Đề cương SKKN Vận dụng phương pháp dạy học dự án vào dạy học Toán 9 THCS nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, góp phần phát triển các phẩm chất, năng lực của học sinh

pdf 6 trang sklop9 10/01/2025 50
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương SKKN Vận dụng phương pháp dạy học dự án vào dạy học Toán 9 THCS nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, góp phần phát triển các phẩm chất, năng lực của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương SKKN Vận dụng phương pháp dạy học dự án vào dạy học Toán 9 THCS nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, góp phần phát triển các phẩm chất, năng lực của học sinh

Đề cương SKKN Vận dụng phương pháp dạy học dự án vào dạy học Toán 9 THCS nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, góp phần phát triển các phẩm chất, năng lực của học sinh
 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
1. Lý do chọn đề tài 
 Đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề cốt lõi hiện nay để đáp ứng được mục 
tiêu chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. Quá trình này đòi hỏi phải tìm ra 
những phương pháp mới, hình thức dạy học mới nhằm góp phần phát huy các năng lực 
và phẩm chất của học sinh, để đạt được những mục tiêu cơ bản của đổi mới giáo dục ở 
trường phổ thông hiện nay. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng 
sản Việt Nam (khoá XI) đã thông qua Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 4 tháng 11 năm 
2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp 
hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội 
nhập quốc tế; Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 
năm 2014 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, góp phần đổi 
mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Mục tiêu đổi mới được Nghị quyết 
88/2014/QH13 của Quốc hội quy định: “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo 
dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả 
giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp 
phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát 
triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hoà đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt 
nhất tiềm năng của mỗi học sinh.” Chương trình giáo dục phổ thông mới được xây 
dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh; tạo môi trường 
học tập và rèn luyện giúp học sinh phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, trở thành 
người học tích cực, tự tin, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn 
chỉnh các tri thức và kĩ năng nền tảng, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt 
đời; có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công dân có 
trách nhiệm, người lao động có văn hoá, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển 
của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn 
cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới. 
 Chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018 cũng nêu rõ: Dạy học tích hợp: 
là định hướng dạy học giúp học sinh phát triển khả năng huy động tổng hợp kiến thức, 
kĩ năng,... thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong 
học tập và trong cuộc sống, được thực hiện ngay trong quá trình lĩnh hội tri thức và rèn 
luyện kĩ năng. Trong thực tế, các thầy giáo cô giáo đã vận dụng rất tốt một số phương 
pháp dạy học tích cực vào giảng dạy như: Dạy học vấn đáp tìm tòi, đàm thoại; dạy và 
học phát hiện và giải quyết vấn đề; dạy và học hợp tác trong nhóm nhỏ; ...đã đem lại 
hiệu quả tích cực và nâng cao chất lượng giáo dục nhưng vẫn chưa phát huy hết tư duy 
sáng tạo và năng lực phát triển toàn diện của học sinh. 
 1 + Dự án: “Một số hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông” và “Giải bài 
toán bằng cách lập hệ phương trình”. 
6. Cấu trúc sáng kiến kinh nghiệm 
 Nội dung chính của sáng kiến kinh nghiệm gồm 3 chương 
 Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn. 
 Chương 2. Tổ chức dạy học hai dự án dạy học “Một số hệ thức về cạnh và góc 
trong tam giác vuông” và “Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình”. 
 Chương 3. Thực nghiệm sư phạm. 
 3 Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 
3.1. Mục đích của thực nghiệm 
 Mục đích thực nghiệm sư phạm là để kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của việc 
áp dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học. 
 Tính khả thi được đánh giá dựa vào: 
 - Những thuận lợi và khó khăn gặp phải trong quá trình tổ chức dạy học dự án. 
 - Cơ sở vật chất và điều kiện tham gia của học sinh. 
 - Các sản phẩm mà học sinh thu được. 
 Tính hiệu quả được thể hiện qua: 
 - Kết quả học tập của học sinh (dựa trên điểm số bài kiểm tra) 
 - Khả năng tìm kiếm và tổ chức thông tin (dựa trên sản phẩm) 
 - Hứng thú học tập (dựa trên phiếu khảo sát ý kiến của giáo viên và học sinh) 
 - Khả năng làm việc hợp tác, thảo luận nhóm, thuyết trình, trong quá trình 
thực hiện dự án. 
3.2. Đối tượng thực nghiệm 
 Thực nghiệm sư phạm được tiến hành trong HKI và HKII ở các năm học 2019 
– 2020 và 2020 – 2021 ở lớp 9 thuộc một trường THCS trên địa bàn thành phố Vinh. 
3.3. Tiến hành thực nghiệm. 
3.3.1. Nội dung thực nghiệm 
 Tổ chức cho lớp thực nghiệm thực hiện hai dự án học tập gồm: 
 Dự án 1: Một số hệ thức về cạnh và góc trong tam giác. 
 Dự án 2: Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình 
3.3.2. Kết quả đạt được 
 5 

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_skkn_van_dung_phuong_phap_day_hoc_du_an_vao_day_hoc.pdf