Báo cáo Sáng kiến Bồi dưỡng năng lực tự học môn Toán cho học sinh Trung học cơ sở

doc 34 trang sklop9 06/07/2024 580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Sáng kiến Bồi dưỡng năng lực tự học môn Toán cho học sinh Trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo Sáng kiến Bồi dưỡng năng lực tự học môn Toán cho học sinh Trung học cơ sở

Báo cáo Sáng kiến Bồi dưỡng năng lực tự học môn Toán cho học sinh Trung học cơ sở
 MỤC LỤC 
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN .........................................................................
1. Cơ sở lý luận..................................................................................................
2. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................
3. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................
CHƯƠNG II .MÔ TẢ SÁNG KIẾN..........................................................
1. Bồi dưỡng năng lực tự học môn Toán cho học sinh:.................................
2. Các hoạt động tự học:................................................................................... 
3. Thực trạng việc bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh ở trường THCS hiện 
nay...................................................................................................................
4. Thực hiện việc bồi dưỡng năng lực tự học môn Toán cho học sinh cấp THCS 
tôi đang áp dụng trực tiếp trên lớp và lớp dạy học từ xa qua trang mạng xã hội 
Facebook; Gmail ............................................................................................
5. Kết quả đạt được......................................................................................
CHƯƠNG III.KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ....................
1.Kết luận:....................................................................................................... 
2. Đề xuất, Kiến nghị......................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................
 1 Thông qua việc dạy học của thầy, học sinh nắm vững tri thức, kỹ năng, kỹ 
xảo, hình thành năng lực và thế giới quan. Từ đó mà phương pháp tự học của 
học sinh được hình thành và phát triển .
 Hoạt động kiểm tra đánh giá của thầy ảnh hưởng đến hoạt động tự kiểm 
tra đánh giá của trò. Trong quá trình tự tìm ra kiến thức, người học tự tạo ra một 
sản phẩm ban đầu, có thể chưa chính xác, chưa khoa học. Nhưng thông qua trao 
đổi với bạn bè và kiểm tra kết luận của thầy, người học tự kiểm tra để sửa sai 
hoặc hoàn thiện sản phẩm của mình. Nếu quá trình này diễn ra thường xuyên sẽ 
hình thành năng lực tự kiểm tra đánh giá của học sinh, làm cho năng lực tự học 
ngày càng phát triển.
 Qua hoạt động dạy học, người thầy còn hướng dẫn học sinh đọc SGK và 
tài liệu tham khảo làm cho năng lực tự đọc, tự nghiên cứu của học sinh ngày 
càng được hình thành và phát triển. Đây cũng là con đường quan trọng để người 
học tiếp thu tri thức, để người học có thể tự học suốt đời.
- Ảnh hưởng của phương pháp học tập của trò“Phương pháp học tốt giúp ta 
phát huy được tài năng vốn có; phương pháp học dở sẽ cản trở tài năng phát 
triển”. 
 Năm học 2018-2019 tôi lựa chọn đề tài sáng kiến: “Bồi dưỡng năng lực 
tự học môn Toán cho học sinh Trung học cơ sở” để nghiên cứu, với mong 
muốn được góp phần nhỏ bé vào quá trình đổi mới phương pháp dạy học ở 
trường THCS hiện nay. 
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1 Nghiên cứu lý luận
 • Nghiên cứu các văn kiện của Đảng và nhà nước, luật giáo dục đào tạo có 
 liên quan đến việc dạy và học Toán ở trường phổ thông.
 • Nghiên cứu các sách báo, tạp chí có liên quan đến nội dung đề tài.
 • Nghiên cứu các công trình có liên quan trực tiếp đến đề tài. 
2.2 Nghiên cứu thực tiễn
 Tìm hiểu thực trạng việc áp dụng dạy học từ xa khi bồi dưỡng năng lực tự học 
môn Toán cho học sinh cấp THCS hiện nay.
 3 CHƯƠNG II
 MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Bồi dưỡng năng lực tự học môn Toán cho học sinh:
1.1 Năng lực nghe giảng và ghi chép bài giảng hợp lý
 Nghe giảng và ghi chép là những kỹ năng quan trọng của học sinh trong quá 
trình học tập nói chung và trong học toán nói riêng. Kết quả của việc nghe giảng 
và ghi chép ngoài việc thể hiện năng lực nhận thức, tư duy của người học còn 
thể hiện ở kỹ năng tự học của người đó. Để rèn luyện kỹ năng nghe giảng và ghi 
chép hợp lí cho học sinh. Người giáo viên cần hướng dẫn học sinh:
 - Cách kết hợp giữa việc vừa nghe giảng vừa ghi chép.
 - Nghe giảng với thái độ độc lập và có phê phán; ghi chép hoặc thắc 
 mắc những chỗ còn hoài nghi hoặc chưa hiểu để hỏi bạn và thầy.
 - Nghe giảng đồng thời phải tư duy tích cực, khẩn trương: Liên hệ 
 những kiến thức đang nghe với kiến thức đã học để tìm ra mối liên hệ.
