Báo cáo Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bổ sung tài liệu tại thư viện trường THCS
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bổ sung tài liệu tại thư viện trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bổ sung tài liệu tại thư viện trường THCS
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bổ sung tài liệu tại thư viện trường THCS ................................................................................................... PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh coi sự phát triển, đa dạng của sách báo là tiêu chuẩn, thước đo để đánh giá trình độ phát triển, mặt bằng văn hoá của một quốc gia, một dân tộc. Người từng nói: “Số sách vở nhiều hay ít cũng chứng tỏ trình độ phát triển của một dân tộc thấp hay cao”. Có thể nói, vốn tài liệu của một thư viện là tài sản quý giá, là tiềm lực, là sức mạnh và là niềm tự hào của thư viện ấy. Vốn tài liệu càng phong phú thì khả năng đáp ứng nhu cầu bạn đọc càng lớn và càng có sức thu hút bạn đọc đến với thư viện. Trong những năm gần đây, với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, hiện tượng bùng nổ thông tin vô cùng mạnh mẽ, số lượng tài liệu tăng lên rất nhiều không những phong phú về nội dung, môn loại mà còn đa dạng về hình thức. Do vậy, vấn đề đặt ra cho các thư viện là phải có định hướng đúng đắn trong công tác bổ sung. Công tác bổ sung tài liệu là một bộ phận quan trọng trong hoạt động thông tin - thư viện. Nó đảm bảo cho mọi hoạt động của thư viện được vận hành tốt. Nếu tài liệu trong thư viện không được bổ sung, năm tháng trôi qua nhanh thì thư viện sẽ mất tác dụng “Thông tin văn hoá, khoa học kỹ thuật,” mà biến thành “Bảo tàng sách”. Nếu coi bổ sung chỉ là lựa chọn tài liệu có giá trị vẫn chưa đủ, điều cơ bản là những tài liệu đó phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của thư viện cũng như nhu cầu của độc giả và làm cho vốn tài liệu đó luôn luôn được sử dụng đến mức tối đa. Nhưng làm thế nào để có thể bổ sung một cách hiệu quả nhất thì vẫn đang là điều cần phải suy nghĩ. Nhận thức được điều đó, tôi xin mạnh dạn chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bổ sung tài liệu tại thư viện trường THCS” cho sáng kiến kinh nghiệm của mình. Hi vọng, bài viết của tôi phần nào đó sẽ giúp được các thư viện bạn có công tác bổ sung đạt hiệu quả để bổ sung cho thư viện mình vốn sách tốt nhất, thích hợp nhất và tiết kiệm nhất. 2. Mục đích nghiên cứu Thông qua đề tài tôi muốn tìm hiểu kỹ hơn về công tác bổ sung vốn tài liệu ở thư viện, tìm ra những ưu nhược điểm, và đưa ra những đề xuất góp phần nâng cao chất lượng. 1/24 Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bổ sung tài liệu tại thư viện trường THCS ................................................................................................... PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CÔNG TÁC BỔ SUNG TÀI LIỆU 1.1 Cơ sở lí luận Công tác bổ sung là bổ sung vốn tài liệu trong quá trình sưu tầm, nghiên cứu và lựa chọn những tài liệu có nội dung tư tưởng tốt, có giá trị khoa học, thực tiễn, nghệ thuật cao để đáp ứng nhu cầu đọc và thông tin của người dùng chính thư viện đó. Công tác bổ sung được tiến hành tốt sẽ làm cho thư viện ngày càng phát triển, đảm bảo cho thư viện có khả năng thỏa mãn nhu cầu của bạn đọc và từ đó cán bộ thư viện có thể làm việc đạt hiệu quả hơn. Và ngược lại, nếu công tác bổ sung không tốt sẽ dẫn đến tài liệu không có giá trị, không thỏa mãn nhu cầu của bạn đọc và thư viện không thể phát triển. 1.1.1 Nguyên tắc bổ sung Mỗi thư viện khi tiến hành công tác bổ sung cần phải tuân theo các nguyên tắc sau đây: - Tính Đảng: là nguyên tắc đầu tiên và cũng là nguyên tắc chỉ đạo trong công tác bổ sung của các thư viện tại Việt Nam. Các thư viện phải lựa chọn và đưa vào vốn tài liệu của mình những tài liệu phù hợp với quan điểm đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hiện nay, tại thư viện nhà trường đã xây dựng được một tủ sách pháp luật có gần 100 cuốn sách gồm những văn kiện của Đảng, điều lệ, chính sách và các quyết định của Chính phủ. Ngoài ra, vì là thư viện trường học nên tủ sách pháp luật của trường còn có các văn bản pháp luật về Giáo dục và Đào tạo. - Nguyên tắc bổ sung phù hợp đặc điểm, tính chất và nhiệm vụ của thư viện trường phổ thông: Kho sách là cơ sở vật chất bảo đảm mọi họat động