Đề cương Sáng kiến Kinh nghiệm quản lí tốt nề nếp lớp chủ nhiệm qua sổ đầu bài
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Sáng kiến Kinh nghiệm quản lí tốt nề nếp lớp chủ nhiệm qua sổ đầu bài", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương Sáng kiến Kinh nghiệm quản lí tốt nề nếp lớp chủ nhiệm qua sổ đầu bài
1.TÊN ĐỀ TÀI: “KINH NGHIỆM QUẢN LÍ TỐT NỀ NẾP LỚP CHỦ NHIỆM QUA SỔ ĐẦU BÀI” 2. ĐẶT VẤN ĐỀ: 2.1/ Tầm quan trọng của vấn đề: Có thể nói giáo viên chủ nhiệm (GVCN) là người quyết định mọi việc trong sự tiến bộ của lớp, người chịu ảnh hưởng nhiều nhất về mọi hoạt động của học sinh.Vai trò của GVCN đặc biệt quan trọng là vậy, cho nên để làm tròn trách nhiệm và vai trò của mình, GVCN phải đảm nhiệm một khối lượng lớn công việc. Trước hết, GVCN phải nắm bắt về mọi mặt của HS lớp mình phụ trách như về học lực, năng khiếu, đặc biệt là hạnh kiểm đạo đức, sức khỏe, hoàn cảnh gia đình và về tâm sinh lý của học sinh. Tư chất hoàn cảnh và cá tính chi phối rất mạnh việc học tập của HS. GVCN có nắm chắc các mặt của đối tượng mình phụ trách mới đủ điều kiện tiến hành giáo dục, tránh được sự ngộ nhận, sai lầm trong quá trình giáo dục. Đây là những hiểu biết bước đầu, rất cơ bản để lập kế hoạch công tác chủ nhiệm cả năm. Sổ đầu bài là một trong những tiêu chí để xếp loại hạnh kiểm, nên sổ đầu bài có vai trò rất lớn, là cầu nối giữa GV bộ môn với GV chủ nhiệm, thể hiện tình hình nề nếp, tình hình học tập của HS qua từng tiết học. 2.2/ Tóm tắt thực trạng liên quan đến vấn đề: Để làm tốt công tác chủ nhiệm GV cần có sự đầu tư nhất là về thời gian, GV chủ nhiệm phải giành thời gian tìm hiểu, theo dõi từng đối tượng HS, qua các hoạt động vui chơi,học tập... sự phản ánh của GV bộ môn qua sổ đầu bài đã giúp GV chủ nhiệm nắm được phần lớn để giáo dục, điều chỉnh, uốn nén các em kịp thời. Tuy hiện nay GV bộ môn đã thể hiện rõ và khá ngắn gọn đầy đủ thông tin tình hình nề nếp học tập của HS qua 45 phút, nhưng có một số GVCN không xử lí kịp hoặc bỏ qua, nên việc xếp loại ở sổ đầu không có tác dụng gì đối với lớp, đối với từng HS. Nhiều em mà hay vi phạm GVBM ghi vào sổ đầu bài thì cho rằng thầy cô cứ ghi có gì đâu mà sợ. Trái lại có nhiều lớp HS rất sợ mình có tên ở đó. 2.3/ Lý do chọn đề tài: Giáo viên chủ nhiệm có vai trò rất lớn và quan trong công tác chủ nhiệm. Như chúng ta đã biết,việc giáo dục phát triển nhân cách học sinh là một nhu cầu cần thiết, bản chất của quá trình giáo dục là toàn bộ hoạt động của học sinh về học tập vui chơi... là điều kiện thuận lợi để tiềm năng của học sinh được phát triển dưới sự giáo dục của nhà trường nói chung và giáo viên chủ nhiệm nói riêng. Cho nên tôi là một giáo viên chủ nhiệm tôi luôn tâm niệm làm cách nào để giáo dục cho tất cả các em trở thành những con ngoan trò giỏi, để các em trở thành những con người hữu ích cho xã hội. Trong thời đại khoa học kĩ thuật tiến bộ như ngày nay cuộc sống không ít những thói hư tật xấu luôn rình rập và lôi cuốn con người nhất là đối với các em ở lứa tuổi học sinh. Xuất phát từ tình hình thực tế tôi quyết tâm thực hiện tốt công tác quản lí lớp chủ nhiệm để góp phần đưa nề nép lớp, phong trào lớp vững mạnh. Qua quá trình làm công tác chủ nhiệm nhiều năm, qua học hỏi đồng nghiệp tôi nhận thấy làm chủ nhiệm bao hàm nhiều vấn đề nhưng có hiệu quả hơn cả là nắm 1 khiển quá trình tự giáo dục của từng học sinh và tập thể học sinh, phát huy vai trò chủ thể tích cực của học sinh trong giáo dục. + Cố vấn còn là quá trình điều khiển, định hướng của giáo viên chủ nhiệm đối với hoạt động tự quản của tập thể học