Báo cáo Sáng kiến Một số kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm Lớp

pdf 29 trang sklop9 29/11/2024 150
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Sáng kiến Một số kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm Lớp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo Sáng kiến Một số kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm Lớp

Báo cáo Sáng kiến Một số kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm Lớp
 UBND QUẬN ĐỐNG ĐA 
 TRƯỜNG THCS THÁI THỊNH 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
 MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP 
Tên tác giả: Nguyễn Thị Thanh 
 Giáo viên môn: Ngữ văn 
 NĂM HỌC: 2013 -2014 
 PHẦN MỞ ĐẦU 
 I. Lí do chọn đề tài: 
 Công tác chủ nhiệm lớp ra đời cách đây mấy trăm năm, sau khi xuất hiện hệ 
thống tổ chức nhà trường theo lí luận của Coomenxki và tồn tại cho đến ngày nay. 
Vì trường đông HS, cần chia nhỏ thành lớp, quản lí HS mỗi lớp là GVCN. 
 Hàng trăm năm, chức năng cơ bản nhất của GVCN là đại diện của Hiệu trưởng 
quản lí hoạt động học tập, sinh hoạt của một lớp học trong nhà trường. Vì vậy 
GVCN được coi là “Một hiệu trưởng nhỏ”. Hiện nay do yêu cầu mới mà vai trò, vị 
trí của GVCN có những thay đổi rất lớn. 
 Yêu cầu của XH cần đào tạo được những thế hệ lao động thông minh, sáng tạo, 
năng động, biết kết hợp giữa lao động chân tay và lao động trí óc, giữa lí luận với 
thực tiễn, có kiến thức sâu rộng và có năng lực vận dụng kiến thức vào thực tế. Có 
xúc cảm, tình cảm, có niềm tin sâu sắc vào sự phát triển của dân tộc dưới sự lãnh 
đạo của Đảng và nhà nước. Có bản lĩnh chính trị vững vàng trong mọi tình huống, 
có sức khỏe về thể chất và tinh thần. 
 Môi trường xã hội phức tạp, đòi hỏi phải đổi mới phương thức tổ chức tác động 
giáo dục. Ta đã biết “bản chất của con người là tổng hòa các quan hệ xã hội”. Ngày 
nay dưới tác động của các phương tiện thông tin đại chúng, việc Hội nhập mở cửa 
giao lưu toàn cầu đã dẫn tới sự giao thoa giữa các môi trường vi mô và vĩ mô, điều 
đó đòi hỏi phải thống nhất các ảnh hưởng, các tác động của các loại môi trường. 
Song, giáo dục trong nhà trường mà trực tiếp là đội ngũ cán bộ quản lí nhà trường 
và GVCN là lực lượng chịu trách nhiệm chính 
 Một thực tế ai cũng thấy mục tiêu, chất lượng giáo dục ngày càng đòi hỏi cao, 
môi trường sống ngày càng phong phú, phức tạp. Chỉ có thể giải quyết mâu thuẫn 
trên bằng một giải pháp tạo ra sự thống nhất các hoạt động giáo dục. Như vậy trách 
nhiệm không nhỏ đặt lên vai đội ngũ GVCN 
 Một thực tế không thể bỏ qua đó là thanh thiếu niên ngày càng có những đặc 
điểm rất đáng quan tâm, rất cần sự sát sao của GVCN. Bởi xã hội ngày càng phát 
triển, đời sống cũng được nâng cao. Do ảnh hưởng của nhiều yếu tố vật chất được 
nâng cao, ảnh hưởng của văn hóa phẩm, của các tác động XH tích cực và tiêu cực 
cả trong và ngoài nước; các em được sống trong XH dân chủ, bình đẳng, cởi mở 
hơn, các em có cơ hội, có điều kiện tham gia vào nhiểu lĩnh vực của cuộc sống, các 
hoạt động vui chơi giải trí... Từ thực tế ấy, một bộ phận không nhiều, các em có 
nhận thức, có ý chí, bản lĩnh biết tận dụng thời cơ, điều kiện học tập để trở thành 
những người toàn diện....Nhưng cũng còn một bộ phận chưa có kinh nghiệm sống, 
phẩm chất tâm lí, bản lĩnh chưa vững vàng rất khó khăn trong sự lựa chọn, xác 
định phương hướng học tập rèn luyện đúng đắn cho mình, vì vậy vai trò của các 
GVCN là đặc biệt quan trọng. 