 - Ghi chép bài giảng theo ý hiểu của mình, có thể dùng các ký hiệu toán 
học hoặc chữ viết tắt để tiết kiệm thời gian ghi chép dành thời gian cho việc 
nghe giảng.
1. 2 Năng lực đặt câu hỏi trong tự học toán
 Trong học tập thì việc đặt câu hỏi là thao tác thường xuyên diễn ra. Khi 
dạy học, giáo viên phải giúp học sinh biết cách tự mình đặt câu hỏi, yêu cầu học 
sinh phải tự mình suy nghĩ, động não để tự tìm câu trả lời cho câu hỏi đó. Trong 
quá trình suy nghĩ để tìm câu trả lời, có thể vấn đề cần hỏi đó được giải quyết 
ngay, nhưng cũng có thể chưa giải quyết ngay được, lúc này học sinh cần tiếp 
tục suy nghĩ, đến khi bản thân cảm thấy không trả lời được thì hỏi bạn hỏi thầy. 
Trong lúc nghe thầy hoặc bạn trình bày, người học vẫn phải giữ vai trò chủ thể 
tích cực, chủ động để có thể tìm ra cho mình câu trả lời thỏa đáng nhất.
1. 3 . Năng lực ghi nhớ các tri thức toán học
 5 cao quá trình tự học của người học. Từ sự đánh giá này, học sinh rút ra được 
những bài học kinh nghiệm cho mình, dẫn tới sự điều chỉnh để lần sau thực hiện 
kế hoạch tự học tốt hơn.
1. 7 . Năng lực giao tiếp với thầy với bạn trong quá trình tự học
 Trong nhà trường làm việc theo nhóm là cách tiếp cận được sử dụng rộng 
rãi, trong đó các thành viên kết hợp với nhau để thực hiện nhiệm vụ của mình 
với những phương pháp ý tưởng khác nhau. Qua hoạt động nhóm, học sinh rèn 
luyện được sự tập trung chú ý. Học được cách đặt câu hỏi, học được kỹ năng 
giao tiếp với thầy, với bạn,  Để có thể giao tiếp với bạn ,với thầy được hiệu 
quả giáo viên cần hướng dẫn học sinh:
 • Tham gia tích cực các hoạt động nhóm do thầy tổ chức. Cần tham gia các 
 hoạt động một cách bình đẳng, tự chủ và sáng tạo. Tuyệt đối không lệ 
 thuộc, ỷ lại vào suy nghĩ và kết quả làm việc của bạn.
 • Tự giải quyết các vấn đề theo sự hướng dẫn của thầy và tham gia của bạn. 
 Biết đưa các câu hỏi, thắc mắc của mình với thầy và bạn một cách hợp lý 
 để được giải đáp một cách thỏa đáng.
2. Các hoạt động tự học:
2. 1 Hoạt động làm mẫu
 Người thầy hướng dẫn cách học tại lớp, cách ghi chép một bài, một vấn 
đề trong sách giáo khoa có thể làm mẫu về cách tìm phương pháp giải bài toán, 
khai thác bài toán.
 2. 2 Hoạt động giao lưu
 Hoạt động giao lưu giữa thầy và trò, giữa trò và trò để hiểu rõ ý từ 
trong từng câu chữ, từng đoạn trong sách giáo khoa, trong tài liệu tham khảo.
3. Thực trạng việc bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh ở trường THCS 
hiện nay
 Việc dạy cho học sinh tự học mới bắt đầu được các nhà trường quan tâm. 
Phương pháp chủ yếu để dạy học vẫn là “ thuyết trình, giảng giải”. Việc dạy học 
như vậy gây nên ở người học tính ỷ lại, trông chờ vào người khác mà quên đi sự 
 7 - Lập mỗi nhóm giành riêng cho một khối lớp: Mở công khai cho học sinh vào 
học và trao đổi bài ,lấy tài liệu tự học...
- Đăng Phân phối chương trình bộ môn Toán cho học sinh theo dõi.
- Dạy học kiến thức cơ bản: 
+ Tôi hướng dẫn từ xa chung cho học sinh học tốt các bài trong sách giáo khoa.
+ Tôi chia sẻ các tiết giảng mẫu , bám sát phân phối chương trình và theo từng 
tuần để học sinh tìm kiếm , tự học dễ dàng qua điện thoại thông minh hoặc máy 
vi tính hạn chế học thêm tràn lan.
+ Tôi tìm tài liệu cho học sinh tự học theo chuyên đề với phần kiến thức song 
song với kiến thức các em học buổi chính khoá ..làm thêm để củng cố và nâng 
cao kiến thức.
- Dạy học nâng cao: 
 Khi đã học cơ bản tốt rồi..tôi sẵn sàng giúp đỡ ,tháo gỡ những khó khăn khi 
các em tự học thể hiện:
+ Hoà đồng với học sinh, kết bạn với các em ,sẵn sàng giúp đỡ bất cứ lúc nào 
khi học sinh gặp khó khăn trong tự học . Hình thức giúp học sinh như hỏi bài 
qua trang mạng Facebook hoặc Zalo hay Gmail. Tôi có thể giảng bằng hình thức 
chụp ảnh , ghi âm, quay video ,hay phát trực tiếp giải quyết những khó khăn học 
sinh đang mắc phải... Tất cả học sinh mọi nơi khi đã kết bạn và theo dõi trang 
mạng dạy học của tôi đều học được ít nhiều những bổ ích mà tôi đăng tải .. 
