Báo cáo Giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn Toán 9
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn Toán 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo Giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn Toán 9
Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn toán 9 PHÒNG GD&ĐT YÊN LẠC TRƯỜNG THCS ĐẠI TỰ =====***===== BÁO CÁO GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY MÔN TOÁN 9 Tên sáng kiến: Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn toán 9 Người báo cáo lí thuyết: Nguyễn Đức Thuận Người thực hiện: Nguyễn Thị Tình Môn: Toán Trường THCS: Đại Tự 1 Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn toán 9 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Toán là một phân môn hết sức quan trọng trong nhà trường và cũng là môn học mà giáo viên phải đầu tư nhiều nhất. Nó đòi hỏi giáo viên vừa có năng lực chuyên môn vừa có nghệ thuật sư phạm thì mới có thể giảng dạy tốt. Hiện nay, tôi được phân công dạy môn toán lớp 9ABC. Nỗi vất vả và chăn trở của tôi là chất lượng học tập môn toán đầu vào chưa cao, chất lượng đại trà thấp. Qua nghiên cứu vị trí, yêu cầu và chương trình toán lớp 9, tôi nhận thấy chương trình toán 9 là phần đặc biệt quan trọng hoàn thiện chương trình toán THCS và xây dựng nền móng vững chắc cho chương trình toán cấp 3. Dạy toán không khó nhưng làm cho học sinh yêu thích toán, giải toán, đọc hiểu được đề, giải quyết được đề đúng phương pháp là vấn đề quan trọng. Nhiều khi học sinh hiểu đề, phân tích được dữ kiện câu hỏi nhưng không trình bày được vì nhận thức không logic, suy luận không chặt chẽ. Với tình hình lớp tôi hiện nay, còn rất nhiều học sinh yếu, chưa tạo được sự hoạt động đồng bộ, sôi nổi, các em không hứng thú học toán làm cho học sinh sợ môn toán không tích cực làm bài tập ở lớp cũng như ở nhà. Làm bài với tính cách đối phó (xem bài bạn, nhờ gia đình giải sẵn) dẫn đến tình trạng hổng kiến thức, mất căn bản. Làm thế nào để nâng cao chất lượng môn toán lớp 9 cho học sinh? Như vậy, nhiệm vụ đặt ra cho chúng ta là phải tìm cách nâng dần chất lượng trình độ học sinh của lớp 9 để các em có một số kiến thức căn bản vững chắc để được xét tốt nghiệp THCS và nhất là đạt kết quả cao trong kì thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT. Đề tài của tôi tập trung vào chất lượng đại trà. Đặc biệt có tính xây dựng ý thức ham học hỏi cho nhóm trung bình yếu. Trong thời gian có hạn tôi chỉ có thể nêu ra một số phương pháp thực hiện cho khóa học và trường mình đang giảng dạy nên không tránh được những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp và giáo viên có kinh nghiệm để sáng kiến được áp dụng trong phạm vi rộng và đem lại hiệu quả cao. 2. Tên sáng kiến: Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn toán 9 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn toán lớp 9. 4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 14/9/2019. 