Báo cáo Sáng kiến Kinh nghiệm của giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Lớp 9 Trường THCS Phù Đổng
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Sáng kiến Kinh nghiệm của giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Lớp 9 Trường THCS Phù Đổng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo Sáng kiến Kinh nghiệm của giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Lớp 9 Trường THCS Phù Đổng
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÁO CÁO SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: KINH NGHỆM CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM TRONG VIỆC GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 9 TRƯỜNG THCS PHÙ ĐỔNG 2. Mô tả bản chất của sáng kiến: 2.1. Các bước và cách thức thực hiện giải pháp: 2.1.1. Khái niệm, phân loại kĩ năng sống: a. Khái niệm kỹ năng sống. - Thực chất cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa rõ ràng và đầy đủ về kỹ năng sống, nhưng chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản kỹ năng sống (KNS) bao gồm một loạt các kỹ năng (KN) cụ thể, cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của con người. - Bản chất của KNS là KN tự quản bản thân và KN xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả. - Nói cách khác, KNS là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. b. Phân loại kỹ năng sống. - Kỹ năng sống được chia làm hai loại: kỹ năng cơ bản và kỹ năng nâng cao. + Kỹ năng cơ bản gồm: kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, múa, hát, đi, đứng,... + Kỹ năng nâng cao là sự kế thừa và phát triển các kỹ năng cơ bản dưới một dạng thức mới hơn. Nó bao gồm: các khả năng tư duy logic, sáng tạo, suy nghĩ nhiều chiều, phân tích, tổng hợp,...Ở các lớp THCS, kỹ năng nâng cao được xem trọng nhiều, còn kĩ năng cơ bản được xem trọng ở các lớp đầu cấp tiểu học. 2.1.2. Phương pháp giáo dục kỹ năng sống. - Xây dựng nề nếp lớp; - Giáo dục đạo đức, rèn luyện kĩ năng; - Nâng cao chất lượng học tập; - Công tác Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh và HĐNGLL; - Công tác phối kết hợp. a. Xây dựng nề nếp lớp. * Mục tiêu: - Ngay từ đầu năm học GVCN có biện pháp để xây dựng được nề nếp cho lớp mình để giúp các em: 3 - Rèn cho học sinh biết cách giao tiếp và ứng xử phù hợp và linh hoạt trong cuộc sống hằng ngày; - Hướng dẫn học sinh biết cách phối hợp công việc của từng cá nhân khi làm việc đồng đội; - Biết sống tích cực, chủ động; - Tạo cơ hội thuận lợi để HS thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức. * Biện pháp. - GVCN yêu cầu học sinh học thuộc và ghi nhớ nội quy, truyền thống nhà trường. Tổ chức kí cam kết thực hiện an toàn giao thông, phòng chống tệ nạn xã hội, tiêu cực trong học tập, thi cử; - Tìm hiểu phân loại học sinh ngay từ đầu năm học thông qua GVCN, Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, cán sự lớp những năm học trước, đồng thời nhờ sự hỗ trợ của giáo viên ở địa phương để nắm bắt và có biện pháp giáo dục phù hợp; - Tổ chức tốt các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp, các buổi lao động, hội khỏe Phù Đổng, các hoạt động ngoài giờ lên lớp nhân kỉ niệm các ngày lễ lớn, qua chủ điểm tháng, qua các hoạt động đó lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, hình thành cho các em hành vi, thói quen đạo đức. 5 Học sinh tham gia các hoạt động TDTT đá bóng, đá cầu ... 