 Để có thể làm tốt công tác chủ nhiệm, GVCN trước hết phải xây dựng tập thể 
lớp vững mạnh là yêu cầu giáo dục bắt buộc của tất cả các trườngTHCS, THPT, đó 
cũng là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của GVCN. Một tập thể lớp vững mạnh sẽ là 
động lực thúc đẩy mọi hoạt động khác, nhất là hoạt động học tập ở nhà trường. Khi 
giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm và có phương pháp tốt sẽ tạo điều kiện và có 
thời gian để bồi dưỡng và hoàn thành tốt chuyên môn của mình. 
 Công tác chủ nhiệm được tổ chức có mục đích, có kế hoạch, thông qua hoạt 
động và quan hệ giữa người giáo dục và người được giáo dục nhằm chiếm lĩnh tri 
thức của loài người. Giáo dục là quá trình tác động tới thế hệ trẻ về đạo đức, tư 
tưởng, hành vi ...nhằm hình thành niềm tin, lý tưởng, động cơ, thái độ, hành vi, đang dạy mình .mà đằng sau đó là sự chưa nghiêm khắc của gia đình. Thực 
trạng này luôn là rào cản, gây khó khăn cho những người làm công tác chủ nhiệm 
lớp. Bởi giáo viên chủ nhiệm không đơn thuần là quản lí các em mà còn phải dạy 
dỗ, phải chịu trách nhiệm về mặt học tập, đạo đức của các em. Tôi luôn nghĩ, các 
em là những cây còn rất non nớt, cô giáo chủ nhiệm là người thay mặt nhà trường 
(cùng với cha mẹ các em) uốn nắn, định hướng cái cây ấy để cây được lớn lên đủ 
độ cứng cáp, vững chãi, bản lĩnh sẵn sàng chống chọi lại vô vàn thử thách, bão táp 
của cuộc đời. Do đó, chủ nhiệm lớp là một công việc khó khăn nhưng cũng rất thú 
vị. 
 Công tác chủ nhiệm là một công việc gắn bó với người giáo viên .Vì vậy, đối 
với mỗi nhà giáo trong quá trình đảm nhiệm trọng trách này đều tích luỹ cho mình 
một số kinh nghiệm riêng. Bản thân tôi đã chủ nhiệm khá nhiều năm và cũng dành 
khá nhiều thời gian, tâm tâm huyết cho công tác chủ nhiệm. Hôm nay tôi mạnh dạn 
trình bày đề tài “Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp” đây là 
những gì tôi đã làm và xin được mạn phép gọi là “kinh nghiệm” từ quá trình chủ 
nhiệm lớp của bản thân tôi trong hơn 20 năm nay. Rất mong sự góp ý chân thành 
của các bạn đồng nghiệp cùng các cấp để tôi ngày càng có thêm nhiều kinh nghiệm 
qúy báu trong công tác chủ nhiệm lớp, giúp tôi hoàn thành công tác tốt hơn và 
cũng là hoàn thiện bản thân mình hơn. 
III.Phạm vi thực hiện: 
 Trong nhiều năm học, đặc biệt là trong những năm gần đây. 
 PHẦN NỘI DUNG 
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH: 
 1. Thuận lợi: 
 - Được sự quan tâm của chi bộ Đảng, Ban Giám Hiệu, Công đoàn giáo dục cơ sở 
cùng sự giúp đỡ của tất cả HĐSP nhà trường. 
 - Giáo viên chủ nhiệm nhiệt tình, yêu quý, gần gũi với học sinh, thích học hỏi, 
tìm tòi sáng tạo, là người trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn nên thời gian tiếp xúc 
với lớp chủ nhiệm khá nhiều (4- 5 tiết/ 1 tuần) 
 - Đội ngũ các thầy cô giáo bộ môn nhiệt tình, yêu nghề và có trách nhiệm cao, 
chuyên môn vững vàng. 
 - Hầu hêt các phụ huynh học sinh đều rất quan tâm đến việc học của các em, 
nhiệt tình phối kết hợp với cô giáo chủ nhiệm để cùng giáo dục con em mình. 
 - Đội ngũ cán sự lớp tập trung những thành viên khá tích cực, ham hoạt động, rất 
có ý thức trách nhiệm đối với công việc được giao. 
