Báo cáo Sáng kiến Một số kinh nghiệm về dạy tiết Luyện tập môn Toán Lớp 9 ở trường THCS Quang Trung
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo Sáng kiến Một số kinh nghiệm về dạy tiết Luyện tập môn Toán Lớp 9 ở trường THCS Quang Trung", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo Sáng kiến Một số kinh nghiệm về dạy tiết Luyện tập môn Toán Lớp 9 ở trường THCS Quang Trung
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN VỤ BẢN TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG BÁO CÁO SÁNG KIẾN (MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ DẠY TIẾT LUYỆN TẬP MÔN TOÁN LỚP 9 Ở TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG) Tác giả: Nguyễn Thị Huyền Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Toán Chức vụ: Giáo viên Nơi công tác: Trường THCS Quang Trung Năm học 2017- 2018 BÁO CÁO SÁNG KIẾN I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến. Trên thực tế nhiều giáo viên còn lúng túng khi dạy loại tiết học này. Do không nắm được phương pháp thể hiện tiết luyện tập hay nội dung bài soạn còn thiếu sót chưa đủ nội dung cần dạy trong tiết luyện tập nên hiệu quả tiết dạy chưa tốt. Nhằm giúp cho các giáo viên dạy Toán thể hiện tiết dạy Luyện tập đúng hướng. Do khi học đa số các em vận dụng kiến thức tư duy còn nhiều hạn chế, khả năng suy luận chưa nhiều, khả năng phân tích chưa cao do đó việc giải toán của các em gặp nhiều khó khăn. Vì vậy dạy như thế nào để học sinh không những nắm chắc kiến thức cơ bản một cách có hệ thống mà phải được nâng cao, phát triển để các em có hứng thú, say mê học tập là một câu hỏi mà tôi và các đồng nghiệp luôn trăn trở. Để có được kết quả cao về chất lượng học sinh cần phải có nền tảng vững chắc đó là đối tượng học sinh lớp 9, do đó tôi chọn “ Một số kinh nghiệm về dạy tiết Luyện tập môn Toán lớp 9 ở trường THCS Quang Trung”. II. Mô tả giải pháp 1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến. 1. Tiết luyện tập có tác dụng hoàn thiện các kiến thức cơ bản mà tiết lý thuyết vừa cung cấp. 2. Nâng cao lý thuyết trong chừng mực có thể. 3. Làm cho học sinh nhớ và khắc sâu hơn những vấn đề lý thuyết đã học. * Một vài điều cần lưu ý: 1. Tiết luyện tập không phải chỉ là tiết giải các bài tập đã cho học sinh làm ở nhà hay sẽ cho học sinh làm trên lớp mà còn phải là tiết dạy cách suy nghĩ giải toán. 2. Trong tiết luyện tập phải xác định rõ: * Thầy phải luyện cái gì? * Trò phải tập cái gì? 3. Tiết luyện tập có mục đích rõ ràng hơn tiết bài tập. * Hiện nay trong sách giáo khoa đã phân biệt rõ phần luyện tập và phần bài tập. 4. Trong tiết luyện tập, phần nào đó giáo viên được “tự do” hơn trong việc lựa chọn nội dung dạy học so với tiết lý thuyết, sao cho đạt được mục đích yêu cầu đề ra. 2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến. PHƯƠNG ÁN 1 1. Bước 1: - Nhắc lại một cách có hệ thống các nội dung lý thuyết đã học (định nghĩa, định lý, qui tắc, công thức,), chú ý đến phương pháp giải các dạng toán. - Sau đó giáo viên có thể mở rộng phần lý thuyết ở mức độ phổ thông nếu cần thiết. * Giáo viên nên thể hiện thông qua phần kiểm tra bài cũ đầu tiết học. 2. Bước 2: Làm thêm bài tập mới, nhằm đạt được yêu cầu: - Hoàn thiện lý thuyết, khắc phục sai lầm HS thường mắc phải. - Rèn luyện một vài thuật toán cơ bản mà HS cần ghi nhớ trong quá trình học tập. - Rèn luyện cách phân tích bài toán, tìm phương hướng giải quyết bài toán. 4. Bước 4: Củng cố sau tiết luyện tập, hướng dẫn học bài về nhà. - Hệ thống lại những dạng toán đã luyện, phương pháp giải các dạng toán đó. - Kiến thức sử dụng trong tiết luyện tập. - Ra bài tập về nhà, dặn dò chuẩn bị cho tiết học sau * Tóm lại dù sử dụng phương án nào thì cũng có ba phần chủ yếu: - Hoàn thiện lý thuyết. - Rèn luyện kỹ năng thực hành. - Phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. QUI TRÌNH SOẠN BÀI 1) Nghiên cứu tài liệu: - Trước hết phải nghiên cứu lại phần lý thuyết mà học sinh được học. Qua đó phải xác định kiến thức nào là kiến thức cơ bản, trọng tâm, kiến thức nào nâng cao, mở rộng cho phép. - Tiếp theo là nghiên cứu các bài tập trong SGK, sách bài tập theo yêu cầu sau: a) Cách giải từng bài toán như thế nào? b) Có thể có bao nhiêu cách giải bài toán này. c) Cách giải nào là thường gặp? Cách giải nào là cơ bản? d) Ý đồ của tác giả đưa ra bài toán này để làm gì ? e) Mục tiêu và tác dụng của từng bài tập như thế nào? - Nghiên cứu sách tham khảo, sách giáo viên kỹ sau đó tập trung xây dựng nội dung tiết luyện tập và phương pháp luyện tập. 2) Nội dung bài soạn: a) Mục tiêu của tiết luyện tập. b) Cấu trúc tiết luyện tập: b.1 - Chữa các bài tập cũ kỳ trước: - Số lượng bài tập, dự kiến thời gian. - Chốt lại vấn đề gì qua các bài tập này ? b.2 - Cho học sinh làm bài tập mới. - Số lượng bài tập, dự kiến thời gian. - Bài tập đưa ra có dụng ý gì ? b.3 - Hướng dẫn học sinh học bài, làm bài ở nhà sau tiết bài tập. - Hệ thống các bài tập cho về nhà làm. - Gợi ý gì đối với từng bài tập cho học sinh yếu, học sinh giỏi? c) Thực hiện nội dung đã nêu ở trên trong tiết luyện tập. CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN (xác nhận) (Ký tên, đóng dấu) PHÒNG GD&ĐT (xác nhận, đánh giá, xếp loại) (LĐ phòng ký tên, đóng dấu)
File đính kèm:
- bao_cao_sang_kien_mot_so_kinh_nghiem_ve_day_tiet_luyen_tap_m.doc