Đề cương SKKN Một số kinh nghiệm dạy học Bộ môn Vật lý THCS và tạo hứng thú cho học sinh khi học trực tuyến
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương SKKN Một số kinh nghiệm dạy học Bộ môn Vật lý THCS và tạo hứng thú cho học sinh khi học trực tuyến", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương SKKN Một số kinh nghiệm dạy học Bộ môn Vật lý THCS và tạo hứng thú cho học sinh khi học trực tuyến
PHÒNG GD & ĐT THÀNH PHỐ VINH TRƯỜNG THCS TRƯỜNG THI -------------o0o------------- ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Một số kinh nghiệm dạy học Bộ môn Vật lý THCS và tạo hứng thú cho học sinh khi học trực tuyến Tác giả: Nguyễn Thị Hà Giáo viên bộ môn: Vật Lý Đang công tác tại: Trường THCS Trường Thi Địa chỉ: Số 5 - Đ. Đinh Bạt Tụy - TP. Vinh - Nghệ An Năm học 2021 - 2022 dạy thì việc người giáo viên cần nghiên cứu và nắm vững hơn các phần mềm hỗ trợ dạy học trực tuyến. Việc nghiên cứu và nắm vững các phần mềm hỗ trợ dạy học sẽ giúp cho người giáo viên chủ động hơn, linh hoạt hơn, sáng tạo hơn trong quá trình dạy học trực tuyến, giúp cho tiết học đạt được hiệu quả, tạo được hứng thú học tập cho học sinh. Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm dạy học bộ môn Vật Lý THCS và tạo hứng thú cho học sinh khi học trực tuyến” làm đề tài nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm của mình. 1.2. Mục đích nghiên cứu Dựa trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng trong quá trình dạy học trực tuyến và tạo hứng thú học tập cho học sinh, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn việc sử dụng cũng như ứng dụng các phần mềm vào dạy học trực tuyến để nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến nói chung và bộ môn Vật Lý nói riêng cũng như giúp học sinh hứng thú hơn khi học trực tuyến trong thời gian tới, góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy và phát triển năng lực cho học sinh. 1.3. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. + Hệ thống hóa các công thức, các ký hiệu, các mạch điện có trong chương trình Vật Lý THCS, tạo ra hệ thống phím tắt cho tất cả các công thức, ký hiệu và mạch điện này trong phần mềm soạn thảo Microsoft Word + Hệ thống hóa các thí nghiệm có trong chương trình Vật Lý THCS, tạo ra hệ thống Video, Clip các thí nghiệm + Thiết kế một số trò chơi với theo dạng câu hỏi tùy biến để sử dụng trong các tiết học, tạo không khí sôi nổi, hứng thú cho học sinh trong khi học trực tuyến. + Hệ thống hóa các dạng bài tập trắc nghiệm và tự luận theo bài học, hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm sử dụng ra đề kiểm tra 15 phút hoặc kiểm tra 1 tiết, hoặc kiểm tra giữa kỳ (được gọi chung là ngân hàng đề thi) + Đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện, có hiệu quả hơn trong việc dạy học trực tuyến cũng như tạo hứng thú học tập cho học sinh khi học trực tuyến. 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Hiện tại đã có rất nhiều công trình nghiên cứu đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến, cũng như là tạo hứng thú cho học sinh trong khi học trực tuyến. Một số tác giả đã thực hiện nghiên cứu trong phạm vì ngành giáo dục, hoặc nhóm giáo viên đang giảng dạy ở các trường THCS, mặc dù có đề cập đến vấn đề người giáo viên cần nắm vững các phần mềm, các ứng dụng hỗ trợ trong việc dạy học trực tuyến nhưng lại chưa đề cập đến chi tiết, cụ thể những khó khăn vướng mắc của người giáo viên khi dạy học trực tuyến. Một số nghiên cứu cũng như sáng kiến kinh nghiệm khác đã đề cập đưa ra giải pháp khắc phục một số khó khăn, như là giải pháp đưa ra một phần mềm hỗ trợ để viết các công thức Vật Lý, giải pháp đưa ra phần mềm vẽ sơ đồ mạch điện, cũng có giải 3.3.3 Phương pháp điều tra: Tìm hiểu chất lượng bộ môn Vật Lý ở những năm học trước, khảo sát chất lượng đầu năm, thông qua dạy học trực tuyến theo dõi, kiểm tra tiến bộ của học sinh. 3.3.4 Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm tạo ra hoạt động; Tim hiểu về các các phần mềm, các ứng dụng, các website hỗ trợ cho việc dạy học trực tuyến hiện nay đang được các giáo viên sử dụng trong quá trình giảng dạy. 3.3.5 Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm. Áp dung các tính năng đã nghiên cứu đưa vào thử nghiệm cũng như các tiết dạy học trực tuyến bộ môn Vật Lý THCS để kiểm tra hiệu quả của những tính năng này thể giải quyết các khó khăn mà giáo viên khi dạy học trực tuyến gặp phải hay không. 3.4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của sáng kiến kinh nghiệm 3.4.1. Ý nghĩa lý luận Góp phần hệ thống hóa và cải thiện tối ưu hóa việc sử dụng các công thức, ký hiệu, sơ đồ mạch điện, các video clip thực hành, hệ thống câu hỏi bài tập, đề kiểm tra trong chương trình Vật Lý THCS và hoàn thiện lý luận, giải quyết các khó khăn mà người giáo viên gặp phải trong quá trình dạy học trực tuyến. 3.4.1. Ý nghĩa thực tiễn - Đánh giá được thực trạng cũng như tính hiệu quả khi dạy học bộ môn Vật Lý THCS và tạo hứng thú cho học sinh khi học trực tuyến. - Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học và tạo hứng thú cho học sinh khi học trực tuyến trong thời gian tới. II - PHẦN NỘI DUNG: CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN VÀ TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH. 1.1. Cơ sở lý luận về dạy học trực tuyến và tạo hứng thú cho học sinh khi học trực tuyến. 1.1.1. Cơ sở pháp lý. 1.1.2 Một số khái niệm về dạy học và giáo dục trực tuyến. 1.1.3. Điều kiện để dạy học trực tuyến có hiệu quả 1.1.4. Điều kiện để tạo hứng thú cho học sinh khi học trực tuyến 1.1.5. Ưu nhược điểm của giáo dục trực tuyến 1.1.6. Hiệu quả của học trực tuyến so với học tập truyền thống 1.2. Cơ sở thực tiễn về dạy học trực tuyến có hiệu quả 1.2.1. Hệ thống hóa các công thức, ký hiệu, sơ đồ mạch điện, các thí nghiệm có trong chương trình Vật Lý THCS. 1.2.2. Hệ thống hóa các câu hỏi trắc nghiệm, câu hỏi tự luận trong chương trình Vật Lý THCS.
File đính kèm:
- de_cuong_skkn_mot_so_kinh_nghiem_day_hoc_bo_mon_vat_ly_thcs.pdf