7 Học sinh tham gia Hội trại kĩ năng - Nhắc nhở các em tham gia đầy đủ các buổi tập huấn kỹ năng sống, xem, nghe tuyên truyền do Liên đội, nhà trường, các tổ chuyên môn và các tổ chức khác tổ chức thực hiện như : Tuyên truyền ATGT, tệ nạn xã hội, phòng chống thiên tai, đuối nước, sơ cấp cứu...; - Khuyến khích các em xây dựng, ủng hộ quỹ vì bạn nghèo, “Em nuôi khăn quàng đỏ” giúp bạn có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập, quỹ vòng tay bè bạn, xe đạp giúp bạn đến trường Liên đội và khi có tổ chức tình thương liên hệ để giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn hình thành cho các em lòng thương người; - Phối hợp tốt với cha mẹ học sinh, Ban đại diện cha mẹ học sinh, nhà trường và các tổ chức xã hội khác trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh nhất là đối với những học sinh cá biệt, hoan nghịch, lười học, khuyết tật, học yếuViệc tạo mối quan hệ mật thiết với cha mẹ học sinh cũng là điều hết sức quan trọng, giáo viên chủ nhiệm đừng để các cuộc họp cha mẹ là lúc phê phán, chê bai việc học tập, hạnh kiểm của học sinh. Hãy làm cho cuộc họp trở thành buổi trao đổi thân mật giữa giáo viên chủ nhiệm và gia đình. Từ đó giáo viên chủ nhiệm sẽ tạo được mối quan hệ thân mật giữa nhà trường với gia đình. Khi học sinh có vấn đề về hạnh kiểm, học tập giáo viên chủ nhiệm cần liên hệ ngay với 9 - Ngoài ra để tạo động lực cho các em đến lớp mỗi ngày và giúp các em tự tin hơn trong giao tiếp với bạn bè thì GVCN cần phải biết xây dựng tập thể lớp thật đoàn kết. Việc làm này có tác dụng bồi dưỡng cho các em lòng yêu thương, tinh thần tập thể một phẩm chất tốt của con người mới. Nó có ý nghĩa rất đặc biệt làm nền móng cho các mặt giáo dục khác; - Hoặc ở trong lớp có học sinh ốm đau nghỉ học tôi cùng ban cán sự lớp đến thăm hỏi động viên. Đây là việc làm thường xuyên trong nhiều năm qua (khi làm công tác chủ nhiệm), có tác dụng rất lớn đối với các em. Một mặt cho các em thấy được sự quan tâm của lớp đối với các em mặt khác cũng cho những học sinh lười học (viết giấy phép giả ốm không đi học) thấy được việc làm của mình là sai trái không nên, từ đó các em càng ý thức hơn trong mọi mặt..; - Đây là việc làm giúp các em càng hiểu nhau hơn. Bởi lên lớp 9 các em đã lớn, đã biết suy nghĩ và hiểu cho bạn mình. Chính vì thế, trong lớp cần để ý tránh tình trạng chơi theo nhóm, gây mất đoàn kết. GVCN tạo điều kiện cho các em hòa đồng qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp; Lớp 9.1 sinh hoạt NGLL theo chủ đề: Nhớ ơn thầy cô c. Nâng cao chất lượng học tập. * Mục tiêu: Giáo viên chủ nhiệm phải có kế hoạch và biện pháp để nâng dần chất lượng học tập của lớp. Lấy chất lượng học tập làm thước đo trọng tâm để đánh giá thi đua; 11 - Hằng ngày giáo viên hướng dẫn Ban cán sự lớp kiểm tra đồ dùng học tập, việc ghi chép bài của các em thường xuyên để phối hợp với cha mẹ bổ sung đồ dùng học tập và uốn nắn kịp thời những em có biểu hiện không tốt; - GVCN luôn dành nhiều lời khen, động viên kịp thời nhằm khích lệ những học sinh có tiến bộ trong học tập, nhất là các em học yếu hơn; - Xây dựng tinh thần đoàn kết cao trong lớp, để các em biết quan tâm, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau trong mọi hoạt động nhất là trong học tập; - Tạo điển hình và xây dựng truyền thống của lớp: Khi vào chủ nhiệm lớp tôi nhận thấy không khí