Đề cương Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng linh hoạt các phương pháp dạy học Vật lý 9
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng linh hoạt các phương pháp dạy học Vật lý 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng linh hoạt các phương pháp dạy học Vật lý 9
ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ”ÁP DỤNG LINH HOẠT CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VẬT LÝ 9” I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Vấn đề phát huy tính tích cực học tập của học sinh đã được đặt ra trong ngành giáo dục từ lâu, cao điểm là từ năm 2001. Thế nhưng cho đến nay ở một số giáo viên sự chuyển biến về phương pháp dạy học chưa được là bao chủ yếu vẫn là thông báo kiến thức định sẵn, cách học thụ động sách vở, vẫn là “Thầy đọc – trò chép”, giáo viên quyết định toàn bộ quá trình dạy học. Học sinh thụ động tiếp thu, ghi nhớ, nhắc lại, rập khuôn. Lối dạy đó có thể làm cho học sinh có thể bắt trước, có thể đạt kết quả cao trong các kỳ thi kiểm tra kiến thức, nhưng lại tỏ ra yếu kém khi phải hoạt động sáng tạo, khi phải giải quyết những vấn đề mới của thực tiễn. Nếu cứ tiếp tục dạy và học thụ động như thế, giáo dục không thể đáp ứng được yêu cầu mới của xã hội. Sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, sự thách thức trước nguy cơ tụt hậu đang đòi hỏi đổi mới giáo dục, trong đó có sự đổi mới căn bản về phương pháp dạy học. Để góp phần giải quyết vấn đề trên tôi đã mạnh dạn sưu tầm tài liệu về các phương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy học Vật lí 9 nói riêng, cộng với quá trình giảng dạy và được sự giúp đỡ của đồng nghiệp đã giúp tôi viết thành đề tài này. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. a) Mục tiêu nghiên cứu. Đề tài tìm và chọn ra một số phương pháp dạy học cơ bản, phù hợp đặc trưng của bộ môn Vật lí THCS nói chung và bộ môn Vật lí 9 nói riêng, trong đó có sự kết hợp với các phương pháp khác, qua đó giúp bản thân tôi có cơ sở và định hướng tốt và vững hơn khi dạy học Vật lí 9. Áp dụng đề tài này thường xuyên sẽ tạo cho học sinh có thói quen học tập tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo trong hoạt động nhận thức, giúp các em hứng thú hơn khi học Vật lí, bước đầu làm quen với bộ môn Vật lí thực nghiệm. Ngoài ra tôi hy vọng đề tài còn là tài liệu tham khảo cho việc dạy Vật lí của giáo viên các trường THCS trên địa bàn thành phố. Page 1 a. Phương pháp nghiên cứu. + Tham khảo, nghiên cứu tài liệu hướng dẫn về phương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy học mới trong vật lí nói riêng. + Tham khảo SGK, SGV, SBT Vật lí 9. + Áp dụng dạy thử vào giờ dạy trên lớp. + Tham khảo ý kiến của đồng nghiệp, thăm dò ý kiến của học học sinh sau mỗi giờ dạy để rút kinh nghiệm. + Tích lũy các giờ dạy trên lớp, dự giờ của đồng nghiệp. + So sánh chất lượng giờ dạy, lực học của học sinh khi chưa áp dụng đề tài với khi đã áp dụng đề tài. b. Nội dung nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học Vật lí 9. Gồm các phương pháp sau đây: + Phương pháp dạy và học hoạt động nhóm. + Phương pháp dạy và học đặt và giải quyết vấn đề. + Phương pháp xử lí thông tin theo mô hình quy nạp. + Phương pháp xử lí thông tin theo mô hình diễn dịch. Page 3 Trước tình hình đó, tôi đưa ra bốn phương pháp dạy học mới áp dụng trong dạy học Vật lí 9 nhằm khắc phục những hạn chế nêu trên. Trong từng phương pháp có trình bày nội dung, cách thực hiện và ví dụ minh họa cho phương pháp đó. 3. Nội dung và hình thức của giải pháp. a. Mục tiêu của giải pháp. Dạy học là quá trình trao đổi kiến thức giữa thầy và trò. Người thầy phải luôn đổi mới bài giảng cũng như phong cách đứng lớp. Như vậy, người dạy sẽ học được từ học trò của mình rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tế. Mối quan hệ thầy trò sẽ trở nên gần gũi, tốt đẹp qua việc giải quyết các tình huống liên quan đến nội dung bài học và cuộc sống của người học. Giáo viên áp dụng các phương pháp mới trong dạy học giúp người học thấy họ được học chứ không bị học. Người học được chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm của mình đồng thời với việc bổ sung những kiến thức, kinh nghiệm không chỉ từ người thầy mà còn từ chính các bạn trong lớp. Họ hạnh phúc khi được học, được sáng tạo, được thể hiện, được làm. Nhờ học theo hướng tích cực mà họ ghi nhớ sâu kiến thức và tăng khả năng áp dụng vào thực tế lên gấp 3-4 lần so với cách học thụ động một chiều. Dạy học bằng phương pháp mới chính là tìm mọi cách giúp người học được chủ động trong