nghiệp vụ của thư viện. Vì vậy sách được mua cho thư viện trường phổ thông phải “phù hợp với mục tiêu và đối tượng đào tạo, chức năng và nhiệm vụ của nhà trường" gồm: Sách giáo khoa, sách tham khảo và sách nghiệp vụ. Kho sách khư viện trường phổ thông phải có nội dung mang tính khoa học giáo dục sâu sắc, phải căn cứ vào nội dung chương trình dạy và học của nhà trường, căn cứ vào nhu cầu đọc sách của 3/24 Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bổ sung tài liệu tại thư viện trường THCS ................................................................................................... thư viện còn nghèo nàn về tài liệu, hầu như bạn đọc không đủ sách để đọc hoặc có thì cũng là những sách cũ, lạc hậu không còn giá trị khoa học đặc biệt là ở các trường vùng sâu, vùng xa. Hơn nữa, Sở Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản quy định về việc học sinh khối 6,7 trong các nhà trường phải được tham gia thư viện một tiết/tuần. Thư viện phải phục vụ bạn đọc hai buổi/ ngày. Mặt khác cùng với sự ra đời ồ ạt của rất nhiều đầu sách thì việc chọn cho thư viện mình những cuốn sách tốt nhất, phù hợp với thư viện, với bạn đọc là điều cũng rất khó khăn đòi hỏi công tác bổ sung phải tiến hành hiệu quả. Như vậy, nếu vốn sách thư viện không được bổ sung thường xuyên, công tác bổ sung không được quan tâm thì bạn đọc sẽ không có sách để đọc hoặc sách thư viện nhiều nhưng lại không phù hợp với nhu cầu của bạn đọc thì sách đó cũng không có giá trị . Điều đó khiến các tiết học thư viện không hiệu quả và thư viện trở nên kém phát triển là điều tất yếu. Căn cứ vào nhiệm vụ năm học 2014– 2015 ngay từ đầu năm học, cán bộ phụ trách thư viện nhà trường đã lên kế hoạch bổ sung thêm một số đầu sách mới để phục vụ việc giảng dạy và học tập trong năm học và đảm bảo số lượng sách đạt số bản theo quy định cho việc duy trì danh hiệu thư viện tiên tiến. Trong năm học 2014 – 2015 (tính đến hết học kì I), thư viện đã bổ sung được 603 cuốn sách với 13.072.400đ cụ thể như sau: Sách giáo khoa: 52 cuốn = 527.000đ Sách tham khảo: 363 cuốn = 5.190.000đ Sách nghiệp vụ: 28 cuốn = 205.000đ Truyện thiếu nhi: 160 cuốn = 7.150.400đ Kinh phí dành cho việc bổ sung vốn tài liệu của thư viện được lấy từ nguồn kinh phí ngân sách nhà nước, xã hội hóa hoạt động thư viện. Hàng năm, nhà trường dành kinh phí bổ sung cho thư viện từ 2 - 3% tổng ngân sách giáo dục để mua sắm sách, báo, thiết bị sửa chữa, nâng cấp thư viện thực hiện theo Thông tư liên Bộ Tài chính – Giáo dục và Đào tạo số 30/TTLB ngày 26/7/1990. 5/24 Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bổ sung tài liệu tại thư viện trường THCS ................................................................................................... Nhận tài liệu, kiểm tra, đối chiếu Đăng kí tổng quát Xử lí kĩ thuật Xếp giá • Phân công chi tiết: Người chịu trách Bước Nội dung nhiệm 1 Cán bộ thư viện Lên kế hoạch bổ sung tài liệu (định kỳ, đột xuất). 2 Cán bộ thư viện Nhận danh mục tài liệu từ các nhà cung cấp: qua email. 3 Cán bộ thư viện Gửi danh mục đến các tổ chuyên môn để giáo viên đăng kí mua tài liệu. 7/24 Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bổ sung tài liệu tại thư viện trường THCS ................................................................................................... tại. Trong thời gian tới, thư viện tiếp tục có kế bổ sung nữa đó là bổ sung hoàn bị (tương lai). * Bổ sung ban đầu Là hình thức bổ sung đầu tiên được áp dụng trong thư viện ngay sau khi có quyết định thành lập và sẽ kết thúc ngay sau khi thư viện bắt đầu mở cửa phục vụ bạn đọc. Là thư viện trường học nên thư viện nhà trường ban đầu bổ sung chủ yếu là sách giáo khoa và sách giáo viên. Tính đến năm 2010, khi có cán bộ thư viện chuyên trách có nghiệp vụ thư viện về tiếp thì thư viện đã bổ sung được hơn 1000 cuốn sách trong đó có hơn 200 cuốn sách giáo khoa, gần 300 cuốn sách nghiệp vụ và gần 1000 cuốn sách tham khảo trong đó có cả truyện thiếu nhi. Kết thúc kế hoạch bổ sung ban đầu, thư viện nhà trường đã xây dựng được kho tài liệu hạt nhân chủ yếu là sách giáo khoa, sách nghiệp vụ và sách tham khảo phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của thư viên trường học. Kho tài liệu này sẽ tồn tại và phát triển cùng với sự tồn tại và phát triển của thư viện. * Bổ sung hiện tại Là hình thức được áp dụng thường xuyên trong