của lớp bi quan, vì là mới chia tách lớp, các em còn chưa hòa đồng. Sau khi giải thích, phân tích cho các em thấy mình đủ sức hoàn toàn để trở thành lớp tốt trong trường nếu các em biết phấn đấu.Tôi chỉ đạo mọi hoạt động của lớp bằng phương pháp tạo điển hình. Tôi tổ chức họp ban cán sự lớp và bộ môn hằng tuần, phân công nhiệm vụ cụ thể từng em, theo dõi kèm kẹp giúp đỡ học sinh chưa ngoan trong lớp để giúp các em tiến bộ. Đưa ra bảng nội quy chấm điểm tốt, xếp loại vào cuối tuần, cuối tháng, cuối học kỳ theo thang điểm đề ra (A,B,C,D); - Qua việc kiểm tra và xếp loại của tổ và ban cán sự lớp, tôi kịp thời đôn đốc, nhắc nhỡ em chưa tiến bộ nhằm giúp đỡ các em ngày càng tốt hơn; + Học sinh yếu phấn đấu trung bình; + Học sinh trung bình phấn đấu khá; + Học sinh khá phấn đấu giỏi; - Những học sinh tiến bộ vượt bật tôi thường tuyên dương trước lớp, trích tiền quỹ lớp mua vở để khen thưởng động viên các em vào mỗi tháng, hoặc cuối mỗi học kỳ và cuối năm học. d. Công tác Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh và HĐNGLL. * Mục tiêu: - Thông qua công tác Đội và các HĐNGLL giúp các em rèn luyện kỹ năng giao tiếp. Tạo điều kiện cho các em tự thể hiện với vai trò khả năng, năng khiếu và mạnh dạn trước tập thể; - Tạo điều kiện để các em có cơ hội phát triển toàn diện về Văn - Thể - Mĩ, giao lưu học hỏi lẫn nhau về những kiến thức đã học, những kỹ năng sống giúp các em có những buổi thư giãn đầy ý nghĩa, tạo những động lực giúp các em học tập tốt hơn. * Biện pháp: Tổ chức cho đội viên học nội dung về quyền và nhiệm vụ của đội viên Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh. Nắm và thuộc tiểu sử anh hùng Liên, chi đội mang tên; 13 Tổ chức Đại hội Chi đội, Liên đội e. Công tác phối kết hợp. 15 người giáo viên chủ nhiệm, gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý và giáo dục học sinh ảnh hưởng lớn đến chất lượng học tập của các em; - Bên cạnh công tác giảng dạy thì công tác chủ nhiệm cũng đóng một vai trò khá quan trọng. Giáo viên chủ nhiệm ngoài việc làm hồ sơ sổ sách, thông báo những thông tin quan trọng với Ban giám hiệu, Đoàn, Đội mà còn phải là người hiểu tâm lý của lứa tuổi thiếu niên, học sinh THCS để có thể động viên khuyến khích khi các em học sa sút hay có chuyện buồn trong gia đình, kịp thời uốn nắn, nhắc nhở khi các em gặp phải sai lầm. Ngoài ra, giáo viên chủ nhiệm còn phải là người tận tình hướng dẫn, hình thành cho các em những kỹ năng cần thiết giúp các em vận dụng vào trong thực tiễn cuộc sống một cách dễ dàng, thuận lợi hơn và có kết quả học tốt. Vì vậy giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là hoạt động có ý nghĩa quan trọng với sự hình thành và phát triển nhân cách người học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói riêng và nâng cao chất lượng cuộc sống nói chung; - Lứa tuổi học sinh THCS (lứa tuổi thiếu nìên) là một giai đoạn chuyển tiếp trong sự phát triển của con người diễn ra giữa giai đoạn trẻ em và tuổi trường thành. Đây là lứa tuổi có bước nhảy vọt về thể chất lẫn tinh thần. Bởi vậy giáo viên chủ nhiệm (GVCN) cần nắm được vị trí và ý nghĩa của giai đoạn phát triển lâm lí thiếu niên, những khó khăn, thuận lợi trong sự phát triển tâm, sinh lí của các em để giảng dạy, giáo dục tốt; - Muốn làm tốt công tác chủ nhiệm trước hết phải được học sinh tin yêu quý trọng, có vậy thì trong lời nói, cử chỉ, hành