn thực hiện kế hoạch: giáo viên chủ nhiệm thăm hỏi gia đình 
phụ huynh học sinh có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt là học sinh DTTS. Đồng thời nhà 
trường và liên đội cũng tổ chức quyên góp gây quỹ áo trắng tặng bạn từ các em học sinh 
trong trường dành cho các em DTTS trong trường và các bạn có hoàn cảnh khó khăn.
 b.2/ Tạo môi trường giao tiếp thân thiện
Đa phần các em học sinh DTTS có tính nhút nhát, ngại tiếp xúc với bạn bè là các bạn học 
sinh dân tộc Kinh (nhất là các em học sinh khối 6 khi mới vào trường), do đó khi trên lớp 
có những kiến thức bài học các em học sinh DTTS chưa hiểu nhưng lại ngại hỏi bạn; đặc 
biệt khi giáo viên tổ chức thảo luận nhóm thì các em cũng ngại trao đổi; hay những tiết 
thực hành trên máy tính vì số lượng máy tính hạn chế nên giáo viên thường chia 2 hoặc 3 
bạn sử dụng chung một máy, lúc này thường các em học sinh DTTS thường ngại trực tiếp 
sử dụng máy mà chỉ ngồi các bạn cùng nhóm thực hành giáo viên. 
 7 Với môn tin học, ngoài ngôn ngữ phổ thông, đòi hỏi các em phải hiểu ý nghĩa của 
một số từ tiếng anh, để sử dụng máy tính và phần mềm ứng dụng.
 Với chương trình tin học 6, ngay từ đầu, giáo viên thường xuyên yêu cầu các em 
học sinh DTTS đọc nội dung trong sách giáo khoa giúp các em sử dụng tiếng phổ thông 
nhiều hơn; và tiếp xúc với các từ tiếng anh (buộc các em phải học thuộc lòng như học từ 
vựng tiếng anh) và đọc được những từ đó.
 Chẳng hạn, ở học kỳ I môn tin học khối lớp 6, khi dạy về Windows, giáo viên yêu 
cầu các em học và nhớ các từ vựng cơ bản mà thường xuyên ta sử dụng, như: 
 Thuật ngữ Ý nghĩa Chức năng
 Bao gồm các ổ đĩa (C, D, E, ) lưu trữ dữ liệu 
 My Computer Máy tính của tôi
 chính của máy tính 
 My Chứa các tài liệu (văn bản, hình ảnh, âm thanh, 
 Tài liệu của tôi
 Documents ) được tạo ra trên máy tính
 Màn hình làm Liệt kê danh sách các thư mục, my computer, 
 Desktop việc chính my document, và các phần mềm được cài đặt 
 window trên hệ thống window
 Nơi dùng để lưu trữ các tài liệu của em (có thể 
 Folder Thư mục
 phân theo loại để dể tìm kiếm, )
 Là một dạng tài liệu trên máy (có thể là tệp hình 
 File Tệp tin
 ảnh, tệp văn bản, tệp âm thanh, )
 Thao tác tạo ra một tệp tin hay thư mục mới 
 Copy Sao chép
 chứa nội dung giống với tệp hay thư mục góc
 Thao tác chuyển đổi vị trí của tệp tin hay thư 
 Cut
 Cắt, di chuyển mục từ vị trí này sang vị trí khác
 Hiển thị tệp tin hay thư mục đã được lưu trong 
 Paste Dán
 clipboard khi thực hiện thao tác copy hoặc cut
 Thao tác xóa bỏ một tệp tài liệu hay thư mục nào 
 Delete Xóa
 đó khi ta không dùng đến
 Thao tác đổi tên tệp tin hay thư mục để dể nhớ, 
 Rename Đổi tên
 dể tìm kiếm và khi các tài liệu trùng tên nhau. 
 Nơi lưu trữ các tài liệu đã bị xóa bằng thao tác 
 Cycle bin Thùng rác
 Delete
 Sau đó giáo viên có thể kiểm tra miệng các từ vựng đó trên lớp bằng cách yêu cầu 
các em viết lên bảng, đặc biệt với học sinh DTTS.
 Sang học kỳ II, Với chương trình Soạn thảo văn bản, giáo viên yêu cầu các em học 
thuộc từ vựng (cũng có thể liên hệ với những từ đã học trong môn tiếng anh), như:
 Thuật ngữ Ý nghĩa
 Word Văn bản
 New Tạo mới
 9

File đính kèm:

  • docxbao_cao_giai_phap_giup_cac_em_hoc_sinh_dan_toc_thieu_so_hoc.docx