Biện pháp Sử dụng trò chơi trong dạy học phân môn Tiếng Việt - Môn Ngữ văn ở THCS

doc 5 trang sklop9 14/07/2024 1510
Bạn đang xem tài liệu "Biện pháp Sử dụng trò chơi trong dạy học phân môn Tiếng Việt - Môn Ngữ văn ở THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Biện pháp Sử dụng trò chơi trong dạy học phân môn Tiếng Việt - Môn Ngữ văn ở THCS

Biện pháp Sử dụng trò chơi trong dạy học phân môn Tiếng Việt - Môn Ngữ văn ở THCS
 I. TÊN BIỆN PHÁP :"SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC PHÂN MÔN 
TIẾNG VIỆT - MÔN NGỮ VĂN Ở THCS"
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP
1 . Lý do chọn biện pháp
 Mục tiêu của giáo dục hiện nay là giúp học sinh học để biết, học để làm, 
học để tự khẳng định mình và học để cùng chung sống. Trang bị cho học sinh những 
kiến thức, thái độ và kĩ năng phù hợp trên cơ sở đó hình thành cho học sinh những 
hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong 
các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày. Để thực hiện được mục tiêu 
đó thì giáo dục cần đổi mới phương pháp dạy học phù hợp. Đó là một giải pháp then 
chốt, có tính đột phá cho việc thực hiện mục tiêu này. Một trong những biện pháp 
góp phần tích cực vào việc đổi mới phương pháp dạy và học là đưa các trò chơi phù 
hợp với đối tượng học sinh và nội dung bài học. Chính vì vậy mà việc tổ chức trò 
chơi trong dạy học Tiếng Việt sẽ giúp cho tiết học trở nên thoải mái, phát huy năng 
lực của học sinh và tăng thêm hứng thú cho giờ học, qua đó để nâng cao chất lượng 
dạy và học bộ môn. 
 Thực tế những năm gần đây cho thấy việc dạy học Văn ở các trường nói chung 
và trường tôi nói riêng gặp phải một điều đáng buồn là đa số học sinh tỏ ra ít hứng 
thú với môn học này. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân: Việc khó lựa chọn 
nghề nghiệp trong tương lai, một phần do xu hướng cho rằng môn Ngữ văn không có 
tính ứng dụng cao như các môn tự nhiên. Nhưng còn một nguyên nhân nữa cũng khá 
quan trọng là phần lớn giờ dạy Văn mà đặc biệt là phân môn Tiếng Việt vừa khô vừa 
khó chưa thực sự tạo được sức hấp dẫn và sức cuốn hút đối với học sinh. Vì thế yêu 
cầu bức thiết đặt ra là mỗi giáo viên tùy theo điều kiện và khả năng thực tế phải tích 
cực đổi mới phương pháp dạy học cũng như hình thức tổ chức hoạt động dạy học để 
giờ học Tiếng Việt ngày càng hấp dẫn và thú vị. Tôi thiết nghĩ việc tổ chức các trò 
chơi trong dạy học Tiếng Việt sẽ giúp các em học mà chơi, chơi mà học. Từ đó việc 
tiếp thu kiến thức sẽ trở nên nhẹ nhàng, không gây áp lực căng thẳng. Đồng thời, 
thông qua trò chơi, giáo viên còn hình thành ở học sinh năng lực khám phá, năng lực 
tư duy, kỹ năng làm việc nhóm, tăng tính đoàn kết, sự hợp tác giữa các thành viên. 
Đó chính là mục tiêu của dạy học theo hướng phát triển năng lực hiện nay. 
 Qua quá trình giảng dạy cũng như dự giờ các đồng nghiệp, tôi thấy việc tổ chức 
trò chơi trong các tiết học luôn tạo được sự lôi cuốn, sôi nổi, các em lĩnh hội kiến thức 
một cách dễ dàng; củng cố, khắc sâu kiến thức vững vàng, tạo cho các em niềm say 
mê trong học tập. Chính vì từ những lý do trên mà bản thân tôi đã mạnh dạn chọn 
biện pháp "Sử dụng trò chơi trong dạy học phân môn Tiếng Việt - môn Ngữ văn ở 
THCS".
 1 Các trò chơi thường được vận dụng để giúp các em vừa chơi vừa tìm hiểu được 
kiến thức trong bài. Vì vậy, sau khi áp dụng trò chơi, học sinh phải giải quyết được 
nhiệm vụ : Hình thành đơn vị kiến thức nào trong bài học.
 Trò chơi thường được tổ chức cho cá nhân hoặc cho nhóm nhỏ (2 người, hoặc 
