Đề cương SKKN Thiết kế học liệu học tập môn Hóa học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập môn Hóa học ở trường THCS

pdf 5 trang sklop9 10/01/2025 500
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương SKKN Thiết kế học liệu học tập môn Hóa học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập môn Hóa học ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương SKKN Thiết kế học liệu học tập môn Hóa học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập môn Hóa học ở trường THCS

Đề cương SKKN Thiết kế học liệu học tập môn Hóa học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập môn Hóa học ở trường THCS
 PHÒNG GD & ĐT TP VINH BÁO CÁO SÁNG KIẾN 
 TRƯỜNG THCS NGHI ÂN KINH NGHIỆM 
 Môn (Lĩnh vực): Hóa Học 
 Tên đề tài : “Thiết kế học liệu học tập môn Hoá học nhằm nâng cao chất 
 lượng giảng dạy và học tập môn Hoá học ở trường THCS”. 
 Tác giả : Hoàng Thị Hồng Vân 
 Đơn vị : Trường THCS Nghi Ân 
 A. ĐẶT VẤN ĐỀ 
 Các học liệu thường dùng khi dạy học môn Hoá học ở các tiết thông 
 thường là phiếu học tập, bảng phụ, sách giáo khoa. Tuy nhiên, sách giáo khoa 
 còn chú trọng nhiều thông tin, ít hình ảnh, số liệu không được cập nhật 
 thường xuyên vì vậy kênh tiếp thu của học sinh ở trường trung học cơ sở còn 
 hạn hẹp, không đa dạng phong phú. 
 Mặt khác, trong dạy học giáo viên cũng thường xuyên sử dụng phương 
 pháp thuyết trình, đàm thoại vấn đáp, chỉ các tiết thực hành mới có sử dụng 
 các dụng cụ, thiết bị, hoá chất. Còn hầu như các tiết lí thuyết khác sẽ không 
 sử dụng học liệu nào khác sách giáo khoa. Điều đó khiến học sinh không 
 hứng thú dù kiến thức môn Hoá học rất gần gũi với đời sống. Cũng có những 
 giáo viên chú trọng đưa ra “tình huống có vấn đề” lúc đầu tiết học để tạo hứng 
 thú song cách thức vẫn là kể lại một câu chuyện hoặc một tình huống, đưa ra 
 một vấn đề. Dù tốt hơn, song vẫn chưa cải thiện được mức độ hứng thú cũng 
 như chạm vào nhu cầu của học sinh. 
 Trong công tác giảng dạy nói chung cũng như công tác giảng dạy môn 
 Hoá học nói riêng, việc nâng cao chất lượng giảng dạy luôn thôi thúc những 
 nhà giáo tâm huyết, miệt mài nghiên cứu để tìm ra những phương pháp hiệu 
 quả. Tôi nhận thấy muốn nâng cao chất lượng dạy học yếu tố đầu tiên đó là 
 cần nâng cao hứng thú học tập cho học sinh, cùng với việc thiết kế các hoạt 
 động học tập phát huy tính tính cực của học sinh, kiểm tra đánh giá theo định 
 hướng phát triển năng lực sẽ nâng cao kết quả học tập, vì vậy tôi lựa chọn đề 
 tài: Thiết kế học liệu học tập môn Hoá học nhằm nâng cao chất lượng 
 giảng dạy và học tập môn Hoá học ở trường THCS” và áp dụng nâng cao 
 hiệu quả dạy học. 
 B. NỘI DUNG 
 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN: Qua quá trình tự học tôi đã tự làm các video tình huống có vấn đề áp 
dụng vào hoạt động khởi động gây hứng thú cho học sinh. Việc xây dựng các 
video có thể sử dụng nhiều phần mềm khác nhau, hiện nay giáo viên hoàn 
toàn dễ dàng xây dựng các video hoạt hình đơn giản bằng các phần mềm như 
Animaker, Powtown. . Tôi đã sử dụng phần mềm Animaker trong các tiết 
dạy của mình. 
Biện pháp 2: Thiết kế truyện tranh 
 Cách thứ nhất, thiết kế trên website. Trang web canva.com cung cấp 
các mẫu thiết kế có sẵn, giúp những người không có chút kiến thức về đồ hoạ 
vẫn có thể có được những mẩu truyện tranh như ý. Với khung nền đã bố trí 
sẵn kèm theo đa dạng các nhân vật với đủ sắc thái biểu cảm, giáo viên hay 
chính học sinh chỉ cần nhập đoạn hội thoại là có được mẫu thiết kế truyện 
tranh. Ngoài ra có thể dễ dàng tạo ra các khung truyện mới hay thêm các đoạn 
hội thoại vào dễ dàng. 
Biện pháp 3: Thiết kế áp phích 
 Áp phích là một trong các mẫu thiết kế mang tính thẩm mỹ cao nhằm 
truyền đạt đến người xem bằng thị giác thông tín chính về một sản phẩm hay 
một vấn đề. Áp phích rất phù hợp trong dạy học dự án. Các học sinh có thể 
trình bày dự án tìm hiểu của mình về một vấn đề, vừa có kèm thông tin và 
hình ảnh minh hoạ hay một dự án tuyên truyền có nội dung liên quan đến bài 
học. Giáo viên có thể đưa ra mẫu áp phích để cung cấp thông tin cho học sinh, 
từ đó khai thác ý hiểu và cho phép học sinh bày tỏ cảm nghĩ hay thể hiện quan 
điểm đồng tình, phản đối từ đó giúp học sinh phát triển năng lực giao tiếp và 
hợp tác. Hoặc đơn giản là hệ thống hoá kiến thức giúp học sinh ghi nhớ bài 
tốt hơn. Học sinh có thể tự thiết kế các áp phích cho mình. 
Biện pháp 4: Thiết kế phiếu học tập 
 Phiếu học tập là công cụ để giáo viên tiến hành tổ chức hoạt động nhận 
thức cho học sinh, đồng thời là cơ sở để học sinh tiến hành các hoạt động một 
cách tích cực, chủ động. Việc sử dụng phiếu học tập nên được sử dụng trong 
dạy kiến thức mới, ôn tập, kiểm tra...Một trong các biện pháp góp phần giải 
quyết nhiệm vụ đổi mới phương pháp giảng dạy đó là sử dụng phiếu học tập 
nhằm tăng hiệu quả cho tiết dạy học. 
 Có nhiều cách phân loại phiếu học tập. Dựa vào mục đích: Phiếu hình 
thành kiến thức, phiếu ôn tập, phiếu kiểm tra. Dựa vào nội dung: Phiếu thông 
tin, phiếu bài tập, phiếu yêu cầu, phiếu thực hành. 
 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ THỰC TIỂN 
2.1. Kết quả đạt được 
 Trong năm học 2020 – 2021 khi giảng hóa học khối 8,9 tôi đã tiến hành 
 thực nghiệm tại lớp 8B, 9A và lấy lớp 8A, 9B làm đối chứng (Hai lớp này kiến thức Hoá học vào cuộc sống, năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn 
Hoá học 
. 

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_skkn_thiet_ke_hoc_lieu_hoc_tap_mon_hoa_hoc_nham_nan.pdf