Báo cáo Sáng kiến Tạo hứng thú học tập môn Hóa học thông qua kênh thực hành
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo Sáng kiến Tạo hứng thú học tập môn Hóa học thông qua kênh thực hành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo Sáng kiến Tạo hứng thú học tập môn Hóa học thông qua kênh thực hành
1 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÁO CÁO SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: Tạo hứng thú học tập môn Hóa học thông qua kênh thực hành. 2. Mô tả bản chất của sáng kiến: 2.1. Các bước và cách thức thực hiện giải pháp *Sử dụng thí nghiệm trong dạy học Hóa học khi nghiên cứu bài mới Sử dụng thí nghiệm trong dạy học Hóa học khi nghiên cứu bài mới có thể theo 3 phương pháp khác nhau, cụ thể: Sử dụng theo phương pháp nghiên cứu: Theo phương pháp nghiên cứu thì thí nghiệm hóa học được dùng là nguồn kiến thức để học sinh nghiên cứu tìm tòi, là phương tiện xác định tính đúng đắn của các giả thuyết khoa học đưa ra. Sử dụng thí nghiệm theo phương pháp này không những dạy học sinh cách tư duy độc 1ập, sáng tạo và có kĩ năng nghiên cứu tìm tòi mà còn giúp học sinh nắm ki thức vững chắc, sâu sắc và phong phú cả về lí thuyết 1ẫn thực tế. Tuy nhiên, thực tế phương pháp này thường được tiến hành giản lược cho đỡ mất thời gian: Giaó viên nêu vấn đề nghiên cứu sau đó làm thí nghiệm, học sinh quan sát mô tả các hiện tượng thí nghiệm, phân tích hiện tượng giải thích rồi rút ra kết luận. Sử dụng thí nghiệm theo phương pháp đặt và giải quyết vấn đề: Gi viên đặt ra cho học sinh một bài toán nhận thức, học sinh tiếp nhận mâu thuẫn nhận thức đó và biến thành mâu thuẫn nội tại của bản thân, có nhu cầu muốn giải quyết mâu thuẫn đó, tạo động cơ suy nghĩ, học tập. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh tham gia tích cực vào quá trình giải quyết vấn đề bằng cách trả lời các câu hỏi của giáo viên, qua đó rút ra kiến thức cần lĩnh hội. Như vậy, học sinh giống như tự mình tìm ra kiến thức mới cho bản thân, đồng thời dần hình thành kĩ năng nhận ra vấn đề và phương pháp suy nghĩ, thực hiện giải quyết vấn đề. Sử dụng thí nghiệm theo phương pháp kiểm chứng: Học sinh có cơ hội củng cố, vận dụng kiến thức đã có; hiểu rõ, sâu và rộng hơn kiến thức lí thuyết đã học đồng thời cũng hình thành phương pháp hình thành kiến thức, mới đó là phương pháp suy diễn hoặc suy lí, song cũng thấy được phép suy diễn hoặc suy lí đó cần được kiểm chứng bằng thực nghiệm mới có thể đưa ra các kết luận chính xác. 3 + Ngoài tiết thực hành, giáo viên cần dạy các tiết có làm thí nghiệm tại phòng bộ môn để đảm bảo an toàn, thuận tiện trong việc trao đổi nhóm, dễ quan sát hiện tượng. - Dạy học theo định hướng gắn với STEM: Tổ chức câu lạc bộ STEM hóa học để học sinh giao lưu, học hỏi lẫn nhau, bên cạnh đó giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện một số thí nghiệm vui đơn giản để các em thêm yêu thích bộ môn. Ngoài tiết thực hành, giáo viên cần dạy các