 2. Khó khăn: 
 - Trước đây tôi dạy ở một trường làng tại vùng ven đô: An Khánh- Hoài Đức 
HàTây(cũ) 
 - Hầu hết con em nông dân nên bố mẹ ít khi quan tâm đến con cái, đặc biệt là việc 
học, hầu như phó thác cho nhà trường. 
 - Nhiều em hoàn cảnh khó khăn phải phụ giúp gia đình, ít có thời gian dành cho 
việc học. 
 - Đa số học sinh chưa có ý thức học tập, còn ham chơi đàn đúm. Đặc biệt ở nông 
thôn việc học tập các em còn a dua theo nhau, bạn đi học thì mình đi, bạn nghỉ 
mình không có người để cùng đi thế là một em nghỉ kéo theo tất cả số học sinh tại 
thôn đó. Đây là một điều vô cùng phức tạp, khi chúng tôi đến gia đình vận động 
các em đến lớp. 4 Thông báo kết quả trực - Thông báo qua cộng đồng nơi ở (tổ dân phố, cơ 
 tiếp cho gia đình quan cha mẹ công tác, tổ chức Đội và Đoàn...) 
5 Không yêu cầu GVCN - Cần tổ chức trang bị trình độ SP, phổ biến mục 
 phải làm tiêu, kế hoạch GD cho các bậc cha mẹ và các lực 
 lượng XH có liên quan 
6 Không yêu cầu - Phát hiện năng khiếu và sở thích, bồi dưỡng các 
 loại HS (giỏi, yếu, có năng khiếu các loại) 
7 Không yêu cầu - Kế hoạch hóa việc tổ chức bồi dưỡng, rèn luyện 
 các loại kỹ năng cho tất cả HS thông qua bố trí đội 
 ngũ cán bộ tự quản và hoạt động của lớp, tổ chức 
 các câu lạc bộ 
8 Không yêu cầu - Xây dựng Hội cha mẹ thành lực lượng tham gia 
 trực tiếp vào các hoạt động của lớp chủ nhiệm 
9 Không yêu cầu - Kế hoạch hóa việc sử dụng mọi tiềm năng của GĐ 
 và XH vào phục vụ các hoạt động GD của lớp CN 
 và của trường 
10 Không yêu cầu Phản ánh những nguyện vọng chính đáng của HS 
 với những người có trách nhiệm để giải quyết (hiệu 
 trưởng, GV môn học, gia đình, các tổ chức XH). 
11 Không yêu cầu Tư vấn cho HS lựa chọn nghề nghiệp (GD hướng 
 nghiệp) 
 -Phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà 
 trường định hướng phân ban và giáo dục hướng 
 nghiệp (THPT) 
 Để thực hiện được chức năng, nhiệm vụ công tác chủ nhiệm trong giai đoạn mới 
đòi hỏi thầy cô giáo chủ nhiệm phải có: 
 - Trí: Không chỉ là kiến thức môn học mà còn cần kiến thức nghệ thuật, giáo 
dục, về quản lý giáo dục, về các kiến thức khoa học xã hội, nhân văn về chính trị. 
Phải có kiến thức thực tế, phải cập nhật với kiến thức mới, hiện đại. 
 - Tâm: Là hệ thống các giá trị nhân cách, Tâm còn là lý tưởng nghề nghiệp 
(đam mê với nghề), Tâm còn là tác phẩm tâm lý ( ý chí, nghị lực bình tĩnh, tự kiềm 
chế, năng động, sáng tạo) là cuộc sống tâm hồn, sống lạc quan, yêu đời. 
 - Tầm: Tầm nhìn là phương pháp luận giải quyết biện chứng các sự kiện, hiện 
tượng giáo dục, tổ chức giáo dục theo một hệ thống viễn cảnh (từ gần đến trung 
bình và xa). 
 2. Giáo viên chủ nhiệm cần có những yêu cầu sư phạm cơ bản: học sinh THCS. Sự tẩy chay của bạn bè có thể được xem như hình phát nặng nề 
nhất đối với các em. 
 - Học sinh THCS rất hào hứng tham gia các hoạt động xã hội. Các em cho rằng 
hoạt động xã hội là việc làm của người lớn và có ý nghĩa lớn lao. Do đó được tham 
gia các hoạt động xã hội là thể hiện mình đã là người lớn. 