động của thầy mới có tính thuyết phục cao đối với học sinh; - Bên cạnh đó, người giáo viên chủ nhiệm cần có biện pháp để đưa chất lượng học tập của lớp mình ngày càng đi lên, khắc phục tình trạng học sinh lười học, bỏ giờ, bỏ tiết; - Từ những thuận lợi và khó khăn trên chúng ta xác định được vấn đề của lớp là gì? Vì sao lại có vấn đề đó? Cần phải làm gì để giải quyết vấn đề đó?.. Chính những câu hỏi đặt ra đó mà chúng ta có thể tìm ra giải pháp hay nhất, tốt nhất để giải quyết những vấn đề đặt ra và đi đến kết quả cuối cùng là những gì chúng ta đạt được. Tôi nhận thấy việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là tiên phong, cần thiết để hoàn thành tốt công tác chủ nhiệm. Chính vì thế, bản thân tôi áp dụng “Kinh nghiệm của giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 9 trường THCS Phù Đổng” và đã mang lại hiệu quả cao trong công tác giáo dục học sinh của lớp chủ nhiệm. 2.3. Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm hiện tại: Trên cơ sở vai trò và trách nhiệm của GVCN lớp trong công tác giáo dục HS, để đề ra những giải pháp hợp lý nhằm nâng cao chất lượng học tập tốt, đạo 17 thành tích và tiến bộ vượt bậc, được nhà nhà trường, các tổ chức Đoàn, Đội đánh giá cao, phụ huynh học sinh tin tưởng, yêu mến, hổ trợ. Ngoài ra, với sáng kiến này chúng ta có thể áp dụng cho tất cả các lớp 9 trong nhà trường. 2.5. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có): 2.5.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả Qua sự cố gắng học hỏi và sự nổ lực của bản thân trong nhiều năm tôi đã thấy được sự tiến bộ rõ trong học sinh lớp mình chủ nhiệm. Các em đã bổ sung cho bản thân được các kỹ năng sống tối thiểu mà trước đây các em không để ý tới như cách xưng hô, lễ phép với thầy cô, với khách, với người lớn tuổi; các em biết ứng xử thân thiện hơn trong mọi tình huống, đã biết kiềm chế bản thân, biết làm việc theo nhóm, bước đầu có kỹ năng về hoạt động xã hội. Các em đã biết giữ gìn sức khỏe, có ý thức bảo vệ bản thân. Thông qua việc rèn kỹ năng sống các em đã có ý thức tốt hơn trong học tập trên lớp và ý thức tự học của các em có tiến bộ rõ nét. Các em đã thể hiện được bản thân dám đấu tranh với thói hư tật xấu và mạnh dạn lên án thói hư tật xấu, biết phân biệt đúng sai và dám chịu trách nhiệm việc mình làm. Kết quả cụ thể được thể hiện qua các hoạt động, phong trào: - Lớp 9.1: năm học 2021-2022 đạt chi đội xuất sắc. - Lớp 9.1: năm học 2022-2023 trong học kì I vừa qua đã đạt được những thành tích cụ thể: + Vui hội trăng rằm: đạt giải nhất; + Tham gia giải bóng đá do trường tổ chức: đạt giải II; + Tham gia giải bóng rổ do trường tổ chức: đạt giải II; + Tham gia giải đá cầu do trường tổ chức: đạt giải II; + Giờ học hạnh phúc: giải II; + Văn nghệ Mừng Đảng, Mừng Xuân: Giải B; + Hội trại kĩ năng: giải III toàn đoàn; + Giải nhất Hội thi “Rung chuông vàng”. + Lớp có nề nếp tốt, tham gia tốt và đạt hiệu quả các buổi lao động theo phân công, chăm sóc bồn hoa, vườn thuốc nam. Muốn công tác chủ nhiệm càng thành công thì người giáo viên chủ nhiệm cần phải nhiệt tình, kể cả kiên nhẫn và thường xuyên rèn luyện cho mình những kỹ năng cần có của người giáo viên chủ nhiệm. Phải có tình thương yêu đối với học sinh, tạo cho các em có một niềm tin vào bản thân, niềm tin và lòng kính
File đính kèm:
- bao_cao_sang_kien_kinh_nghiem_cua_giao_vien_chu_nhiem_trong.doc