Đề cương SKKN Đổi mới cách thức tổ chức các hoạt động dạy học nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh qua dạy học "Chương II: Các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh từ năm 1945 đến nay" - Lịch sử 9

pdf 7 trang sklop9 19/01/2025 430
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương SKKN Đổi mới cách thức tổ chức các hoạt động dạy học nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh qua dạy học "Chương II: Các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh từ năm 1945 đến nay" - Lịch sử 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương SKKN Đổi mới cách thức tổ chức các hoạt động dạy học nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh qua dạy học "Chương II: Các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh từ năm 1945 đến nay" - Lịch sử 9

Đề cương SKKN Đổi mới cách thức tổ chức các hoạt động dạy học nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh qua dạy học "Chương II: Các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh từ năm 1945 đến nay" - Lịch sử 9
 PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP VINH 
 _________________________________________________________ 
 ĐỀ CƯƠNG 
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
 ĐỀ TÀI 
ĐỔI MỚI CÁCH THỨC TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG 
 DẠY HỌC NHẰM TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP 
 CHO HỌC SINH QUA DẠY HỌC CHƯƠNG II: 
 “CÁC NƯỚC Á, PHI, MĨ LA-TINH 
 TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY” - LỊCH SỬ 9 
 LĨNH VỰC: LỊCH SỬ - ĐỊA LÝ 
 PHẦN MỞ ĐẦU 
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
 Trong bối cảnh hiện nay, ngành Giáo dục và Đào tạo đang tích cực triển 
khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và 
đào tạo “...Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, 
đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học... tăng 
thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn...”; 
 Bên cạnh đó, một thực tế hiện nay là lòng say mê và mong muốn được khám 
phá tri thức từ một bộ phận học sinh không cao. Đặc biệt đối với bộ môn Lịch sử là 
môn học mà nhiều học sinh ngại học vì các em cho rằng có quá nhiều số liệu, sự 
kiện khó nhớ, khó tiếp thu. 
 Trước những yêu cầu đó, thời gian qua Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An 
cùng phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Vinh đã tổ chức nhiều đợt bồi dưỡng, 
tập huấn chuyên môn nghiệp vụ và tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông mới, 
nâng cao năng lực dạy học tiếp cận năng lực cho giáo viên toàn tỉnh, thành phố. 
 Tuy nhiên, một thực tế hiện nay là nhiều giáo viên chưa thực sự tạo được 
hứng thú cho học sinh trong giờ học. 
 Thông qua đề tài này tôi chia sẽ những kinh nghiệm của bản thân với mong 
muốn cùng trao đổi, cùng góp ý để mỗi giờ dạy của giáo viên đều mang lại niềm 
đam mê và hứng thú cho các em đối với bộ môn Lịch sử. 
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 
 Đối tượng nghiên cứu: Các giải pháp nhằm tạo hứng thú học tập cho học 
sinh bậc trung học cơ sở trong dạy học môn Lịch sử. 
 Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu giải pháp đổi mới các hoạt 
động dạy học nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh từ việc thay đổi tư duy dạy 
học qua chương II “Các nước Á, Phi, Mĩ la-tinh từ năm 1945 đến nay” - Lịch sử 9. 
III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 
 Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng về dạy và học, đề xuất các giải 
pháp đổi mới các hoạt động dạy học trong chương II “Các nước Á, Phi, Mĩ la-tinh 
từ năm 1945 đến nay” - Lịch sử 9, nhằm tạo sự hứng thú học tập cho học sinh, 
nâng cao hiệu quả và chất lượng giảng dạy. 
IV. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI 
 1. Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về sự hứng thú trong học tập của học sinh 
và phương pháp dạy học của giáo viên. 
 2. Đánh giá thực trạng dạy và học môn Lịch sử 
 3. Đề xuất một số giải pháp nhằm đổi mới cách thức tổ chức các hoạt động 
 1 
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hứng thú học tập của học sinh 
 - Môi trường học tập 
 - Phương pháp học tập 
 - Nhận thức của học sinh 
 - Ảnh hưởng của gia đình 
 - Trình độ phát triển trí tuệ, thái độ với môn học và sức khỏe của học sinh. 
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ 
1. Thực trạng học sinh 
 - Một số học sinh đã tích cực tham gia các hoạt động học tập, sưu tầm, tìm 
hiểu lịch sử... 
 - Một số học sinh chưa chủ động tìm tòi kiến thức, chưa chủ động tìm 
phương pháp lĩnh hội kiến thức của riêng bản thân nên mức độ tích cực của các em 
trong việc nhận thức và học tập chưa cao. 
2. Thực trạng giáo viên 
 - Thứ nhất: Ít linh hoạt về phương pháp 
 - Thứ hai: Mô típ giáo án cũ, ít chịu thay đổi qua các năm, ít chịu suy nghĩ 
tìm tòi tạo thành nếp dạy, phong cách khó thay đổi. 
 - Thứ ba: Tư duy an phận (ít động lực phấn đấu): Mặc nhiên bản thân so với 
người khác, so với tập thể. 
 - Thứ 4: Nặng về kiến thức, làm thế nào dạy cho hết, ít chú trọng phát triển 
kỹ năng, cơ bản là truyền thụ kiến thức một chiều. 
III. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
1. Thay đổi tư duy hoạt động mở đầu 
 Giáo viên có thể lựa chọn các tình huống, các câu hỏi có vấn đề, câu chuyện 
trong đó hàm chứa nội dung chính, trọng tâm của bài mới, xem tranh ảnh, video, 
sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực nhằm kích thích sự tò mò, hứng thú tìm 
tòi cho học sinh, khơi dậy khát khao được tìm hiểu về nội dung bài học. 
2. Thay đổi tư duy tổ chức các hoạt động hình thành kiến thức 
2.1. Đối với kiến thức khái niệm, đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội, nguyên 
nhân hoặc những kiến thức tương đồng về nội dung 
 Tổ chức dạy học dưới dạng các trò chơi, tổ chức hoạt động sắm vai, tổ chức 
hoạt động học theo nhóm, tổ chức dạy học dự án, tổ chức dạy học đấu thầu, tổ 
chức dạy học ngoài không gian lớp học... 
2.2. Đối với kiến thức về diễn biến, sự kiện, chiến dịch. 
 Giáo viên nên cho học sinh xem các video phim tài liệu, video về các trận 
 3 
sinh làm bài kiểm tra nhanh, chấm và đánh giá qua kết quả bài kiểm tra. 
3. Kết quả thực nghiệm 
 Một là: Kết quả định lượng 
 Hai là: Kết quả định tính 
 Ba là: Kết luận chung về thực nghiệm. 
 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
1. TỔNG QUAN QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU 
2. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 
2.1. Đối với bản thân 
2.2. Đối với tập thể bộ môn 
2.3. Đối với học sinh 
3. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CỦA ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ 
3.1. Khả năng ứng dụng 
 - Phạm vi ứng dụng 
 - Nội dung ứng dụng 
3.2. Kiến nghị 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 PHỤ LỤC 
PHỤ LỤC 1: Giáo án thực nghiệm 
PHỤ LỤC 2: Link trò chơi, Link đề kiểm tra 
PHỤ LỤC 3: Hình ảnh một số hoạt động dạy học 
PHỤ LỤC 4: Phiếu điều tra thực tiễn ở trường trung học cơ sở 
 5 

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_skkn_doi_moi_cach_thuc_to_chuc_cac_hoat_dong_day_ho.pdf