tiết có làm thí nghiệm tại phòng bộ môn để đảm bảo an toàn, thuận tiện trong việc trao đổi nhóm, dễ quan sát hiện tượng. - Tổ chức câu lạc bộ hóa học để học sinh giao lưu, học hỏi lẫn nhau, bên cạnh đó giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện một số thí nghiệm vui đơn giản để các em thêm yêu thích bộ môn. Giáo viên điều chỉnh kịp thời những sai sót của học sinh nhưng với một thái độ nhẹ nhàng, động viên, khích lệ kịp thời những nhóm, những cá nhân học tốt và ghi nhận sự tiến bộ của học sinh trong cả quá trình học. Giáo viên phải đánh giá kết quả học tập một cách chính xác, công tâm. Giáo án minh họa Bài 16: TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA KIM LOẠI I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ a. Kiến thức: Biết được tính chất hóa học của kim loại: - Tác dụng với nhiều phi kim tạo thành muối hoặc oxit. - Một số kim loại tác dụng với dung dịch axit (HCl, H 2SO4 loãng...) tạo thành muối và giải phóng khí hidro. - Kim loại hoạt động hóa học mạnh hơn (trừ Na, K, Ca ...) có thể đẩy kim loại hoạt động hóa học yếu hơn ra khỏi dung dịch muối tạo thành kim loại mới và muối mới. b. Kỹ năng: - Quan sát hiện tượng thí nghiệm cụ thể, rút ra được tính chất hóa học của kim loại. - Viết được PTHH của các phản ứng kim loại tác dụng với phi kim, dung dịch axit, dung dịch muối. - Vận dụng tính được khối lượng kim loại trong phản ứng, thành phần phần trăm về khối lượng của hỗn hợp hai kim loại. c. Thái độ: - Có ý thức học tập nghiêm túc, tích cực. 5 - HS 1: Nêu TCVL của kim loại, -HS 1: Trả lời lí thuyết ứng dụng của những TC đó. Cho ví dụ -HS 2: Giải ở bảng - HS 2: Giải Bt 4/48 thể tích 1mol kim loại nhôm D= m/v v = m/D = 27/2.7 = 10cm3 Thể tích 1 mol kim loại kali V=m/D = 39/0.86 =49,3 cm3 Thể tích 1mol kim loại đồng V= m/D = 62 /8.94 =7,1 cm3 B. Hoạt động trải nghiệm, kết nối: Mục tiêu: - Biết liên hệ thực tế vận dụng vào bài học để tìm hiểu tính chất hóa học của kim loại. - Rèn năng lực hợp tác và sử dụng ngôn ngữ: diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân. - Biết quan sát thí nghiệm, gây sự say mê trong khi học hóa học. Phương thức tổ chức HĐ Sản phẩm Đánh giá 1/ Chuyển giao nhiệm vụ học + Qua quan sát: Trong tập quá trình hoạt động - GV chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm làm thí nghiệm, dụng cụ thí nghiệm và hóa chất GV quan sát tất cả các được giao đầy đủ về cho từng nhóm, kịp thời phát hiện nhóm. những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải - GV giới thiệu hóa chất, dụng cụ pháp hỗ trợ hợp lí. và cách tiến hành các thí nghiệm đồng tác dụng với dung dịch bạc + Qua báo cáo các nitrat và dung dịch nhôm clorua, nhóm và sự góp ý, bổ kẽm tác dụng với dung dịch đồng sung của các nhóm (II) sunfat. khác, GV biết được HS đã có được những kiến (Nếu HS chưa rõ cách tiến hành thức nào, những kiến thí nghiệm, GV nhắc lại một lần thức nào cần phải điều nữa để các nhóm đều nắm được). chỉnh, bổ sung ở