Đề cương SKKN Thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học hình học Trung học cơ sở góp phần hình thành và phát triển năng lực toán học cho học sinh
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương SKKN Thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học hình học Trung học cơ sở góp phần hình thành và phát triển năng lực toán học cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương SKKN Thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học hình học Trung học cơ sở góp phần hình thành và phát triển năng lực toán học cho học sinh
PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ VINH --------- o0o --------- ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC HÌNH HỌC TRUNG HỌC CƠ SỞ GÓP PHẦN HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TOÁN HỌC CHO HỌC SINH NĂM HỌC: 2021 - 2022 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lí do chọn đề tài Thực hiện các nghị quyết của Đảng và Quốc hội, chương trình giáo dục phổ thông 2018 được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học. Bản chất của giáo dục theo tiếp cận năng lực là lấy năng lực làm cơ sở để tổ chức chương trình và thiết kế nội dung học tập. Năng lực vừa được coi là điểm xuất phát đồng thời là sự cụ thể hóa của mục tiêu giáo dục. Để dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học, chúng ta cần thay đổi cách dạy truyền thống “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành năng lực và phẩm chất của người học. Do đó, giáo dục cần tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, bên cạnh đó cần khuyến khích học sinh tự học, giúp học sinh có thể tự tiếp cận, phát triển năng lực. Học sinh không chỉ học ở trên lớp mà còn học tập dưới các hình thức học tập đa dạng khác như thực hành, nghiên cứu, các hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa,... Hoạt động trải nghiệm là một hoạt động giáo dục cần thiết, bắt buộc đối với học sinh trong giai đoạn hiện nay. Qua hoạt động này, giúp cho học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm để vận dụng những kiến thức kĩ năng đã học được vào thực tiễn hoặc được học tập, rèn luyện từ thực tiễn từ đó phát triển năng lực. Chương trình môn Toán ở từng cấp cũng dành thời lượng thích đáng để tiến hành các hoạt động trải nghiệm cho học sinh.Tuy nhiên, qua thực tế dạy học hoạt động trải nghiệm chưa được chú trọng, chưa mang lại hiệu quả. Cụ thể còn có những hạn chế như sau: Một số giáo viên chưa thực sự quan tâm tới việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh hoặc giáo viên đã có hoạt động trải nghiệm nhưng còn mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao. Giáo viên gặp nhiều khó khăn trong việc thiết kế và tổ chức các hoạt động trải nghiệm. Hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm không đa dạng nên không tạo được hứng thú học tập cho học sinh. Nhiều HS có tâm lí ngại học toán, sợ toán đặc biệt là Hình học. Học sinh chưa thay đổi phương pháp học tập, còn thụ động trong việc tiếp thu kiến thức, một số chưa tự giác, tích cực trong các hoạt động học tập, chưa thấy được ý nghĩa, ứng dụng thực tế của môn học, kĩ năng vận dụng Toán học vào thực tế còn nhiều hạn chế. Các hoạt động trải nghiệm tổ chức không thường xuyên, liên tục nên không tạo được nhiều cơ hội để học sinh vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn nhằm phát huy năng lực bản thân và hình thành những kĩ năng xã hội cần thiết. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới của toàn ngành, từ thực trạng và nguyên nhân trên tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học Hình học trung học cơ sở góp phần hình thành và phát triển năng lực Toán học cho học sinh” nhằm khắc phục những hạn chế trên, nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục. 1 2.1. Cơ hội tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học hình học ở trường trung học cơ sở 2.2. Khảo sát tổ chức các hoạt động trải nghiệm Hình học ở trường trung học cơ sở II. Một số biện pháp thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học Hình học ở trường trung học cơ sở 1. Định hướng đề xuất các biện pháp 2. Các bước thiết kế các hoạt động trải nghiệm 3. Các biện pháp dạy học trải nghiệm Hình học 3.1. Biện pháp 1: Thiết kế các hoạt động trải nghiệm Hình học thông qua việc cắt ghép, biến đổi hình, xếp hình 3.2. Biện pháp 2: Thiết kế các hoạt động trải nghiệm Hình học để vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề thực tế 3.3. Biện pháp 3: Thiết kế hoạt động trải nghiệm dưới dạng hoạt động thực hành 3.4. Biện pháp 4: Thiết kế các hoạt động trải nghiệm hình học thông qua các trò chơi III. Thực nghiệm sư phạm 1. Mục đích, tổ chức, phương pháp, thời gian thực nghiệm sư phạm 2. Nội dung tiết dạy thực nghiệm sư phạm 3. Đánh giá kết quả thực nghiệm PHẦN III: KẾT LUẬN 1. Kết luận Đề tài đã đạt được một số kết quả chủ yếu sau: 1. Làm rõ cơ sở lí luận của việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong dạy học Hình học ở bậc THCS góp phần hình thành và phát triển các năng lực Toán học. 2. Phân tích thực trạng tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong dạy học Hình học ở trường THCS 3. Đề xuất được 4 biện pháp thiết kế các hoạt động trải nghiệm trong dạy học Hình học THCS. 4. Tiến hành thực nghiệm sư phạm và đánh giá được tính hiệu quả cuả các biện pháp đề xuất. 3
File đính kèm:
- de_cuong_skkn_thiet_ke_hoat_dong_trai_nghiem_trong_day_hoc_h.docx