Đề cương SKKN Một số giải pháp giáo dục di sản văn hóa địa phương trong dạy học địa lí Trung học cơ sở
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương SKKN Một số giải pháp giáo dục di sản văn hóa địa phương trong dạy học địa lí Trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương SKKN Một số giải pháp giáo dục di sản văn hóa địa phương trong dạy học địa lí Trung học cơ sở
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ VINH ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI “MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÁO DỤC DI SẢN VĂN HOÁ ĐỊA PHƯƠNG TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ TRUNG HỌC CƠ SỞ” (Viết lần thứ nhất) Tác giả: Phan Thị Vân Đơn vị: Trường THCS Lê Mao Môn: Địa lí Năm học 2021 - 2022 0 II. Mục đích nghiên cứu: - Giúp giáo viên nhận thấy được tầm quan trọng của công tác giáo dục DSVH địa phương cho thế hệ trẻ hiện nay. - Tăng cường ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ trong giáo dục DSVH địa phương. - Tìm hiểu thực trạng công tác giáo dục DSVH địa phương trong trường học và hiểu biết của học sinh về DSVH địa phương. - Tìm ra các phương pháp dạy học tích cực, hiệu quả để giáo dục DSVH địa phương cho thế hệ trẻ hiện nay nhằm kích thích hứng thú và nâng cao hiệu quả học tập môn Địa Lí cho học sinh THCS. - Thực hiện mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới: bồi dưỡng phẩm chất yêu nước, trách nhiệm cho những chủ nhân tương lai của đất nước, kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của cha ông. - Thực hiện mục tiêu giữ gìn, kế thừa, bảo tồn và phát huy giá trị các DSVH, góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. - Hướng nghiệp cho học sinh THCS (các ngành nghề liên quan đến khảo cổ, văn hóa, du lịch, nghề truyền thống) - Giới thiệu, quảng bá hình ảnh của địa phương tới người dân trong nước và du khách quốc tế, góp phần phát triển ngành dịch vụ du lịch nói riêng và nền kinh tế của tỉnh nhà nói chung. III. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu các đối tượng sau: - Di sản văn hóa và di sản văn hóa địa phương. - Hệ thống di sản văn hóa của tỉnh Nghệ An. - Quan điểm, thái độ, nhận thức của học sinh THCS về DSVH địa phương. - Các phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học để giáo dục di sản văn hoá địa phương trong dạy học THCS. - Công nghệ, công nghệ thông tin và các nền tảng công nghệ thông tin có thể ứng dụng trong lĩnh vực giáo dục. IV. Phạm vi nghiên cứu - Phạm nghiên cứu: Đề tài này tôi nghiên cứu phương pháp, các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục di sản văn hoá địa phương cho học sinh THCS trong phạm vi các hoạt động giáo dục ở trường THCS. - Phạm vi thực nghiệm: Học sinh trường THCS Lê Mao. - Phạm vi di sản văn hóa địa phương: Tỉnh Nghệ An. IV. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu lí luận - Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế - Phương pháp quan sát - Phương pháp thực nghiệm sư phạm - Phương pháp thống kê - Phương pháp tư duy, phân tích, tổng hợp, so sánh - Phương pháp giả thuyết 2 - Phần lớn học sinh nhận thức được tầm quan trọng của công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa. - Học sinh đồng tình với việc lựa chọn giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục di sản văn hóa. 1.2. Tình hình công tác giáo dục di sản văn hóa địa phương trong trường học. Chương trình giáo dục phổ thông không có bộ môn Giáo dục DSVH chỉ có nội dung tích hợp trong các môn học Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, Ngữ văn, Âm nhạc Trong thực tế mấy năm gần đây, việc dạy học địa lí gắn liền với giáo dục di sản luôn đề cao và khích lệ. Nhiều giáo viên đã rất tâm huyết, tích cực đổi mới phương pháp dạy học. Nhờ đó đã tổ chức được những hoạt động hết sức sinh động, bổ ích. Học sinh có cơ hội được tìm hiểu về các di sản của quê hương đất nước Bên cạnh đó, nhiều giáo viên chưa nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục DSVH, chưa nhận thức được vai trò của việc việc hình thành phẩm chất yêu nước, trách nhiệm cho học sinh trong dạy học, do đó, việc giáo dục di sản còn bị xem nhẹ. Trước đây, khi đại dịch Covid 19 chưa bùng phát, nhà trường thường tổ chức cho học sinh đi trải nghiệm thực tế, tham quan, học tập tại các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh hoặc bảo tàng địa phương. Nhưng hai năm qua, hoạt động đó phải hạn chế để phòng chống dịch. Chính vì thế, công tác giáo dục DSVH hiệu quả chưa cao. 2. Nguyên nhân a. Nguyên nhân khách quan + DSVH là nội dung được tích hợp, lồng ghép để giảng dạy trong một số môn học. + Nội dung, chương trình môn Địa lí tuy đã được giảm tải song vẫn còn nặng nề, quá tải, không đủ thời lượng để GV lồng ghép các nội dung về giáo dục DSVH cho học sinh. + Trách nhiệm của các lực lượng xã hội trong lĩnh vực bảo vệ DSVH chưa cao. b. Nguyên nhân chủ quan + Thứ nhất là về mặt nhận thức. Mặc dù đã được tập huấn, bồi dưỡng nhưng có một bộ phận giáo viên nhất là đối tượng lớn tuổi vẫn còn thể hiện rõ sự bảo thủ, trì trệ, hạn chế nhiều trong nhận thức. + Thứ hai do thói quen, lối cũ khó bỏ: Phần lớn giáo viên được đào tạo trước đây, chủ yếu tiếp thu và vận dụng theo phương pháp dạy học truyền thống. + Thứ ba là do nhiều giáo viên chưa tâm huyết, thiếu kiên trì với cái mới. + Thứ tư, năng lực đổi mới phương pháp nhiều giáo viên còn hạn chế do đó giờ học chưa tạo được hứng thú học tập cho các em học sinh. + Thứ năm do trình độ công nghệ thông tin của giáo viên còn hạn chế nên việc thu thập tài liệu, việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ các hoạt động dạy học gặp khó khăn. III. Giải pháp giáo dục di sản văn hoá địa phương trong dạy học Địa lí THCS 1. Xây dựng kế hoạch giáo dục, kế hoạch dạy học có nội dung giáo dục DSVH. - Kế hoạch giáo dục có nội dung giáo dục DSVH. - Kế hoạch dạy học minh hoạ về giáo dục DSVH. 2. Hướng dẫn học sinh nghiên cứu và tham gia cuộc thi Khoa học kĩ thuật dành cho học sinh THCS thông qua dạy học dự án. 3. Ứng dụng công nghệ thông tin để giáo dục DSVH trong dạy học 3.1. Tuyên truyền trên các trang mạng xã hội Facebook, Tiktok, Youtube, Instagram 3.2. Ứng dụng các nền tảng Padlet, Quizizz, Zoom, Goodle drive - Các công cụ của Google Drive: 4
File đính kèm:
- de_cuong_skkn_mot_so_giai_phap_giao_duc_di_san_van_hoa_dia_p.pdf