Đề cương SKKN Phát triển tố chất vận động sức bền thông qua phân loại học sinh theo nhóm thể lực trong nội dung chạy bền môn Thể dục Lớp 9
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương SKKN Phát triển tố chất vận động sức bền thông qua phân loại học sinh theo nhóm thể lực trong nội dung chạy bền môn Thể dục Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương SKKN Phát triển tố chất vận động sức bền thông qua phân loại học sinh theo nhóm thể lực trong nội dung chạy bền môn Thể dục Lớp 9

PHÕNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ VINH TRƢỜNG THCS TRƢỜNG THI ------------ ĐỀ CƢƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: “PHÁT TRIỂN TỐ CHẤT VẬN ĐỘNG SỨC BỀN THÔNG QUA PHÂN LOẠI HỌC SINH THEO NHÓM THỂ LỰC TRONG NỘI DUNG CHẠY BỀN MÔN THỂ DỤC LỚP 9” Tác giả : Đậu Văn Tuyên Lĩnh vực : Thể dục thể thao Đơn vị công tác : Trƣờng THCS Trƣờng Thi Nghệ An, 2021 - Đưa ra các giải pháp để phân loại học sinh theo nhóm thể lực để từ đó tập luyện nội dung chạy bền một cách có hiệu quả nhất. - Ghi lại những việc làm đi đến thành công để đúc rút kinh nghiệm của bản thân. 2. Đối tƣợng nghiên cứu - Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lí và khả năng vận động, tố chất thể lực sức bền của học sinh lớp 9. - Tìm hiểu nguyên tắc vừa sức trong chạy bền - Hệ thống các giải pháp giúp phân loại thể lực học sinh để từ đó đưa ra bài tập có lượng vận động vừa sức cho từng nhóm đối tượng học sinh giúp các em nâng cao tố chất thể lực sức bền. - Phát huy hết tính tự giác, tích cực cũng như xây dựng được bài tập phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Giáo viên tìm đọc các tài liệu có liên quan đến học sinh lớp 9. - Phương pháp quan sát: Quan sát đối tượng học sinh lớp 9. - Phương pháp đàm thoại: Trao đổi với học sinh, cha mẹ học sinh và đồng nghiệp về tình hình sức khỏe, hoạt động thể chất của các em. - Phương pháp điều tra khảo sát: Thu thập thông tin để tìm ra đặc điểm tâm sinh lí của học sinh lớp 9. - Phương pháp phân tích, tổng hợp : Qua thu thập và kiểm tra các số liệu cần đánh giá và phân tích các số liệu, tổng hợp kết quả. - Phương pháp kiểm tra đánh giá các tố chất thể lực và kỹ thuật: Dùng các test kiểm tra tố chất thể lực cho học sinh - Phương pháp nhân trắc học: Dùng để đánh giá thể hình học sinh để phân nhóm. - Phương pháp đo mạch nhịp tim: Hướng dẫn học sinh cách đo và xử lí số liệu qua biện pháp y khoa để cho ra kết quả. 4. Đóng góp đề tài + Về mặt lý luận: Tìm hiểu nguyên nhân, tâm, sinh lí và tố chất thể lực sức bền của học sinh lớp 9. - Đề xuất một số giải pháp chia nhóm thể lực học sinh để nâng cao hiệu quả tập luyện nội dung chạy bền môn thể dục lớp 9. + Về mặt thực tiễn: - Xây dựng hệ thống giải pháp để phân loại được thể lực học sinh theo nhóm . 5. Cấu trúc đề tài Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của việc xây các giải pháp để phân loại thể lực học sinh theo nhóm. PHẦN III: KẾT LUẬN 1. Kết luận - Nhờ áp dụng các giải pháp chia nhóm thể lực học sinh nêu trên nên việc phát huy tính tự giác, tích cực trong tập luyện của học sinh cũng như nâng cao tố chất vận động sức bền cho học sinh lớp 9 đã có nhiều chuyển biến tích cực. Các em đã phần nào hiểu được tác dụng của sức bền trong đời sống sinh hoạt, học tập hàng ngày. - Riêng bản thân tôi nhận thấy việc nâng cao tố chất vận động sức bền cho học sinh và phát huy tính tự giác, tích cực trong tập luyện nội dung chạy bền của học sinh là việc làm cần phải duy trì thường xuyên. Vì đây là vấn đề cơ bản ban đầu nếu các em học sinh hứng thú tập luyện, phát huy tốt được tính tự giác, tích cực khi học tập rèn luyện sức bền sẽ nâng cao được sức bền của mình và đạt được kết quả tốt và sẽ làm cơ sở thuận lợi thúc đẩy các em học tập được tốt hơn các môn học khác. - Bản thân tôi không ngừng học hỏi, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. - Tiếp tục bồi dưỡng học sinh có thành tích cao vào đội tuyển điền kinh của nhà trường tập luyện để tham gia Hội khoẻ phù đổng các cấp. 2. Kiến nghị - Đối với cấp quản lí: Luôn tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên thể dục được học tập và tấp huấn các chương trình về phương pháp giảng dạy. Bổ sung điều kiện cơ sở vật chất tập luyện và các dụng cụ tập luyện cho học sinh cũng như phương tiện dạy học trong giảng dạy môn thể dục. - Đối với giáo viên giảng dạy môn Thể dục: Đội ngũ giáo viên Thể dục trong quá trình giảng dạy cần tăng cường công tác bồi dưỡng, tìm tòi, nghiên cứu về đặc điểm tâm sinh lí và các tố chất vận động, đặc biệt là tố chất vận động sức bền của học sinh lớp 9, tăng cường áp dụng triệt để các phương pháp giảng dạy, hệ thống các bài tập, trò chơi nâng cao hiệu quả tập luyện tố chất vận động sức bền và song song cùng các biện pháp tâm lí trong dạy học môn Thể dục lớp 9.
File đính kèm:
de_cuong_skkn_phat_trien_to_chat_van_dong_suc_ben_thong_qua.pdf