Đề cương SKKN Giáo dục bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai qua dạy học chủ đề Vùng Bắc Trung Bộ trong Địa lí 9
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương SKKN Giáo dục bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai qua dạy học chủ đề Vùng Bắc Trung Bộ trong Địa lí 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương SKKN Giáo dục bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai qua dạy học chủ đề Vùng Bắc Trung Bộ trong Địa lí 9

1 ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Giáo dục bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai qua dạy học chủ đề: Vùng Bắc Trung Bộ trong Địa lí 9 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Nghị quyết số 29- NQ/TW khoá XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo của Đảng đã khẳng định: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời. Hiện nay, trong quá trình dạy học giáo viên môn Địa lí trong toàn tỉnh đã lựa chọn và áp dụng nhiều phương pháp, phương tiện và hình thức, kỹ thuật, dạy học tích cực, nhiều giáo viên đã thực hiện thành công một số phương pháp, hình thức, kỹ thuật dạy học phát huy được tính tích cực, tư giác, sáng tạo, chủ động cho học sinh toàn tỉnh nói chung và vùng miền núi nói riêng. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học, chú trọng giáo dục gắn với các vấn đề thực tiễn của các huyện chưa được tiến hành đồng bộ, thường xuyên, dẫn đến hiệu quả giáo dục môi trường, giáo dục ứng phó biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, gắn với hướng nghiệp, chưa cao. Chính vì vậy, việc lựa chọn các chủ đề dạy học môn Địa lí gắn với thực tiễn địa phương, giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục kỹ năng phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai; giáo dục hướng nghiệp đã phát huy hiệu quả dạy học, chất lượng dạy học các chủ đề, các hoạt động giáo dục nâng lên, tạo được hứng thú cho học sinh. Đó là lí do tôi chọn sáng kiến: “Giáo dục bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai qua dạy học chủ đề: Vùng Bắc Trung Bộ trong Địa lí 9” 2. Mục tiêu - Góp một hướng đi mới cho quá trình dạy học chủ đề Bắc Trung Bộ theo hướng tích hợp với nội dung gắn với các địa phương học sinh và ở mức độ cao hơn. - Xây dựng, thực hiện chủ đề dạy học trong môn Địa lí 9 theo định hướng tiếp cận mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông 2018. - Nâng cao hiệu quả dạy học Phần 3 Sự Phân hóa lãnh thổ theo hướng chuyển giao nhiệm vụ học tập cho học sinh, định hướng nhiệm vụ học thông qua nhu cầu, khả năng, sở thích gắn với địa phương và gắn với vấn đề thực tiễn tại địa phương. Từ dó góp phần nâng cao chất lượng môn học. - Học sinh hứng thú, hợp tác, chia sẽ, vận dụng kiến thức tổng hòa các môn học để báo cáo các sản phẩm học tập theo nhóm bằng các hình thức khác nhau. 3 - Khi tiến hành dạy học Địa lí 9 phần Sự phân hóa lãnh thổ đối với vùng kinh tế Bắc Trung Bộ giáo viên đang tiến hành dạy theo bài, mức độ liên hệ để giáo dục phòng chống thiên tai và bảo vệ môi trường chủ yếu là các câu hỏi mang tính liên hệ giới thiệu cách làm, chưa tạo điều kiện cho học sinh trình bày một giải pháp mang tính thực tế có hiệu quả tại các địa phương. 3. Giải pháp khắc phục thực trạng Chuyển dạy học các tiết độc lập vùng kinh tế Bắc Trung Bộ thành Chủ đề dạy học vùng Bắc Trung Bộ, thời lượng 02 tiết. Từ đó xây dựng tiến trình dạy học cụ thể như sau: 3.1. Giải pháp 1. Xác định vấn đề học tập và đặt tên cho chủ đề : Chủ đề Vùng Bắc Trung Bộ. Số tiết thực hiện 02 tiết 3.2. Giải pháp 2. Xác định mục tiêu/ yêu cầu cần đạt của chủ đề 3.3. Giải pháp 3. Xác định và xây dựng tư liệu dạy học cho chủ đề: tranh ảnh về vùng Bắc Trung Bộ, Video phục vụ bài giảng 3.4. Giải pháp 4. Thiết kế tiến trình dạy học của chủ đề Bắc Trung Bộ theo hướng dẫn với 04 hoạt động chính của công văn 5512/ BGDĐT. Chuỗi các hoạt động học tập gồm các hoạt động học tập như: Hoạt động mở đầu (hoạt động xuất phát), hoạt động khám phá (hoạt động hình thành kiến thức mới, hoạt động nhận thức), hoạt động luyện tập (hoạt động củng cố, đánh giá), hoạt động vận dụng. 3.5. Giải pháp 5. Thử nghiệm và điều chỉnh chủ đề 4. Quá trình thử nghiệm Trong năm học 2021 - 2022 tôi đã tiến hành thử nghiệm sáng kiến. Thường thì nhà trường có 3 lớp trên một khối nên tôi dùng phương pháp kiểm tra trước và sau tác động với các nhóm lớp. 5. Kết quả của quá trình thử nghiệm Kết quả khảo sát mức độ nhận thức, hành động của học sinh trước và sau khi thực hiện biện pháp giáo dục môi trường và phòng chống thiên tai tại địa phương như sau: Trước khi áp dụng sáng kiến: Nhận thức được Biết được Làm được Tuyền truyền có hiệu quả Tổng số 130 130 130 130 Số lượng 70 55 35 20 Tỉ lệ 53,8% 42,3% 26,9% 15,4% Sau khi áp dụng sáng kiến: Nhận thức được Biết được Làm được Tuyền truyền có hiệu quả Tổng số 130 130 130 130 Số lượng 130 110 100 100 Tỉ lệ 100% 84,6% 76,9% 76,9%
File đính kèm:
de_cuong_skkn_giao_duc_bao_ve_moi_truong_va_phong_chong_thie.pdf