Đề cương SKKN Phát triển tư duy toán học cho học sinh qua việc khai thác và phát triển một số bài toán trong chương trình hình học Lớp 9 Trung học cơ sở

doc 4 trang sklop9 12/11/2024 250
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương SKKN Phát triển tư duy toán học cho học sinh qua việc khai thác và phát triển một số bài toán trong chương trình hình học Lớp 9 Trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương SKKN Phát triển tư duy toán học cho học sinh qua việc khai thác và phát triển một số bài toán trong chương trình hình học Lớp 9 Trung học cơ sở

Đề cương SKKN Phát triển tư duy toán học cho học sinh qua việc khai thác và phát triển một số bài toán trong chương trình hình học Lớp 9 Trung học cơ sở
 ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Môn: Toán học
Tên đề tài: Phát triển tư duy, sáng tạo cho học sinh qua việc định hướng cho học 
sinh khai thác và phát triển một số bài toán trong sách giáo khoa hình học lớp 9.
Tác giả: Nguyễn Minh Khoa; Bùi Thị Lý
Đơn vị: Trường THCS Trung Đô, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
I. Phần 1: Đặt vấn đề:
 + Đổi mới phương pháp dạy học là một nhiệm vụ cấp thiết, đáp ứng yêu cầu 
cần đạt về phẩm chất và năng lực cho học sinh. Riêng với môn toán hướng đổi mới 
phương pháp dạy học cần phải tích cực hóa các hoạt động học tập của học sinh, 
đem lại niềm vui, hứng thú, khơi dậy niềm đam mê học tập cho học sinh.
 + Với giáo viên, việc dạy học sinh tìm ra lời giải một bài toán và dừng lại ở 
đó là chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh. Nếu sau 
mỗi bài toán, người thầy không biết khơi dậy ở học sinh sự tò mò, tính sáng tạo 
phát hiện ra những bài toán mới, những vấn đề mới có liên quan với nhau mà chỉ 
dừng lại ở việc giải xong là kết thúc thì việc giải toán trở nên bình thường, nhàm 
chán. Ngược lại, nếu sau mỗi bài toán, người thầy biết định hướng để học sinh phát 
triển bài toán để tìm ra được chuỗi bài toán liên quan từ dễ đến khó thì sẽ rèn luyện 
được năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh, đồng thời kiến thức được khai thác 
sâu hơn, mở rộng hơn, hệ thống hơn, tìm thêm nhiều ứng dụng hơn. Từ đó, học 
sinh sẽ hình thành và phát triển thói quen tự học, tự nghiên cứu, tìm tòi phát triển 
bài toán sau những bài toán đã giải được.
 + Qua thực tế Dạy học, thấy được vị trí quan trọng đồng thời mong muốn 
nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công tác dạy học toán và để giúp HS yêu 
thích môn toán hơn, chúng tôi xin trao đổi với đồng nghiệp đề tài: “Phát triển tư 
duy toán học cho học sinh qua việc khai thác và phát triển một số bài toán 
trong chương trình hình học lớp 9 trung học cơ sở.”
 + Đề tài đảm bảo tính mới, theo đúng định hướng phát triển năng lực học 
sinh. Chưa có tác giả nào khai thác một cách toàn diện; triệt để và hệ thống như đề 
tài này. Đề tài viết lần đầu nhưng đã có sự đóng góp to lớn: hình thành phương 
pháp chung để định hướng cho học sinh phát triển bài toán ngoài ra giúp đồng 
nghiệp có thêm nguồn tư liệu để giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi.
II. Phần 2: Nội dung nghiên cứu
A. Cơ sở lý luận
 + Với phương pháp dạy học dựa trên định hướng phát triển năng lực cho học 
sinh thì giáo viên phải tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, giúp học sinh tự 
khám phá những điều chưa biết chứ không thụ động tiếp thu những tri thức được 