thư viện tính từ khi thư viện mở cửa để phục vụ bạn đọc. Đây là hình thức cung cấp năng lượng cho thư viện để thư viện luôn trong trạng thái hoạt động. Bổ sung hiện tại còn giúp cho thư viện có được những tài liệu phản ánh được sự phát triển của xã hội, của khoa học tự nhiên và văn học nghệ thuật. Kết thúc phương thức bổ sung ban đầu, thư viện nhà trường tiến hành lập kế hoạch bổ sung hiện tại thường xuyên, liên tục. Từng học kì, từng năm học thư viện căn cứ vào nhu cầu của giáo viên, học sinh và lượt sách luân chuyển để xây dựng kế hoạch bổ sung. Kế hoạch bổ sung sẽ giúp cho thư viện chủ động chủ động tiến hành việc bổ sung của mình một cách liên tục và có hệ thống. Từ đó thư viện biết cần phải bổ sung những loại sách nào? Cần bao nhiêu bản? Và hàng năm, thư viện nhà trường đã lập kế hoạch bổ sung cho mình. Đầu năm học và đầu học kì II, thư viện gửi thông báo tới các tổ trưởng tổ bộ môn về nhu cầu mua sách phục vụ cho việc giảng dạy. vào thời gian nhất định, thư viện sẽ kiểm tra, tổng kết và lên danh mục mua sách theo yêu cầu của giáo viên. 9/24 Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bổ sung tài liệu tại thư viện trường THCS ................................................................................................... Nhu cầu cách thức đọc đã có sự thay đổi. Nhiều học sinh có xu hướng thích đọc những truyện tranh với những nội dung đơn giản, ngại đọc các loại sách kinh điển, lý luận, đặc biệt các sách dày, nhiều tập. Xu hướng đọc hiện nay ít nhiều có biểu hiện lệch lạc do đó, tài liệu trong thư viện phần nào chưa đáp ứng được tối đa nhu cầu của học sinh. Trước những khó khăn, thách thức trên, để nâng cao chất lượng công tác bổ sung tài liệu, phát triển “văn hoá đọc” tôi đã thực hiện một số giải pháp được đề cập trong chương 3 của sáng kiến kinh nghiệm. 11/24 Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bổ sung tài liệu tại thư viện trường THCS ................................................................................................... Thư viện nhà trường đã thực hiện kế hoạch đặt mua sách tại nhà xuất bản và công ty quản lí thiết bị trường học. Với sách tham khảo, sách nghiệp vụ và truyện thiếu nhi thư viện đã trực tiếp đến các nhà sách Giáo dục, nhà sách Trí tuệ và nhà sách Kim đồng chọn mua theo danh sách bổ sung. Với những sách có nhiều tập nhưng không xuất bản các tập cùng một lúc thư viện sẽ đặt mua các tập kế tiếp. ví dụ như cuốn “Kể chuyện Bác Hồ”, các loại truyện tranh trinh thám, khám phá. Phương thức này giúp thư viện chủ động trong công tác bổ sung và chắc chắn sẽ thực hiện được kế hoạch đã đặt ra. Tuy nhiên, phương thức này lại phụ thuộc vào kinh phí của nhà trường và không phải thư viện nào cũng có nguồn kinh phí thường xuyên, nguồn kinh phí lớn đặc biệt là những trường nhỏ. Vậy để công tác bổ sung vẫn đạt hiệu quả cao thì thư viện phải khai thác tài liệu từ nhiều nguồn khác. • Dựa vào hình thức kết nghĩa giữa nhà trường và các cơ quan đơn vị khác, với Ban phụ huynh nhà trường để nhận sách tặng, biếu Đây cũng là một phương thức bổ sung khá phổ biến. Thư viện có thể dựa vào mối quan hệ của nhà trường để khai thác nguồn tài liệu. Quán triệt nguyên tắc xây dựng vốn sách, báo phải kết hợp và thuyết phục sự tham gia từ nhà trường và gia đình, các tổ chức xã hội....Phải có sự gắn kết và phối hợp tham gia của Ban giám hiệu, Ban phụ huynh vào phong trào ủng hộ sách. “Vì sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ, kết hợp giữa nhà trường và hội phụ huynh cùng chăm sóc giáo dục con em chúng ta”. Sau nhiều năm ủng hộ sách, xây dựng thư viện trường do hội phụ huynh phát động đã thu được kết quả rất khích lệ. Những cuốn sách do hội phụ huynh đóng góp mang một ý nghĩa rất lớn, thể hiện sự quan tâm của hội phụ huynh với nhà trường và đặc biệt với các thế hệ con em mình trong việc giáo dục và đào tạo. Cụ thể năm học 2014 – 2015, nhân dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, nhà trường đã được nhà thơ Trần Đăng Khoa – Phụ huynh học sinh Trần Trâm Anh (Lớp 8A) đã tặng rất nhiều sách cho thư viện cụ thể là 142 cuốn trị giá 25.000.000đ. Sách chủ yếu được tặng là sách văn học và một số truyện thiếu nhi. • Phát động phong trào quyên góp sách tới cán bộ, giáo viên, học sinh. 13/24
File đính kèm:
- bao_cao_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_cong_tac_bo_sung_tai_lie.doc