Đề cương SKKN Một số giải pháp về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua dạy học văn thuyết minh ở THCS
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương SKKN Một số giải pháp về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua dạy học văn thuyết minh ở THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương SKKN Một số giải pháp về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua dạy học văn thuyết minh ở THCS

PHÒNG GD & ĐT THÀNH PHỐ VINH --------------- -------------- ĐỀ CƢƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: "MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH QUA DẠY HỌC VĂN THUYẾT MINH Ở THCS" Năm học: 2021 – 2022 --------------- -------------- 0 môn Ngữ văn đặc biệt qua dạy học văn Thuyết minh học sinh được học tập theo từng chủ đề và nghiên cứu sâu văn bản đề dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Các em được giao bài tập hoặc bài thực nghiệm làm việc theo từng nhóm với từng đề án riêng của môn học. Với phương pháp học này, việc thảo luận và hợp tác tìm ra giải pháp cho vấn đề giúp các em phát triển khả năng học độc lập rất nhiều. Chính quá trình tự khám phá và thực hành, các em hiểu biết vấn đề sâu hơn là chỉ nghe giảng và chép bài. học sinh không những được tăng cường tích hợp các vấn đề cuộc sống, thời sự vào bài giảng mà còn tăng cường sự vận dụng kiến thức của học sinh sau quá trình học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn, rèn luyện các kỹ năng sống vốn rất cần cho trẻ hiện nay. Trong thực tế với THCS thì dạy học phân môn Tập làm văn về Thuyết minh để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh không còn là mới, nội dung này đã được người quan tâm và thực hiện tốt. Tuy nhiên khi triển khai và thực hiện ở nhiều giáo viên, nhiều trường chưa được đầy đủ. Thứ nhất, trong phân môn Tập làm văn đặc biệt văn thuyết minh rất hữu ích, thiết thực cho học sinh khi vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống trong cuộc sống nhưng do nội dung này ít đưa vào kiểm tra đánh giá nên giáo viên thường xem nhẹ còn học sinh chưa để ý thường làm cho qua chuyện. Thứ hai, trong quá trình dạy học phân môn Tập làm văn về Thuyết minh, khi nói về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh giáo viên trước đây chủ yếu chỉ lồng ghép trong bài học thông qua các câu hỏi phụ hoặc phần luyện tập cho học sinh chủ yếu viết bài để giáo dục kỹ năng sống mà chưa thự hiện qua nhiều hình thức khác như giao nhiệm vụ thực hiện nhóm, cá nhân làm sản phẩm, làm dự án... Việc học của các em chủ yếu học trong lớp học mà chưa thực hiện cả ngoài lớp học. Thứ ba, Tập làm văn về Thuyết minh ở THCS, được dạy xuyên suốt trong chương trình 8,9 và hiện nay trong chương trình GDPT 2018 đã được đưa và từ cả lớp 6, cho nên việc dạy học cho học sinh không chỉ hiểu mà còn biết vận dụng trong mọi tình huống là điều rất cần thiết. Ngoài ra, trong quá trình dạy học văn Thuyết minh ở THCS nhiều giáo viên khi dạy chưa kết nối xâu chuỗi được thành một mảng hệ thống. Trong quá trình dạy học, qua thảo luận chuyên đề tại Tổ của trường, trao đổi với đồng nghiệp chúng tôi thực sự quan tâm về vấn đề này và bước đầu có những chuyển biến tích cực. Vì vậy, tôi xin mạnh dạn trình bày đề tài: "Một số giải pháp về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua dạy học văn Thuyết minh ở THCS". II. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU Do tính chất của đề tài, chúng tôi xin giới hạn phạm vi và đối tượng nghiên cứu như sau: 2 Vì vậy, từ thực trạng nói trên, năm học 2021-2022 muốn được trình bày "Một số giải pháp về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua dạy học văn Thuyết minh ở THCS". 2. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN: Như trên đã nói, để tiết dạy học Ngữ văn nói chung và nội dung Thuyết minh nói riêng, đòi hỏi giáo viên phải có sự tổng hợp, vừa dạy văn bản đúng đặc trưng thể loại, vừa lựa chọn đúng trọng vấn đề cần khai thác, những phương pháp, kỷ thuật được sử dụng trong bài dạy. Đối với các bài dạy văn Thuyết minh cũng vậy có sự liên kết, thống nhất . Các em đã được tìm hiểu các nội dung trong chủ đề, học sinh dễ dàng nhận biết và so sánh nhưng điều quan trọng đó là cách giáo viên tổ chức, hướng dẫn để học sinh lĩnh hội và phát huy tính tích cực trong học tập. 2.1.VỀ VIỆC THIẾT KẾ NỘI DUNG: 2.1.1. Giáo dục kỹ năng sống qua nội dung bài học: Văn học xét đến cùng là phát huy năng lực Người, môn học Ngữ văn trong đó văn Thuyết minh cũng được xem là nguồn tài nguyên vô cùng phong phú. Vì vậy, khi đưa những nội dung giáo dục vào trong các dạng bài học, giáo viên cần phải lựa chọn những nội dung tiêu biểu, có độ mở cao để phát huy tính linh hoạt trong việc vận dụng các tình huống trong bài học. 2.1.2. Giáo dục kỹ năng sống qua giao nhiệm vụ cho các em. Qua thực tế dạy học trực tiếp kể cả trực tuyến, nắm bắt tinh thần chỉ đạo của Bộ GD-ĐT đặc biệt là sự hướng dẫn rất đầy đủ quả các buổi tập huấn của Thành phố, giáo viên đã hiểu rất rõ cách thức hướng dẫn học sinh thự hiện các nhiệm vụ học tập. Giáo viên có thể giao cho học sinh tìm hiểu về tác giả, tác phẩm, những câu hỏi liên quan đến bài học cần thảo luận trên nhóm ở nhà thay vì thảo luận trên lớp học...Qua phiếu bài tập, học sinh sẽ tự nghiên cứu bài học, chiễm lĩnh tri thức, các em sẽ khắc sâu và ghi nhớ các nội dung bài mình học. Qua đó rèn cho các em sự độc lập trong suy nghĩ, chủ động trong tiếp thu hay quyết đoán, mạnh mẽ trong trình bày ý kiến, nâng cao năng lực sử dụng công nghệ thông tin, thuyết trình... 2.1.3. Giáo dục kỹ năng sống qua hồ sơ học tập Sau khi học xong các văn bản trong chủ đề giáo viên giao cho học sinh thu thập các bài tập của mình thành một tập hồ sơ theo từng chủ đề. Đối với hồ sơ học tập, giáo viên hướng dẫn để học sinh hình thành ngay từ đầu về cách chuẩn bị, nội dung chuẩn bị. Giáo viên kiểm tra, đánh giá theo các tiêu chí được xây dựng từ Tổ nhóm. 2.1.4. Giáo dục kỹ năng sống qua các hoạt động khác. Từ các văn bản trong chủ đề, giáo viên khi dạy sẽ xâu chuỗi được các vẫn đề cốt lõi, để từ đó đề xuất với nhà trường tổ chức các hoạt động sinh hoạt câu lạc bộ, giáo viên giao cho học sinh dẫn chương trình, soạn nội dung chương 4 Với tinh thần đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực như hiện nay, theo tôi với phương pháp và hình thức tổ chức này có thể các trường đều có thể áp dụng, đặc biệt là chương trình dạy học phổ thông mới 2018. 3.2. Kết quả thực hiện đề tài Học sinh hứng thú học tập môn Ngữ văn của học . Biết cách đọc trong dòng, trên dòng, so sánh đối chiếu về thể loại trong cùng chủ đề. Rèn kỹ năng nhận thức, khám phá, giao tiếp, ứng xử, tổ chức..góp phần nâng cao chất lượng học tập cho các em. Về phía giáo viên, việc áp dụng các giải pháp tích cực vào dạy học văn Thuyết minh đã tạo hứng thú cho học sinh, học sinh học một cách tích cực, tự giác. Giáo viên từ đó có thể sáng tạo cho mình trong dạy học các nội dung khác. PHẦN III: KẾT LUẬN Dạy học không bao giờ đóng khung, luôn có sự đổi mới mà mỗi bản thân giáo viên phải nỗ lực không nghừng để tìm kiếm, khám phá, phải tích luỹ, phải xây dựng dựa trên nền tảng, mục tiêu giáo dục con người XHCN trong thời kỳ hội nhập và phát triển. Tuy vậy, với một vài kinh nghiệm còn ít ỏi, nhận thức còn có hạn, chúng tôi không tránh khỏi những chủ quan, khiếm diện. Vì thế, rất mong quý đồng nghiệp, nhất là những đồng nghiệp dày dặn kinh nghiệm, có nhiều thành công trong nghề góp ý, giúp đỡ để chúng tôi có thể tiến bộ hơn trong tương lai./. Xin chân thành cảm ơn! Vinh, ngày 5 tháng 12 năm 2021 6
File đính kèm:
de_cuong_skkn_mot_so_giai_phap_ve_giao_duc_ky_nang_song_cho.pdf