sinh lớp chủ nhiệm, giáo viên chủ nhiệm không trực tiếp tham gia điều khiển công việc của lớp, không làm thay các em trong mọi hoạt động. + Chức năng cố vấn thể hiện trước hết ở chỗ giáo viên chủ nhiệm bằng nghệ thuật sư phạm kích thích tư duy sáng tạo ở học sinh, phát triển tiềm năng trí tuệ vốn có của từng em trong học tập, đề xuất các nội dung, các giải pháp, cách thức tổ chức hoạt động thực hiện các mục tiêu giáo dục của nhà trường. + Cố vấn là sự điều chỉnh, điều khiển tư duy thái độ, tình cảm, hành vi, hoạt động của học sinh. 4. CƠ SỞ THỰC TIỄN: Nói đến công tác chủ nhiệm, chúng ta sẽ hình dung giống như một người làm vườn, rất nhiều công việc phải làm nhưng không phải một, hai ngày mà phải qua một thời gian dài và phải hiểu rõ từng đặc tính của từng loại cây. Đối với học sinh THCS về tâm lí, nhân thức, hiểu biết của các em còn hạn chế. Vì vậy giáo viên chủ nhiệm là người gần gũi và thường xuyên hơn trong việc giúp đỡ, uốn nắn từng đối tượng của lớp mình. Trong nhiều năm qua có các Thầy, cô tuy đã hoàn thành nhiệm vụ nhưng trong quá trình thực hiện chưa có hiệu quả. Thời gian chúng ta gặp lớp rất ít, chỉ có 45 phút mà biết bao nhiêu là công việc, nên giáo viên chưa chú ý đến xếp loại ở sổ đầu bài. Sổ đầu bài phản ánh nhiều yếu tố như học tập, vệ sinh, nề nếp tác phong ...được giáo viên bộ môn phản ánh vào đó. Nếu giáo viên chủ nhiệm bỏ qua việc theo dõi sổ đầu bài là bỏ qua một công tác quan trọng, chi tiết để xác định đúng người đúng tội từ đó có biện pháp giáo dục các em. Để khắc phục những hạn chế trên tôi xin có một chút kinh nghiêm nhỏ để góp phần quản lí tốt nề nếp lớp chủ nhiệm qua việc theo dõi sổ đầu bài. 5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: a.Thực trạng: Theo quy định của nhà trường, việc theo dõi xếp loại hạnh kiểm học sinh hằng tháng không chỉ dựa vào việc theo dõi các hoạt động của GVCN của ban cán sự lớp, mà sổ đầu bài cũng là tiêu chí để xếp loại. Sau vài tuần nhận lớp trôi qua tôi theo dõi sổ đầu bài dường như các em học rất ít giờ tốt vị trí của lớp tuần nào cũng hạn cuối. Ở sổ đầu bài giờ nào giáo viên cũng phê lớp ít tập trung, còn ồn, bài cũ chưa cao...trước những khó khăn ấy tôi tự hứa với lòng mình làm sao để thực hiện tốt công tác chủ nhiệm để khắc phục những hạn chế trên để đưa lớp mình vươn lên trong học tập cũng như trong phong trào của lớp. b.kế hoạch thực hiện: Giáo viên chủ nhiệm sẽ thường xuyên theo dõi tình hình lớp qua sổ đầu bài, ở những giờ có trên lớp hoặc theo dõi từng ngày. Kết hợp tốt với ban cán sự lớp và cần có một “thám tử ”riêng cho giáo viên chủ nhiệm. Thường xuyên làm việc với phụ huynh của những học sinh vi phạm, phối hợp với giáo viên bộ môn. c.Biện pháp thực hiện: 3 Cho nên Sổ đầu bài là nơi mà GV bộ môn cập nhật thông tin mới nhất, chính xác nhất về tình hình của lớp qua một tiết. Vì vậy GVCN phải thường xuyên theo dõi kiểm tra vào cuối buổi, hoặc vào lúc nào có mặt ở lớp chủ nhiệm để nắm được thông tin cơ bản của lớp. - GVCN phối hợp chặt chẽ với ban cán bộ lớp nhất là với lớp trưởng, kịp thời báo cáo liên hệ với GVCN về lớp. - Khi nắm được thông tin GVCN phải xử lí kịp thời để tránh tình trạng HS tái vi phạm, như bỏ tiết, đánh lộn, vô lễ, trộm cắp,.... - Để quản lí tốt lớp chủ nhiệm là một việc rất khó và cần nhiều thời gian, một lớp tốt không chỉ bản thân lớp đó tốt mà cần có một chủ nhiệm tích cực bám lớp. - Giáo viên chủ nhiệm lớp phải quản lý toàn diện lớp học, quản lý học sinh lớp học và cần nắm vững: + Hoàn cảnh và những thay đổi, những tác động của gia đình đến học sinh của lớp chủ nhiệm. + Hiểu