Báo cáo Sáng kiến Phương pháp giải bài toán về mạch điện Lớp 9

doc 12 trang sklop9 16/04/2024 1210
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo Sáng kiến Phương pháp giải bài toán về mạch điện Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo Sáng kiến Phương pháp giải bài toán về mạch điện Lớp 9

Báo cáo Sáng kiến Phương pháp giải bài toán về mạch điện Lớp 9
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VỤ BẢN
 TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG
 BÁO CÁO SÁNG KIẾN
PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TOÁN VỀ MẠCH ĐIỆN LỚP 9 
 TÁC GIẢ : PHẠM THỊ VÂN
 TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN : CAO ĐẲNG VẬT LÍ
 CHỨC VỤ : GIÁO VIÊN
 NƠI CÔNG TÁC : TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG
 Năm học 2017- 2018 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Đề tài : PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TOÁN VỀ MẠCH ĐIỆN LỚP 9 .
I. ĐIỀU KIỆN VÀ HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN 
 Môn vật lý là một trong những môn học khá quan trọng trong nhà trường phổ thông, 
đồng thời nó cũng được áp dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày của mỗi con người 
chúng ta.
 Căn cứ vào nhiệm vụ và mục tiêu của chương trình vật lí THCS là cung cấp cho học 
sinh một hệ thống kiến thức cơ bản , bước đầu hình thành những kĩ năng cơ bản và thói 
quen làm việc khoa học, góp phần hình thành ở họ các năng lực nhận thức và các phẩm chất 
nhân cách về cách giải quyết vấn đề của bài toán đặt ra.
 Phần điện học là một nội dung chiếm hàm lượng kiến thức khá lớn trong chương 
trình môn vật lí lớp 9. Các dạng bài tập khá phong phú và việc giải quyết các dạng bài toán 
này là thường gặp rất nhiều khó khăn với đại đa số các học sinh. 
 Qua nhiều năm giảng dạy vật lý 9 và thực tế cho thấy: Các bài toán điện một chiều 
lớp 9 chiếm phần lớn trong chương trình Vật lý 9 và đây là loại toán các em cho là khó và 
rất lúng túng khi giải loại toán này. 
 Để hình thành kĩ năng cỏ bản khi giải quyết các bài tập vật lí nói chung và bài tập về 
mạch điện một chiều nói riêng bản thân tôi có phương pháp giúp đỡ học sinh giải quyết bài 
toán về mạch điện một chiều
II Mô tả giải pháp:
1.Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
a. Khảo sát toán điện một chiều lớp 9 
- Điểm trung bình chỉ đạt : 48,4%
- Điểm khá giỏi chỉ đạt : 8,7%
- Điểm yếu kém đạt : 42,9%
Cụ thể : 
 Lớp Sĩ số điểm trên 5 điểm 9 - 10 điểm 1 - 2
 SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ
 9A 30 13 43,3% 3 10,0% 14 46,7%
 9B 31 17 54,7% 3 9,7% 11 35,4%
 9C 30 14 46,7% 2 6,7% 14 46,6% Ví dụ 1: Một đoạn mạch điện gồm một bóng đèn có ghi Đ ( 6V - 2,4W ) mắc nối tiếp 
với biến trở R x. Một Ampe kế đo cường độ dòng điện trong mạch. Hiệu điện thế giữa hai 
đầu đoạn mạch không đổi bằng 9V. Đèn sáng bình thường.
 a) Vẽ sơ đồ mạch điện (ký hiệu chiều dòng điện). Giải thích ý nghĩa các số ghi trên 
bóng đèn?
 b) Am pe kế chỉ bao nhiêu? Tìm điện trở của biến trở tham gia trong đoạn mạch?
 c) Di chuyển con chạy trong mạch đèn có ảnh hưởng gì không? giải thích.
 Giáo viên cho học sinh đọc vài lần. Hỏi: 
 * Bài toán cho biết gì?Hãy phân tích mạch điện đã cho.
 - Đèn mắc như thế nào với biến trở?
 - Ampe kế mắc như thế nào để đo?
 - Đèn sáng như thế nào? Lúc đó hiệu điện thế hai đầu đèn như thế nào với hiệu điện 
thế định mức?
 - Cường độ dòng điện qua đèn như thế nào với cường độ dòng điện định mức?
 * Bài toán cần tìm gì? Yêu cầu gì?
 - Di chuyển con chạy về phía nào?