Nhiều em đã quên đi những trò chơi vô bổ khi lướt mạng xã hội hay chát tào lao 
mất thời gian...tôi đánh vào tâm lí của mọi người là thích lên mạng hơn là ngồi 
đọc một cuốn sách hay... Bởi dạy học sử dụng công nghệ thông tin có tính 
thẩm mỹ, khoa học sáng tạo , phát triển tư duy tích cực cho người học.
+ Khi lập lớp dạy học qua mạng xã hội ..có nhiều học sinh đã tương tác hỏi bài 
cô.. không chỉ ở lớp mình đang giảng dạy mà có cả các học sinh khắp nơi hỏi 
bài.
+ Những lúc rảnh rỗi ...Cầm điện thoại thông minh và bên bàn vi tính,bàn làm 
việc.. tôi say xưa cùng các em giải những bài toán.. Cô vui và trò mừng.. Cô 
thêm yêu nghề còn học trò thêm ham học hỏi và yêu quý bộ môn Toán hơn.
 9 - Các hoạt động bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh đang áp dụng và thấy 
có kết quả tốt... Sau 3 tháng áp dụng tôi và học trò cũng như phụ huynh học sinh 
đang cuốn vào công việc của mình. 
+ Giáo viên : Tìm lọc tài liệu , đăng tải tài liệu bổ ích cho học sinh thu thập và 
tự học ; Cập nhật câu hỏi hàng ngày của học sinh và phản hồi kịp thời; đôn đốc 
nhắc nhở học sinh chú ý học tập...Kích thích tinh thần tự học, yêu quý bộ môn ..
+ Học sinh: Tin tưởng và có động cơ học tập, biết xác định mục đích học tập, có 
ý thức vươn lên ,thi đua và tiến bộ...Tránh xa các trò vô bổ như điện tử, chát bừa 
bãi trên mạng xã hội, biết tự học tự tìm tòi và mạnh dạn nêu ý kiến của mình 
mong cô là người bạn đồng hành với mình trong quá trình tự học.
+ Phụ huynh học sinh: Cũng được cuốn vào việc học của con em, từ đó nâng 
cao trách nhiệm nuôi dạy con cái và biết cách quản lí con cái ; trao đổi thoải mái 
với cô giáo trực tiếp dạy kèm con mình, tự tin khi được gửi con qua lớp học từ 
xa với nội quy riêng cũng nghiêm ngặt và dưới sự quản lí của cô giáo.
 - Các đồng nghiệp, học sinh, phụ huynh theo dõi trang Facebook :Tên 
 nick (Thu Hoàng ) sẽ thấy các hoạt động dạy học từ xa được công khai và 
 vẫn đang hoạt động hiệu quả. 
 - Một số hình ảnh và các hoạt động tự học và kết quả sau 1 năm áp dụng 
 sáng kiến. 
 KẾT QUẢ TỰ HỌC
 11 THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC CỦA NHÓM HỌC SINH THAM GIA LỚP 
HỌC TỪ XA QUA MẠNG XÃ HỘI NĂM HỌC 2018-2019
 - Giáo viên lập nhóm dạy qua nick Facebook ,mời phụ huynh học sinh 
 tham gia và học sinh tham gia lớp học.
 - Giáo viên giao bài theo tuần ,đăng Facebook để phụ huynh và học sinh tải 
 bài ,in ra học.
 - Giáo viên giải đáp bằng tin nhắn hoặc ghi âm, live stream bài toán 
 giảng từ xa bất kì thời điểm nào khi học sinh cần.
 - Giáo viên miễn phí cho mọi hoạt động học tập của nhóm và cập nhật 
 thông tin mới nhất về tình hình học tập của con để phụ huynh học sinh 
 được biết .
 Hình thức học tập này đã phát triển được năng lực tự học qua sách ,qua mạng 
 và giáo viên,học sinh,phụ huynh phối hợp nhịp nhàng, thân thiện,hiệu 
 quả,tiết kiệm. Nên giảm bớt tình trạng dạy thêm tràn lan, xa tầm kiểm soát 
 của gia đình ,của cấp quản lí. Tập trung rèn kĩ năng tự lập,tự lực ,tự học ..để 
 các em bước vào cuộc sống tự tin và nhiều thành công hơn .
 • Kết quả qua theo dõi đại diện nhóm đạt được trong năm học 2018-2019:
STT Họ và Tên – Lớp Danh hiệu học Danh hiệu học Danh hiệu học 
 sinh cấp trường sinh cấp sinh cấp tỉnh
 13

File đính kèm:

  • docbao_cao_sang_kien_boi_duong_nang_luc_tu_hoc_mon_toan_cho_hoc.doc