các hoạt động tiếp theo. - HS nhóm làm thí nghiệm, thảo luận nhóm 7 - Qua 3 TN trên, hãy giải thích vì đó. sao đồng phản ứng được với dung - Mâu thuẫn nhận thức dịch bạc nitrat mà không phản khi HS không giải thích ứng được với dung dịch nhôm được đồng phản ứng clorua, kẽm phản ứng được với được với dung dịch bạc dung dịch đồng (II) sunfat. nitrat mà không phản Vì là hoạt động trải nghiệm kết ứng được với dung dịch nối để tạo mâu thuẫn nhận thức nhôm clorua, kẽm phản nên giáo viên không chốt kiến ứng được với dung dịch thức. đồng (II) sunfat. Muốn hoàn thành đầy đủ và đúng nhiệm vụ được giao HS phải nghiên cứu bài học mới. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo: HĐ hình thành kiến thức. C. Hoạt động hình thành kiến thức Tìm hiểu tính chất hóa học của kim loại Mục tiêu: - Quan sát hiện tượng thí nghiệm cụ thể, rút ra được tính chất hóa học của kim loại. - Viết được PTHH của các phản ứng kim loại tác dụng với phi kim, dung dịch axit, dung dịch muối. - Rèn năng lực sử dụng ngôn ngữ, diễn thuyết, trình bày trước lớp. Phương thức tổ chức HĐ Sản phẩm Đánh giá 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập I/Phản ứng của kim loại + Thông qua quan - GV phát phiếu học tập số 2 cho với phi kim sát mức độ và hiệu HS, sau đó GV hướng dẫn HS làm 1/Tác dụng với oxi quả tham gia vào hoạt động của học thí nghiệm, quan sát hiện tượng, -KL + Ôxi oxit bazơ hoàn thành nội dung phiếu học tập sinh. số 2. (trừ Ag, Au,Pt). + Thông qua HĐ Vd: chung của cả lớp, GV hướng dẫn HS 3Fe + 2O Fe O 2 3 4 thực hiện các yêu trắng xámko màu nâu đen cầu và điều chỉnh. 2/Tác dụng với phi kim khác KL +PK Muối Vd: 2Na +Cl2 2NaCl 9 - GV phân tích và chốt kiến thức. - GV lưu ý : một số kim loại tác dụng với HNO3,H2SO4 đặc,nóng thường không giải phóng khí H2. - GV yêu cầu các nhóm báo cáo TN1,2,3 ở phiếu học tập số 1. - HS nhóm báo cáo hiện tượng xảy ra. - GV yêu cầu HS giải thích tại saođồng phản ứng được với dung dịch bạc nitrat mà không phản ứng được với dung dịch nhôm clorua, kẽm phản ứng được với dung dịch đồng (II) sunfat. - HS giải thích vì: + Đồng đẩy được bạc ra khỏi dung dịch muối bạc nitrat, ta nói đồng hoạt động hóa học mạnh hơn bạc. + Đồng không đẩy được nhôm ra khỏi dung dịch muối nhôm clorua, ta nói đồng hoạt động hóa học yếu hơn nhôm. + Kẽm đẩy được đồng ra khỏi dung dịch muối CuSO 4, ta nói kẽm hoạt động hóa học mạnh hơn đồng. Như vậy, chỉ có kim loại hoạt động hóa học mạnh hơn mới đẩy được kim loại hoạt động hóa học yếu hơn ra khỏi dung dịch muối. - GV yêu cầu HS trả lời vì sao một số kim loại kiềm và kiềm thổ như Na, K, Ca, Ba lại không đẩy được kim lọai yếu hơn ra khỏi dung dịch muối? - HS giải thích: các kim loại kiềm và một số kim lọa kiềm thổ có khả năng phản ứng trực tiếp với nước mà trong dung dịch muối có nước. Do đó, các kim loại này tác dụng với nước trước tạo ra các bazơ, sau đó 11 Phiếu học tập số 3: 1/ GV yêu cầu HS viết các PTHH sau: a/Zn + O2 b/Cu + Cl2 c/K + S d/Ca + Cl2 e/Na + S 2/ Viết PTHH xảy ra giữa các cặp chất a/magiê +axit sunfuric. b/kẽm +dd bạc nitrat. c/nhôm +dd sắt (III) clorua. d/sắt + dd đồng (II) clorua. 