việc học, cho họ được làm việc, được khám phá tiềm năng của chính mình. Người dạy cần giúp người học có được sự tự tin, có trách nhiệm với bản thân để từ đó chia sẻ trách nhiệm với cộng đồng. b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp. Khi áp dụng phương pháp giáo dục chủ động, người học giữ vai trò trung tâm, người thầy chỉ đóng vai trò hướng dẫn, giúp đỡ. Người học chủ động tìm kiếm tri thức và có thể thu nhận kiến thức không chỉ từ thầy mà còn từ rất nhiều nguồn khác nhau. Như vậy, vai trò của người thầy có giảm đi không? Xin khẳng định ngay là không. Ngược lại, vai trò người thầy càng trở nên quan trọng. Giữa biển thông tin mênh mông, điều gì cần gạn lọc, cách sử dụng ra sao và ứng dụng chúng vào cuộc sống như thế nào Tất cả những điều ấy đều cần đến sự chỉ dẫn của người thầy. Sự thay đổi này đòi hỏi chúng ta phải dạy và học như thế nào? Với người học, các bạn cần hiểu rõ mình là ai và mình muốn là người như thế nào, điều gì mình cần học và mình muốn học cái gì. Với người dạy, Page 5 duy trì ổn định hoặc thay đổi trong từng phần của tiết học, được giao cùng nhiệm vụ hoặc nhiệm vụ khác nhau. + Nhóm tự bầu ra nhóm trưởng. Trong nhóm có thể phân công mỗi người một phần việc, như: người lắp ráp thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm, thư kí ghi kết quả, báo cáo kết quả + Trong nhóm, mỗi thành viên đều phải làm việc tích cực, không được ỷ laị một vài người hiểu biết và năng động hơn. Các thành viên trong nhóm giúp đỡ nhau tìm hiểu vắn đề nêu ra trong không khí thi đua với các nhóm khác. Kết quả làm việc chung của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả học tập chung của cả lớp. Để trình bày kết quả làm việc của nhóm trước toàn lớp, nhóm có thể cử ra một đại diện hoặc phân công mỗi thành viên trình bày một phần nếu nhiệm vụ của nhóm khá phức tạp. * Cấu tạo của một buổi học vật lí theo nhóm có thể như sau: + Làm việc chung cả lớp: Giáo viên đặt vấn đề bằng cách nêu hiện tượng hoặc làm thí nghiệm, xác định nhiệm vụ; Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ, đồ dùng thí nhgiệm (nếu có); Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm. + Làm việc theo nhóm: Phân công trong nhóm; Thành viên trong nhóm trao đổi hoặc cùng làm thí nghiệm, thảo luận trong nhóm; Cử đại diện trình bày kết quả. + Tổng kết trước lớp: Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả; Thảo luận chung cả lớp; Giáo viên tổng kết, nhận xét buổi làm vệc. Ví dụ về phương pháp theo nhóm trong bài: d3: Phương pháp xử lí thông tin theo mô hình quy nạp trong môn Vật lý 9. Phương pháp xử lí thông tin theo mô hình quy nạp thường được sử dụng để khám phá ra các khái niệm Vật lí mới, các quy tắc Vật lí mới, các định luật Vật lí mới. Phương pháp này thường có các bước sau: + Giáo viên làm thí nghiệm hoặc cho học sinh tự làm thí nghiệm theo nhóm. + Học sinh quan sát cẩn thận thí nghiệm rồi từ đó rút ra nhận xét. + Các học sinh phân tích, đánh giá nhận xét đó. + Giáo viên tiếp tục làm thí nghiệm Vật lí thứ hai hoặc cho học sinh tiếp tục làm thí nghiệm Vật lí thứ hai theo nhóm. Page 7 III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận. Với mong muốn góp một phần nhỏ trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục ở nhà trường, trong quan điểm đổi mới giáo dục hiện nay, là giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Vật lí 9 tôi đã dành thời gian trăn trở và tìm tòi để cố gắng hoàn thành đề tài “Áp dụng các phương pháp mới trong dạy học Vật lí 9”. Tuy nhiên do điều kiện cũng như năng lực còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Tôi rất mong được sự giúp đỡ của các cấp lãnh đạo và sự góp ý chân thành của các đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Vật lí 9. 2. Kiến nghị a. Đối với các cấp quản lí giáo dục: b. Đối với địa phương c. Đối với gia đình. Page 9 MỤC LỤC NỘI DUNG Trang I. PHẦN MỞ ĐẦU. 1 1. Lý do chọn đề tài. 1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu. 2 3. Đối tượng nghiên cứu. 3 4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu. 3 5. Phương pháp nghiên cứu. 3 II. PHẦN NỘI DUNG. 4 1. Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu. 4 2. Thực trạng. 5 3. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp. 6 III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 23 1. Kết luận. 23 2. Kiến nghị. 24 ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CÁC CẤP 26 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 27 Page 11
File đính kèm:
- de_cuong_sang_kien_kinh_nghiem_ap_dung_linh_hoat_cac_phuong.docx