 - Nhu cầu tự khẳng định ở học sinh THCS phát triển rất mạnh mẽ. Các em rất 
muốn được thể hiện mình trước mọi người và muốn người lớn thừa nhận sự trưởng 
thành của các em không chỉ là thể xác mà cả vị thế của các em trong gia đình, nhà 
trường và trong các hoạt động xã hội. Đặc biệt, học sinh THCS có nhu cầu mở 
rộng quan hệ với người lớn và mong muốn người lớn quan hệ với các em một cách 
bình đẳng. Vì thế các em mong muốn cải tổ lại mối quan hệ với người lớn (đặc biệt 
là với cha mẹ, anh chị và thầy cô giáo) theo chiều hướng hạn chế quyền hạn của 
người lớn, mở rộng quyền hạn của mình. Các em mong muốn người lớn tôn trọng 
các em, tin tưởng và trao quyền tự lập cho các em. 
 - Tình cảm của học sinh THCS bắt đầu biết phục tùng lý trí, tình cảm đạo đức đã 
phát triển mạnh và sâu sắc, phức tạp hơn so với lứa tuổi trước đó. Đặc điểm nổi 
bật ở lứa tuổi này là dễ xúc động, dễ bị kích động, tình cảm còn mang tính bồng 
bột, khả năng kiềm chế còn kém. Khi tham gia các hoạt động vui chơi, học tập, lao 
động, các em đều thể hiện tình cảm rất rõ rệt và mạnh mẽ. 
4. GVCN với phương pháp kỷ luật tích cực trong xây dựng môi trường dạy 
học và giáo dục 
 - PPKLTC có nhiều ưu thế trong việc giúp giáo viên xây dựng môi trường học 
tập thân thiện, có tác động tích cực đến hoạt động của học sinh. Khi áp dụng thành 
công PPKLTC, giáo viên sẽ giảm được áp lực công việc quản lý lớp học vì học 
sinh hiểu và chấp hành nội quy một cách tự nguyện và có trách nhiệm hơn. Giáo 
viên sẽ ít cảm thấy tức giận, căng thẳng trong việc đối xử và kỷ luật học sinh hơn. 
Mối quan hệ giữa thầy và trò cũng trở nên cởi mở, gần gũi, thân thiện hơn. Không 
khí ở lớp học, sân trường sẽ vui vẻ, thoải mái hơn. Từ đó, chất lượng của việc 
giảng dạy của giáo viên cũng sẽ được cải thiện. 
 - Xây dựng môi trường tâm lý: Loại môi trường này thể hiện rõ qua bầu không 
khí tập thể nơi diễn ra hoạt động học tập của học sinh. Bầu không khí này lại phụ 
thuộc vào mối quan hệ giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với nhau và mức 
độ tham gia của học sinh vào các hoạt động do giáo viên thiết kế, tổ chức. 
 - Vấn đề tiếp theo là thiết kế các hoạt động lôi cuốn đươc sự tham gia của học 
sinh trong quá trình học tập cũng như các hoạt động giáo dục khác. Mức độ tham 
gia của học sinh vào các hoạt động này không chỉ phản ánh mức độ tích cực của 
học sinh mà còn là tác nhân tạo ra bầu không khí thuận lợi cho hoạt động học tập 
của chính các em và bạn học. Tuy nhiên, để có các hoạt động đạt đến mục đích nêu 
trên, giáo viên phải am hiểu về nhu cầu của học sinh, phải nắm vững các đặc điểm 
phát triển theo lứa tuổi của các em, đặc biệt cần am hiểu về các hoạt động cơ bản 
theo lứa tuổi của học sinh. Nội dung của PPKLTC có tác dụng trong việc khởi 
xướng và điều chỉnh các hoạt động do giáo viên thiết kế và tổ chức. Một hậu quả 
tự nhiên có thể là lôgic để dẫn đến một hoạt động mà đương nhiên học sinh phải 
thực hiện. Một hệ quả lôgic có thể là điểm khởi đầu cho một hoạt động mới với tư 
cách là can thiệp của giáo viên đối với học sinh.v.v. 
 - Xây dựng môi trường xã hội: Môi trường này hình thành do những vị thế khác 
nhau của học sinh trong đời sống gia đình và xã hội mang vào lớp học. Học sinh 
thường không ý thức được vấn đề này nên không phân biệt được cách hành xử 
trong lớp học sẽ khác với cách hành xử của các em trong quan hệ gia đình, xã hội 

File đính kèm:

  • pdfbao_cao_sang_kien_mot_so_kinh_nghiem_ve_cong_tac_chu_nhiem_l.pdf