4- 6 người ) để tránh sự ồn ào, hoặc quá lộn xộn trong hoạt động.
* Đối với hoạt động luyện tập và vận dụng kiến thức :
 Các trò chơi thường nhằm mục đích củng cố kiến thức hoặc kỹ năng vận dụng 
kiến thức từ bài học.
 Trò chơi có thể áp dụng cho cá nhân hoặc nhóm lớn để không khí sôi nổi của 
giờ học được duy trì.
* Đối với hoạt động tìm tòi, mở rộng:
 Trò chơi phù hợp với nhóm nhỏ hoặc nhóm lớn, thường gắn với nhiệm vụ đã 
giao từ tiết trước khi học sinh phải mở rộng kiến thức, tìm tòi kiến thức ngoài bài học 
 3.2. Tiến trình tổ chức trò chơi 
 Gồm các bước cơ bản sau :
 - Bước 1: Giáo viên giới thiệu tên, mục đích của trò chơi
 - Bước 2 : Hướng dẫn luật chơi. Bước này gồm những việc sau :
 + Quy định số người trong các đội chơi, trọng tài
 + Các dụng cụ dùng để chơi
 + Cách chơi: Từng việc làm cụ thể của người chơi, các đội chơi, thời gian
 + Cách đánh giá kết quả.
 - Bước 3 : Thực hiện trò chơi (Các đội hoặc cá nhân tiến hành chơi theo hiệu 
lệnh)
 - Bước 4 : Các đội chơi trình bày kết quả của đội mình.
 - Bướ 5 : Nhận xét sau cuộc chơi.
 + Công bố kết quả đội chơi của từng đội (trọng tài làm nhiệm vụ)
 + Một số học sinh nêu kiến thức, kĩ năng trong bài học mà trò chơi đã thể 
hiện.
 Để có thể làm được như trên, giáo viên cần thực hiện các công việc cụ thể sau :
 - Xác định được chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ, năng lực, phẩm chất cần 
hình thành ở mỗi bài dạy, chú trọng năng lực vận dụng kiến thức để giải quyết các 
tình huống thực tiễn và năng lực sáng tạo.
 - Soạn bài, thiết kế các hoạt động dạy và học, các trò chơi có thể áp dụng sao 
cho phù hợp với nội dung bài học, với đối tượng học sinh, với không gian lớp học và 
đồ dùng dạy học hiện có.
 - Chuẩn bị phần thưởng, quà tặng phù hợp để khuyến khích học sinh. 
 - Vận dụng ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học, thiết kế đồ dùng dạy 
học phục vụ cho trò chơi, khuyến khích học sinh làm đồ dùng ứng dụng trò chơi (hộp 
giấy, cây hoa dân chủ...)
 3 Như vậy, hai trò chơi được tổ chức tương ứng với các hoạt động khởi động và 
vận dụng sẽ giúp học sinh vừa được học, vừa được chơi, tránh tâm lí nặng nề khi học 
bài, tạo cho tiết học sổi nổi và đạt hiệu quả.
4. Kết quả đạt được
 Qua thực tế sau khi tiến hành sử dụng trò chơi trong dạy học phân môn Tiếng 
 Việt, tôi thấy chất lượng bộ môn ngày càng nâng cao rõ rệt. Đặc biệt là giờ học trở 
 nên sôi nổi, học sinh thích thú, chủ động tìm tòi và tiếp thu kiến thức. Kết quả khảo 
 sát chất lượng Tiếng Việt lớp 7 đầu và cuối năm học 2019- 2020 đã cho thấy hiệu 
 quả của việc áp dụng biện pháp đó. Cụ thể là :
* Kết quả khảo sát ban đầu: 
 Lớp Sĩ số Trên trung bình Dưới trung bình
 G % K % TB % Yếu % Kém %
 7 A 31 05 16,1 10 32,3 11 35,5 05 16,1 0 0
 7B 31 06 19,4 08 25,8 12 38,7 06 19,4 0 0
* Kết quả sau khi áp dụng biện pháp :
 Lớp Sĩ số Trên trung bình Dưới trung bình
 G % K % TB % Yếu % Kém %
 7A 31 08 25,8 14 45,2 08 25,8 01 3,2 0 0
 7B 31 09 29,0 12 38,7 09 29,0 01 3,2 0 0
 Trên đây là biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục của cá nhân tôi đã áp dụng 
 khá thành công trong quá trình dạy học môn Tiếng Việt trong nhà trường. Rất mong 
 được sự góp ý chân thành của Hội đồng bộ môn, Ban giám khảo để biện pháp này 
 ngày càng hoàn thiện hơn.
 Lệ Thủy, ngày 10 tháng 11 năm 2020
 Xác nhận của Hiệu trưởng Giáo viên
 Diệp Thị Diệu Linh
 5 

File đính kèm:

  • docbien_phap_su_dung_tro_choi_trong_day_hoc_phan_mon_tieng_viet.doc