5. Mô tả về bản chất sáng kiến 3 Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn toán 9 hiểu quả nhất. Một số em học sinh luôn cố gắng để đạt kết quả cao trong các kỳ thi học sinh giỏi và các kỳ thi khác, đặc biệt là kỳ thi vào lớp 10 THPT. Mặc dù vậy nhưng gần đây có càng nhiều các em không có thái độ tích cực trong việc học toán dẫn đến số học sinh giỏi giảm, học sinh yếu tăng cao, chất lượng đại trà có chiều đi xuống. Trước tình hình đó các đơn vị quản lý, giáo dục (địa phương, gia đình, nhà trường, đoàn, khuyến học, đội thiếu niên) cần có những hoạt động thúc đẩy hoạt động học tập của các em. Bản thân những thầy cô giáo là những người có vai trò chủ đạo trong quá trình giáo dục cần có nhũng thay đổi, cải tiến tích cực để giúp các em tiếp thu và vận dụng kiến thức một cách chủ động. PHẦN II: NỘI DUNG 1. Thực trạng và nguyên nhân * Thực trạng: Qua khảo sát năng lực học toán của các em học sinh đầu năm chỉ gần 50% các em đạt TB trở lên. Ngay cả học sinh học khá lớp dưới hiện nay cũng vậy. Những tiết học toán ở đầu năm phải nói các em rất thụ động. Các em ít phát biểu, không học bài và làm bài tập ở nhà, viết chữ cẩu thả không cẩn thận. Kĩ năng tính toán, trình bày bài toán rất chậm. Từ đó dẫn đến chất lượng thấp. Sau đây là bản thống kê chất lượng học tập đầu năm lớp 9A, 9B, 9C (cả khối) của trường ở đầu năm học 2019-2020 như sau: Lớp Tổng số HS Trung bình trở lên Dưới trung bình 9A 33 24 (72,7 %) 9 (27,3%) 9B 28 10 (35,7%) 18 (64,3%) 9C 27 12 (44,4%) 15 (55,6%) Khối 9 88 46 (52,3%) 42 (47,3%) * Nguyên nhân : Sự phát triển tâm sinh lý theo lứa tuổi ảnh hưởng tới cách tiếp cận các vấn đề xung quanh trong đó có việc không còn hoàn toàn chịu sự hướng dẫn của người lớn trong công việc và học tập. Cùng với đó là các mối quan hệ rộng hơn, các em có nhiều sự quan tâm hơn thậm chí là thấy nhiều điều mới mẻ và thích thú hơn "việc học". Do thời gian nghỉ hè khá dài, thời gian đầu năm các em chưa thích ứng với chương trình mới. 5 Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn toán 9 * Diễn đạt kiến thức và trình bày các vấn đề đơn giản nhất có thể. * Phân dạng các bài toán thật rõ và có phương pháp thật cụ thể (đặc biệt trên các buổi học chuyên đề). * Chuẩn bị đồ dùng trực quan để các em được tiếp thu kiến thức dễ hơn. Sau đây là quá trình triển khai cụ thể Đơn vị kiến thức là các định nghĩa, định lí, công thức, tính chất...Do đặc điểm của môn toán nên người giáo viên phải linh hoạt, sáng tạo trong từng tiết dạy của mình để làm nổi rõ từng đơn vị kiến thức của bài. Ngôn ngữ phải dễ hiểu để học sinh dễ nhìn nhận, chiếm lĩnh tri thức mới. Với phương pháp dạy học mới hiện nay, chúng ta cần thiết kế một hệ thống câu hỏi logic, gợi mở từ câu đầu tiên đến câu cuối cùng để học sinh tự tìm kiếm ra kiến thức mới. Từ đó kiến thức mới sẽ được học sinh khắc sâu, nhớ lâu và sẽ gây hứng thú trong học tập. Đặc biệt hệ thống câu hỏi trắc nghiệm sẽ gây hứng thú học tập hơn và nhanh hiểu các đơn vị kiến thức hơn. Ví dụ: Khi dạy về định nghĩa căn bậc hai: căn bậc hai của một số a không âm là một số x sao cho x2 = a. Cần làm cho học sinh hiểu rõ từng khái niệm nhỏ, ví