sắp đặt sẵn. GV là người tổ chức và chỉ đạo học sinh tiến hành các hoạt động học 
tập phát hiện kiến thức mới. Ngoài ra chú trọng rèn luyện cho học sinh biết khai 
thác sách giáo khoa và các tài liệu học tập, biết cách tự tìm những kiến thức đã có, 
 1 a. Hỏi tam giác MBD là tam giác gì?
 b. So sánh hai tam giác BDA và BMC?
 c. Chứng minh rằng: MA = MB + MC.
 (Bài tập số 20 trang 102 - SBT toán lớp 9, tập 2, NXB GD năm 2016 )
 Tương tự như bài toán 1, từ bài toán 2, giáo viên định hướng cho học sinh 
cách khai thác và phát triển thành 10 bài toán mới nhưng với cấp độ cao hơn phù 
hợp với đối tượng học sinh khá, giỏi.
E. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
 + Lúc đầu, trước các bài toán các em còn e ngại, còn thiếu tự tin và thụ động 
khi bắt tay vào giải đồng thời chưa biết phát triển bài toán cũng như chưa phát triển 
được tư duy sáng tạo và tính độc lập trong suy nghĩ. 
 + Sau một quá trình kiên trì áp dụng sáng kiến kinh nghiệm các em nắm 
chắc kiến thức hơn; các em tham gia giải toán một cách chủ động, tích cực và vận 
dụng kiến thức một cách thành thạo hơn. Quan trọng hơn nữa là các em đã hăng 
hái, chủ động, tích cực tư duy và đã phát triển được nhiều bài toán mới từ bài toán 
ban đầu. Các em đã rèn được thói quen phát triển bài toán. Hầu hết các em cảm 
thấy yêu thích học môn hình học hơn. 
Phần III: Kết luận
 + Đề tài được hoàn thành sau một thời gian dài giảng dạy, tìm tòi nghiên cứu 
và đúc rút nghiêm túc, khách quan và khoa học, được sự giúp đỡ tận tình của bạn 
bè, đồng nghiệp. Nguồn tư liệu là các bài toán được lấy trong các loại sách tham 
khảo của nhà xuất bản Giáo dục đảm bảo tính pháp lý, lấy từ kho tài liệu trên 
mạng; lấy từ sự chia sẽ của các nhóm trên mạng xã hội: “Nhóm toán THCS”, 
“Nhóm toán nâng cao THCS”, “Nhóm tài liệu toán THCS” mà chúng tôi là thành 
viên tham gia; tất cả các tài liệu đều có sự chọn lọc, đảm bảo tin cậy.
 + Đề tài có ý nghĩa rất quan trọng, là kinh nghiệm để bản thân, bạn bè đồng 
nghiệp vận dụng trong giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi, đem lại niềm tin cho 
học sinh trong tiếp nhận và vận dụng kiến thức; nó giúp học sinh hiểu sâu rộng 
kiến thức hơn đồng thời nâng cao tính khái quát hóa, đặc biệt hóa và tổng quát hóa 
các bài toán hình học. Ngoài ra, nó rèn luyện học sinh có thói quen nhận dạng, 
phân tích và phát triển bài toán. Đề tài thu được nhiều kết quả tích cực: tạo cho học 
sinh tính kiên trì, độc lập trong suy nghĩ và sáng tạo trong giải toán, đồng thời các 
em thấy được cái thú vị của toán học, từ đó tạo hứng thú học tập cho học sinh, làm 
cho các em yêu thích môn toán hơn. 
 + Đề tài mới dừng lại ở việc phát triển bài toán trên hai bài toán hình học 
điển hình. Mong muốn sẽ có đề tài được lựa chọn nhiều bài toán điển hình trong 
chương trình sách giáo khoa hoặc sách bài tập toán 9 phần hình học để học sinh 
phát triển thành các bài toán mới, mở rộng phạm vi ứng dụng cho việc giải nhiều 
bài tập hình học được nhẹ nhàng hơn.
 + Sáng kiến kinh nghiệm này chúng tôi đã nghiên cứu, tích lũy từ những 
thành công và đã rút kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy. Hy vọng là sẽ đóng 
góp được một phần không nhỏ trong công tác dạy học toán hình học trong các nhà 
 3

File đính kèm:

  • docde_cuong_skkn_phat_trien_tu_duy_toan_hoc_cho_hoc_sinh_qua_vi.doc