biết những đặc điểm của từng em học sinh (về sức khỏe, sinh lý, trình độ nhận thức, năng lực hoạt động, năng khiếu, sở thích, nguyện vọng, quan hệ xã hội, bạn bè.) + Nắm vững mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục cấp học, lớp học và khả năng thực hiện, kết quả của lớp phụ trách so với mục tiêu giáo dục về mọi mặt (học tập, rèn luyện đạo đức, thể dục thể thao, văn nghệ và các hoạt động khác). + Quản lý toàn diện đặc điểm học sinh của lớp, nắm vững mục tiêu đào tạo, giáo dục cả về mặt nhân cách và kết quả học tập của học sinh, đồng thời nắm vững hoàn cảnh của từng em để kết hợp giáo dục. - Và đặt biệt cái cần có của GVCN ở đây là cái tâm và cái nhìn theo hướng mở khi giáo dục học sinh. Trong năm học 2007-2008 trở về trước do tôi chưa nắm được những yếu tố cần thiết nên trong quá trình chủ nhiệm còn lúng túng và gặp nhiều khó khăn, lớp chủ nhiệm chưa đạt tốt. Sang năm học 2008-2009 2014-2015 trong qúa trình thực hiện có nhiều kết quả tiến bộ hơn. ví dụ :Tôi thường xuyên theo dõi xếp loại các tiết học qua sổ đầu bài, đến giờ sinh hoạt lớp sau khi ban cán bộ làm việc, GVCN sẽ xử lí các trường hợp vi phạm qua sổ đầu bài, lí do các tiết học không xếp loại tốt, từ đó ban cán cán bộ lớp sẽ có báo cáo rõ ràng, giờ Toán em nào không làm bài tập, giờ Văn bạn nào không soạn bài , giờ Anh văn bạn nào bỏ tiết...làm cho giờ đó xếp loại khá, TB.Từ đó GVCN dễ dàng trong việc đưa ra các biện pháp xử lí, uốn nắn HS, tuỳ theo mức độ mà GVCN phối hợp với GVBM, với PHHS.Với cách làm như thế HS sẽ sợ mình bị ghi vào sổ đầu bài và sợ giờ học đó không xếp loại tốt. Qua một thời gian tôi thấy lớp mình có nhiều tiến bộ trong việc học tập qua xếp loại ở sổ đầu bài. Tiết học tốt tăng lên, tiết khá giảm xuống. Nếu em nào bị ghi vào sổ đầu bài một lần rồi thì em đó rất sợ bị ghi lần thứ hai, nên em đó luôn cố gắng để khắc phục. 6. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5 nhiệm, qua dạy học thực tế, qua học hỏi đồng nghiệp. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện không tránh những sai sót. Mong được sự góp ý của Thầy, Cô. Đại Hồng, Ngày 15 tháng 1 năm2015 Người viết Trương Thị Thu Xuyến 7 9. PHỤ LỤC Tiêu chuẩn xếp loại tiết học ở sổ đầu bài 9 11.MỤC LỤC 1.Tên đề tài......................................................................................... 2. Đặt vấn đề............................................................................................................... 3. Cơ sở lý luận................................................................................... 4.Cơ sở thực tiễn................................................................................. 5. Nội dung nghiên cứu....................................................................... 6. Kết quả nghiên cứu................................................................................................. 7. Kết luận .......................................................................................... 8. Đề nghị................................................................................................................... 9. Phụ lục.................................................................................................................... 10.Tài liệu tham khảo................................................................................................. 11. Mục lục................................................................................................................. 11
File đính kèm:
- de_cuong_sang_kien_kinh_nghiem_quan_li_tot_ne_nep_lop_chu_nh.doc