dụ "số a không âm" đúng với cả biểu thức không âm thông qua câu hỏi sau (Trắc nghiệm) Câu 1: Số nào sau đây có căn bậc hai ? A. -3 B. – 2 C. – 1 D. 0 (ĐA: D) Câu 2: Số nào sau đây KHÔNG CÓ căn bậc hai A. 4 B. 3 C. – 9 D. 15 (ĐA: C) 16 Câu 3: Biểu thức 3 2x có nghĩa khi và chỉ khi 3 3 3 3 A. x > B. x < C. x ≥ D. x ≤ (ĐA: D) 2 2 2 2 Câu 4 Điều kiện xác định của biểu thức 2x 5 là 5 5 2 2 A. x ≥ B. x < C. x ≥ D. x ≤ (ĐA: A) 2 2 5 5 Câu 5: Căn bậc hai của 16 là: A. 4 B. - 4 C. 256 D. ± 4(ĐA: D) Phần định nghĩa căn bậc hai số học: Mỗi số không âm đều có hai căn bậc hai là căn bậc hai số học, kí hiệu a và căn bậc hai âm, kí hiệu - a . Một số câu hỏi giúp học sinh hiểu nhanh và tập chung vào bài giảng 7 Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn toán 9 "cháy giáo án" giáo viên có thể hoàn thiện trong tiết luyện tập hoặc các buổi chuyên đề. Ngoài các tiết lên lớp 45p thì thời lượng các buổi chuyên đề sẽ giúp học sinh hoàn thiện phần các đơn vị kiến thức, chữa một số bài tập ra về, bổ sung, phân dạng các bài tập mới. Ví dụ khi học các chuyên đề về giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình, giáo viên có thể phân loại thành các dạng sau 1. Dạng toán chuyển động; 2. Dạng toán liên quan tới các kiến thức hình học; 3. Dạng toán công việc làm chung, làm riêng; 4. Dạng toán chảy chung, chảy riêng của vòi nước; 5. Dạng toán tìm số; 6. Dạng toán sử dụng các kiến thức về %; 7. Dạng toán sử dụng các kiến thức vật lý, hoá học. Mỗi dạng có thể chia nhỏ hơn để học sinh dễ lĩnh hội. Khi dạy phải có phương pháp cụ thể, có vị dụ, bài tập áp dụng, bài tập về nhà, bài tập nâng cao cho các đối tượng học sinh khá, giỏi. Nói chung đầu tư cho một buổi chuyên đề 3 tiết phải hệ thống và có lượng bài tập phù hợp cho nhiều đối tượng học sinh. Sau phần "kiến thức cơ bản" vào đầu chuyên đề nên dùng các câu hỏi trắc nghiệm khảo sát lại kiến thức của học sinh. Ví dụ: Chuyên đề "Các dạng toán liên quan tới các kiến thức hình học" nên ra câu hỏi phần đầu như sau: Câu 1: Hình chữ nhật có kích thước 5cm và 6cm thì chu vi là A. 11cm B. 15cm C. 22cm D. 30cm (ĐA: C) Câu 2: Hình chữ nhật có một chiều rộng là 2m và diện tích là 10m2 thì độ dài cạnh còn lại là A. 5m B. 6m C. 7m D. 8m (ĐA: A) Câu 3: Biểu thức (x – 1)(y + 3) – x(y – 2) rút gọn được là A. x – y + 3 B. 3x – y – 5 C. 5x – y – 3 D. 5x – 3y – 3 (ĐA: C) 2x y 1 Câu 4: Hệ phương trình : có nghiệm là: 4x y 5 A. (2;-3) B. (2;3) C. (0;1) D. (-1;1) (ĐA: B) Một vấn đề cần thiết nữa đặt ra là khi dạy một tiết học người giáo viên phải nắm bắt kịp thời số học sinh hiểu bài và chưa kịp hiểu bài. Từ đó có biện pháp giúp đỡ số học sinh chưa kịp hiểu bài. Sau mỗi tiết học đều phải có phần củng cố và luyện tập; bằng những câu hỏi trọng tâm, cơ bản tiết học người giáo viên phải quan sát từng đối tượng học sinh, chú ý đến học sinh yếu, cá biệt để nắm bắt tình hình tiếp nhận kiến thức trong nội dung bài học, bài luyện tập tại lớp cần được nâng dần từ dễ đến khó, từ những bài toán rất đơn giản đến phức tạp. Vấn đề này có thể nói 9 Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn toán 9 những lúc rãnh rỗi, trong những giờ giải lao, kể cả ở nhà chỗ nào chưa hiểu bạn yếu có thể hỏi bạn khá. Khi đã tổ chức làm thì phải có những hình thức tuyên dương điển hình, khuyến khích thi đua với nhau, có kiểm tra việc tiến bộ của học sinh yếu với mục đích các em đều học được môn toán và có phong trào học tập sôi nổi. Trong chương trình có những chỗ căn bản, trọng tâm nên giáo viên phải thường xuyên ôn luyện và ra bài tập thật nhiều để học sinh thực hành để kiến thức mới được khắc sâu và lâu quên. Giáo viên cũng cần hướng dẫn học sinh cách ôn tập chương, cách liệt kê các công thức toán để tóm tắt và chốt lại những điểm trọng tâm vận dụng vào giải bài tập. Tóm lại trong quá trình dạy học sự nhiệt tình, chịu khó, tinh thần trách nhiệm đầu tư vào một tiết dạy, một buổi chuyên đề của người giáo viên là đều không thể thiếu được. Ngoài ra để nâng cao chất lượng học tập cho học sinh, nhất là chất lượng đại trà người thầy luôn cần chú ý trong từng trường hợp, từng đối tượng học sinh để học sinh tự lực của mình để có điều kiện phát triển khả năng tư duy, chiếm lĩnh kiến thức, rèn luyện kỹ năng kỹ xảo trong việc giải toán. 3.2. Tổ chức tốt việc kiểm tra bài tập về nhà và kiểm tra viết ở lớp Kiểm tra bài cũ, kiểm tra bài tập về nhà là việc rất cần thiết. Nếu chúng ta kiểm tra thường xuyên thì việc học bài cũ và làm bài tập ở nhà của các học sinh sẽ chu đáo hơn. Ngược lại, nếu bị xem nhẹ thì việc chuẩn bị bài tập, học bài cũ sẽ hạn chế và chất lượng học tập giảm rõ rệt. Ở lứa tuổi của các em việc học đôi khi nhận thức còn kém, học là để đối phó thầy cô giáo, học là để giáo viên kiểm tra bài mình đã làm, đã thuộc. Chưa có sự hiểu biết phải tự giác học để hiểu, để bản thân mình được tiến bộ. Do vậy kiểm tra bài cũ thường xuyên là biện pháp để học sinh tự giác học bài và làm bài ở nhà trước khi đến lớp. Từ đó tạo nên không khí lớp học nghiêm túc, trật tự, mọi học sinh đều ở tư thế chuẩn bị giáo viên sẽ kiểm tra mình. Khi kiểm tra bài cũ có thể sử dụng các phiếu câu hỏi, phiếu này học sinh được bốc thăm sau khi lên bảng và bài tập chỉ giới hạn trong các bài ra về nhà. Thời gian kiểm tra bài cũ ở đầu các tiết học rất có giới hạn, không thể kiểm tra hết được. Vì vậy muốn nắm được việc làm bài tập ở nhà của học sinh một cách toàn diện người giáo viên phải nghĩ ra kế hoạch phân công các tổ trưởng chịu trách nhiệm kiểm tra từng thành viên trong tổ ở đầu buổi học. Đầu tiết học các tổ trưởng báo cáo tình hình chuẩn bị bài tập ở nhà của từng tổ viên. Học sinh nào chưa làm bài tập ở nhà sẽ được ghi lại, nếu việc này kéo dài thì cần có biện pháp xử phạt khoa học và thích đáng. Trong trường hợp học sinh không làm bài tập ở nhà mà lên lớp mượn vở bạn chép hoặc có những gian lận khác cũng được báo lại và sẽ xử phạt nặng hơn. Thêm nữa là giáo viên cùng với các em bầu cán sự bộ môn đại số và hình học để chính những em này sẽ là hạt nhân: 11
File đính kèm:
- bao_cao_giai_phap_nang_cao_chat_luong_giang_day_mon_toan_9.doc