3/ Ngâm một chiếc đinh sắt vào 50ml dd AgNO3 0,5M cho đến khi phản ứng kết thúc. a/Viết PTPƯ, nêu hiện tượng phản ứng. b/Tính khối lượng sắt đã phản ứng với dd trên. c/Khối lượng chiếc đinh sắt sau thí nghiệm tăng hay giảm (giả sử toàn bộ lượng bạc tạo thành đều bám vào chiếc đinh sắt). 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập: HĐ nhóm: GV tổ chức HĐ nhóm thảo luận đề hoàn thành các yêu cầu trong phiếu học tập số 3. 3. Báo cáo két quả: Gv yêu cầu các nhóm chấm chéo. Gv nhận xét và chốt kiến thức và ghi điểm cho các nhóm. 13 MỘT SỐ HÌNH ẢNH TIẾT HỌC THỰC HÀNH 15 17 Trong thực tế, nhiều giáo viên cho rằng, sử dụng thí nghiệm theo hướng nghiên cứu là tích cực nhất và thường sử dụng thí nghiệm theo cách: GV tiến hành thí nghiệm, yêu cầu học sinh HS quan sát, nêu hiện tượng sau đó giải thích. Quan niệm và tiến trình dạy học như vậy chưa thực sự hiệu quả và không phù hợp với mọi thí nghiệm. Phương pháp nghiên cứu là một phương pháp tích cực nhưng chỉ nên sử dụng với các kiến thức mới, học sinh không có khả năng suy luận chắc chắn theo các lý thuyết chung đã học. Trường hợp học sinh có thể sử dụng kiến thức đã có để dự đoán thì nên dùng thí nghiệm để kiểm chứng. Sở dĩ nhiều giáo viên có quan niệm sai lầm và cách sử dụng rhí nghiệm chưa hợp lí đó là do chưa thực sự hiểu rõ tác dụng, tiến trình dạy học của mỗi cách sử dụng thí nghiệm cũng như chưa biết cách lựa chọn phương pháp sử dụng thí nghiệm cho phù hợp. Sử dụng thí nghiệm hóa học được coi là tích cực khi thí nghiệm hóa học được dùng làm nguồn kiến thức để học sinh khai thác, tìm tòi kiến thức hoặc dùng để kiểm chứng, kiểm tra những dự đoán, suy luận lý thuyết, hình thành khái niệm. Việc sử dụng có hiệu quả thí nghiệm cần chú ý đến nội dung, vị trí bài dạy trong chương trình, tính phức tạp của dụng cụ và độc hại của hóa chất, kĩ năng thí nghiệm đã có của học sinh. Với các thí nghiệm độc hại, dễ gây cháy nổ thì cần được thực hiện bởi giáo viên. Các thí nghiệm của giáo viên cần tăng cường theo phương pháp nghiên cứu, hạn chế việc sử dụng thí nghiệm theo phương pháp minh họa nhằm phát huy tính tích cực nhận thức, rèn luyện tính tự học và tư duy của họ c sinh. Với các thí nghiệm đơn giản, sử dụng hóa chất ít độc hại khó gây nguy hiểm cho học sinh, có thể cho học sinh thực hiện dưới sự hướng dẫn của giáo viên. 2.4. Khả năng áp dụng của sáng kiến Đề tài “Tạo hứng thú học tập môn Hóa học cho học sinh thông qua kênh thực hành” được áp dụng trong quá trình dạy học Hóa học ở trường THCS Phù Đổng. Trong quá trình áp dụng tôi nhận thấy kết quả học tập, kĩ năng thực hành của học sinh ngày càng được nâng lên. Đề tài có tác dụng thiết thực trong việc giảng dạy môn Hóa học ở trường THCS.
File đính kèm:
- bao_cao_sang_kien_tao_hung_thu_hoc_tap_mon_hoa_hoc_thong_qua.doc