Báo cáo Sáng kiến Nâng cao hiệu quả dạy một đoạn trích tác phẩm văn học Trung đại Lớp 9

doc 9 trang sklop9 04/06/2024 640
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo Sáng kiến Nâng cao hiệu quả dạy một đoạn trích tác phẩm văn học Trung đại Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo Sáng kiến Nâng cao hiệu quả dạy một đoạn trích tác phẩm văn học Trung đại Lớp 9

Báo cáo Sáng kiến Nâng cao hiệu quả dạy một đoạn trích tác phẩm văn học Trung đại Lớp 9
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 
 MÔ TẢ SÁNG KIẾN
 Mã số:..
 1.Tên sáng kiến: NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY MỘT ĐOẠN TRÍCH 
TÁC PHẨM VĂN HỌC TRUNG ĐẠI LỚP 9
 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực chuyên môn Ngữ Văn 9
 3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
 3.1.Tình trạng giải pháp đã biết: 
 Hiện nay học sinh có xu hướng xem nhẹ những môn xã hội nói chung 
và môn Ngữ Văn nói riêng. Cũng chính vì thế mà chất lượng học Văn có 
chiều hướng giảm sút, học sinh không say mê, hứng thú với môn học. Đối với 
các tác phẩm văn học trung đại, việc tiếp cận của học sinh càng khó hơn. Bởi 
lẽ, những tác phẩm này đã có độ lùi hàng trăm năm, thậm chí hàng nghìn 
năm. Vậy làm sao để các em dễ dàng tiếp cận với những tác phẩm này, đồng 
thời có sự thông cảm, hiểu được vấn đề nhanh nhất.
 Sách giáo khoa Ngữ Văn 9, phần Văn học trung đại ở học kì I có một 
số tác phẩm hay có giá trị như: Hoàng lê nhất thống chí của nhóm Ngô Gia 
văn phái, Truyện Kiều của Nguyễn Du, Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn 
Đình Chiểu... nhưng không phải dạy toàn bộ tác phẩm; mà có những tác phẩm 
dài, khối lượng lớn ta chỉ được học một vài trích đoạn. Hơn nữa, các tác phẩm 
với nhiều biến cố lịch sử khác nhau, đòi hỏi người dạy và học cần có cái nhìn 
xuyên suốt, tổng quát thì mới tiếp cận được một cách trọn vẹn được, rút gần 
khoảng cách giữa văn học trung đại với hiện đại, giữa những dòng lịch sử 
phong kiến với cuộc sống xã hội chủ nghĩa hôm nay. 
 Dạy một đoạn trích trong tác phẩm nhưng thực chất là dạy một tác 
phẩm. Bởi lẽ, học sinh có nắm được toàn bộ tác phẩm nói chung, các đoạn 3
Làm tốt công tác này, sẽ kích thích mạnh mẽ ý thức tự giác, lòng say mê và ý 
chí vươn lên trong học tập, rèn luyện của học sinh nói chung.
 3.2.2.2. Mô tả chi tiết cách thức thực hiện giải pháp:
 * Phân tích đoạn trích trên cơ sở xác định giai đoạn lịch sử liên quan:
 Văn học bao giờ cũng là tấm gương phản ánh đời sống, gắn với những 
thăng trầm của lịch sử, chứa đựng yếu tố lịch sử. Nhà văn, nhà thơ là thư kí 
trung thành của thời đại. Tất cả các tác phẩm văn học phải phản ánh cuộc 
sống hiện tại, ghi lại những con người, những sự việc trong xã hội ấy. Và, qua 
đó nhà văn, nhà thơ bày tỏ những chính kiến, những suy nghĩ, trăn trở về số 
phận con người. Chỉ có học sử, nắm sử mới có thể học văn và dạy văn hay 
được. Giảng dạy các văn bản văn học trung đại lớp 9, muốn cho học sinh dễ 
nắm được nội dung của từng văn bản này, giáo viên nên khái quát cho các em 
phần văn học trung đại, với hình thức liệt kê các triều đại Việt Nam ở giai 
đoạn này. Trong mỗi triều đại tồn tại từ năm nào đến năm nào, bao nhiêu đời 
vua, trong triều đại ấy có những nét gì nổi bật về kinh tế, chính trị, xã hội. 
Đặc biệt, trong mỗi giai đoạn có những nhà văn, nhà thơ nào tiêu biểu?
 Tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô Gia văn phái, trong 
chương trình Ngữ Văn 9 chỉ học trích của hồi thứ 14 trong 17 hồi của tác 
phẩm, chỉ tái hiện một giai đoạn lịch sử ngắn. Vì vậy, trong bài dạy, chúng ta 
phải dẫn dắt cả một dòng lịch sử thời Lê để từ đó hướng dẫn các em hiểu vì 
sao lại có cuộc nổi dậy của Tây Sơn, vì sao Lê Chiêu Thống phải cầu viện 
quân Thanh? Từ cách nhìn tổng quát, chúng ta mới đi đến chi tiết, có như thế, 
việc cảm nhận các đoạn trích, các trang văn cũ của các em sẽ hay hơn, sinh 
động và dễ nhớ hơn. Người giáo viên cần giới thiệu cho học sinh nắm được 
vấn đề sau: Tác phẩm tái hiện một giai đoạn lịch sử đầy biến động của xã hội 
phong kiến Việt Nam cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX, khởi đầu là sự sa đọa 