 - Qui ước chiều dòng điện?
 * Một HS lên bảng vẽ hình, ghi tóm tắt. (cả lớp cùng làm )
 Cho biết
Đ ( 6V- 2,4W ) nối tiểp Rx Đ
 C
U = 9V A B
 R
Đèn sáng bình thường. x
a) Vẽ sơ đồ. Ý nghĩa số ghi trên Đ
b) AM pe kế chỉ? Rx = ?
  _
c) Cdi chuyển Đèn ? +
 * Cho học sinh dựa vào tóm tắt đọc lại đề. ( có như vậy HS mới hiểu sâu đề ).
 2.2 .a) Để học sinh vẽ đúng, chính xác sơ đồ mạch điện, GV phải luôn kiểm tra, 
nhắc nhở HS ghi nhớ: 
 *Các sơ đồ ký hiệu quen thuộc như:
 -Điện trở: 
 -Biến trở:
 - Bóng đèn: 
 + r
 Rtđ
 R2  _
 +
 r
 _
 r.R1 r.3r 3r
 -Với: R1 = r + r + r = 3r ; R2 = ;
 r R1 r 3r 4
 3r 11r
 * Rtđ = r + R + r = r + r (  )
 4 4
 Tóm lại các bước chung để giải bài toán có mạch điện phức tạp này là:
 -Thu gọn mạch song song phức tạp thành mạch đơn có điện trở tương đương.
 -Hợp nhất các mạch đơn nối tiếp nhau thành mạch chính cuối cùng.
 - Vẽ lại sơ đồ mạch điện qua từng bước cụ thể để tính toán.
 - Ứng dụng các công thức, định luật ôm tổng quát, định luật ôm gồm các điện 
 trở mắc nối tiếp và định luật ôm gồm các điện trở mắc song song để tính toán.
2.3. Nắm chắc các công thức: Định luật Ôm, định luật Ôm đối với đoạn mạch nối tiếp, 
định luật Ôm đối với đoạn mạch song song, cùng với nó còn có thêm các công thức tính 
điện trở, tính công , tính công suấtvà tính nhiệt lượng .
 * Định luật Ôm tổng quát:
 U
 I = ;
 R
 * Định luật Ôm đối với đoạn mạch có các điện trở mắc nối tiếp:
 I = I1 = I2 = .... = In ; U = U1 + U2 + ... + Un ; R = R1 + R2 + ... + Rn ;
 * Định luật Ôm đối với đoạn mạch có các điện trở mắc song song :
 1 1 1 1
 I = I1 + I2 + .... + In ; U = U1 = U2 =.... = Un ; ... 
 R R1 R2 Rn
 l
 *Tính điện trở: R = .
 S
 * Tính công: A = p.t ; A = U.q ; A = U.I.t
 A
 * Tính công suất: P = U.I ; P = 
 t
 * Tính nhiệt lượng: Q = I2 .R.t ; III. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN ĐEM LẠI:
a) Về chất lượng : 
 Sau hai tháng áp dụng các giải pháp đã nêu tôi thấy kết quả HS giải bài toán " điện 
một chiều lớp 9 " khả quan hơn. Các HS yếu đã biết vẽ sơ đồ, biết giải thích ý nghĩa con số 
ghi trên các dụng cụ cũng như giải thích một số hiện tượng xảy ra ở mạch điện.
 • Kết quả đợt khảo sát cuối tháng 11/2017:
- Điểm trung bình đạt : 73,6 % - Điểm khá giỏi đạt : 26,4% Không có học yếu kém 
 Cụ thể:
 Điểm TB Điểm Khá giỏi Điểm dưới TB
 Lớp Sĩ số
 SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ
 9A 30 22 73,3% 8 26,7% 0 0%
 9B 31 22 70,9% 9 29,1% 0 0%
 9C 30 23 76,7% 7 23,3% 0 0%
 Kh ối 9 91 67 73,6% 24 26,4% 0 0%
 Kết quả khối 9: Điểm trung bình : Tăng 25,2%
 Điểm khá giỏi : Tăng 17,7%
 Điểm yếu kém : (Giảm 42,9%)
b) Về ý nghĩa giáo dục 
 Các HS đã tự tin hơn khi gặp bài toán khó. Nhìn chung tất cả các em cảm thấy yêu 
thích môn học hơn, thích thú khi giải một bài toán điện một chiều lớp 9. 
 Qua kết quả này, hy vọng lên cấp III khi học phân môn điện các em sẽ có một số kỹ 
năng cơ bản để giải loại toán này
IV.Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền
 Tôi xin cam kết sáng kiến kinh nghiệm trên là không sao chép hoặc vi phạm bản 
quyền.
 Người viết sáng kiến
 Phạm Thị Vân PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VỤ BẢN
 TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG
 SÁNG KIẾN DỰ THI CẤP HUYỆN
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
 PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TOÁN QUANG HÌNH HỌC 
 TÁC GIẢ : Phạm Thị Vân
 TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN : Cao Đẳng lí

File đính kèm:

  • docbao_cao_sang_kien_phuong_phap_giai_bai_toan_ve_mach_dien_lop.doc