thối nát của các tập đoàn phong kiến: vua Lê Chiêu Thống đê hèn trước giặc 
Mãn Thanh, chúa Trịnh hoang dâm vô độ, say mê Đặng Thị Huệ, bỏ con 
 5
và sau khi đã tìm hiểu xong phần nội dung, người giáo viên tiếp tục đặt câu 
hỏi để khái quát vấn đề. Cách lặp đi lặp lại như vậy dẫn đến các em khắc sâu 
và nắm được bối cảnh để từ đó các em dễ dàng tiếp cận và phân tích vấn đề 
trong các câu hỏi ở bài kiểm tra. 
 * Phân tích đoạn trích trên cơ sở xác định mối liên quan giữa đoạn 
trích đang phân tích với các đoạn trích khác:
 Bên cạnh việc dạy tác phẩm cần gắn với hoàn cảnh lịch sử. Một điều 
quan trọng nữa là giáo viên cần giúp cho các em nhận thấy mối liên hệ giữa 
đoạn trích đang học với những đoạn trích khác hoặc những nội dung liên quan 
giúp các em nắm sâu sắc hơn bài học. 
 Trước hết, muốn dạy tốt một đoạn trích trong một tác phẩm lớn, giáo 
viên phải nắm chắc tác phẩm đó, nghĩa là phải đọc và nắm được giá trị nội 
dung, nghệ thuật của tác phẩm, nắm được diễn biến tâm lí và hành động của 
các nhân vật chính, cũng như đoạn trích giảng. Tức là phải tóm tắt được nội 
dung của đoạn trích trước đến đoạn trích này, vị trí đoạn trích quan trọng như 
thế nào đối với các đoạn trước và sau đó, có ảnh hưởng như thế nào tới cuộc 
đời của các nhân vật; tư tưởng, tình cảm và thái độ của tác giả như thế nào với 
tác phẩm của mình.
 Giáo viên khi dạy văn bản Hoàng Lê nhất thống chí của nhóm Ngô Gia 
văn phái (hồi 14- trích), phần đầu của hồi 14 này đã lược bỏ, nếu giáo viên 
không liên hệ thì học sinh sẽ không hiểu sâu hơn kết cục thê thảm của quân 
đội Mãn Thanh khi bị quân Tây Sơn tiến đánh: Khi qua xâm lược, bọn giặc 
đến kinh thành Thăng Long như vào chỗ không người (vì Hoàng đế Quang 
Trung – Nguyễn Huệ đã biết trước nên cho dân lánh nạn). Quân Thanh chiếm 
kinh thành Thăng Long không hề tốn một mũi tên, hết sức thuận lợi, vì vậy 
bọn chúng có tâm lí chủ quan, coi thường quân Tây Sơn, quân lính ra ngoài 
thành vui chơi, buôn bán...Điều đó tất yếu sẽ dẫn đến sự thất bại thảm hại. 
 7
Tri (Truy), thực chất là giam lỏng nàng để thực hiện âm mưu mới đê tiện, tàn 
bạo hơn.
 Một vấn đề đặt ra nữa là khi phân tích một đoạn trích trong tác phẩm 
giáo viên cần cho học sinh biết so sánh đối chiếu với các đoạn trích học trước 
và sau đó; khi cần thiết để học sinh nắm hoàn chỉnh tác phẩm và hiểu được tài 
năng của tác giả trong việc sử dụng nghệ thuật để thể hiện nội dung hoặc 
những nét nội dung cơ bản của truyện về tính cách cao đẹp của các nhân vật 
chính xuyên suốt tác phẩm. Qua đó, học sinh cũng thấy được giá trị tư tưởng 
cũng như ý đồ của nhà văn trong sáng tác tác phẩm.
 Qua các đoạn trích trong Truyện Kiều, đến đoạn trích Kiều ở lầu 
Ngưng Bích giáo viên cần cho học sinh hiểu rõ hơn về phẩm chất của Thúy 
Kiều: một con người con gái đức hạnh nhưng gặp nhiều gian truân, trôi nổi. 
Tuy xã hội phong kiến đầy những xấu xa vẫn không làm thay đổi phẩm chất 
tốt đẹp của nàng. Thái độ của nhà thơ biểu hiện rất rõ qua cách dùng từ ngữ, 
hình ảnh... 
 Hay một tác phẩm khác mà cũng có khối lượng lớn trong chương trình 
Ngữ Văn 9 như Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu, trong đó học 
sinh chỉ học một đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga. Dạy đoạn 
trích, giáo viên phải giới thiệu cho học sinh nắm được từ đoạn trích trước đến 
đoạn đó và vài nét về nhân vật Lục Vân Tiên: Lục Vân Tiên “ Tuổi vừa hai 
tám nghề chuyên học hành”, giỏi văn lẫn võ, vừa từ tạ thầy ra đi. Trên đường 
về nhà thăm mẹ - trước khi lên kinh ứng thí mong lập được công danh, cứu 
đời, giúp nước - chàng gặp đảng cướp hiệu Phong Lai cầm đầu đang hoành 
hành khiến dân chúng ở đây rất khổ sở. Bây giờ chúng lại ra tay bắt ở đâu 
được hai nàng con gái đẹp đẽ...Vân Tiên nghe nói vô cùng nổi giậnSau khi 
phân tích phẩm chất đẹp đẽ ở nhân vật Lục Vân Tiên: giúp người không cần 
báo đáp, đây là quan điểm “ Thi ân bất cầu báo” mà Nguyễn Đình Chiểu từng 
ca ngợi, giáo viên cần liên hệ phẩm chất nhân vật Vân Tiên với nhân vật Ông 
 9

File đính kèm:

  • docbao_cao_sang_kien_nang_cao_hieu_qua_day_mot_doan_trich_tac_p.doc