Sáng kiến Giải pháp duy trì và nâng cao chất lượng môn Toán ở trường THCS
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến Giải pháp duy trì và nâng cao chất lượng môn Toán ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến Giải pháp duy trì và nâng cao chất lượng môn Toán ở trường THCS
GIẢI PHÁP DUY TRÌ VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN TOÁN Ở TRƯỜNG THCS Chất lượng giáo dục luôn luôn là điều trăn trở đối với các nhà quản lý giáo dục nói chung cũng như đối với người giáo viên nói riêng. Chất lượng giáo dục ở trường THCS, trong đó đặc biệt là chất lượng môn toán luôn được quan tâm hàng đầu trong sự chỉ đạo của người cán bộ quản lý nhà trường, của người giáo viên trực tiếp giảng dạy. Làm thế nào để nâng cao chất lượng môn toán ở trường THCS đây là câu hỏi không mới nhưng câu trả lời thì luôn là đề tài “nóng” cho các cán bộ quản lý và giáo viên dạy toán ở trường THCS. Để duy trì được chất lượng môn Toán chúng ta cần tìm hiểu các nội dung sau: I. Nguyên nhân không duy trì được chất lượng: 1. Từ phía học sinh - Chất lượng đầu vào thấp. Chẳng hạn một số em đã đậu vào lớp 6 nhưng khả năng đọc, viết, tính toán chưa thành thạo. - Có quá nhiều lỗ hổng kiến thức vì vậy HS dễ chán nản và không ham thích học Toán, tâm lí sợ môn Toán. - Một số em lười học, thiếu sự chuẩn bị chu đáo dụng cụ học tập dẫn tới không nắm được các kĩ năng cần thiết trong việc học và vận dụng vào việc giải quyết các dạng bài tập toán học. - Một số em thiếu tìm tòi, sáng tạo trong học tập, không có sự phấn đấu vươn lên, có thói quen chờ đợi lười suy nghĩ hay dựa vào giáo viên, bạn bè hoặc xem lời giải sẵn trong sách giải một cách thụ động. 2. Từ phía giáo viên - Có thể phương pháp dạy toán chưa có phương phù hợp với các đối tượng học sinh có trình độ khác nhau (có nhiều đối tượng học sinh), chưa thực sự quan tâm đến tất cả học sinh trong cả lớp mà chỉ chú trọng một số em học khá, giỏi; giáo viên - Tổ chức cho học sinh giúp đỡ lẫn nhau trong học tập: học nhóm, phân công bạn khá giỏi giúp đỡ bạn yếu kém. Không lấy điểm số làm áp lực với các em, tạo điều kiện để các em mạnh dạn thể hiện bản thân, luôn tạo không khí học tập vui vẻ, thân thiện. - GV khi lên lớp cần chú trọng nhiều đến việc chuẩn bị nội dung. Đối với các tiết bài tập giải kỹ từng bài tập ở nhà, xem kỹ các trường hợp có thể xảy ra. Để từ đó tìm ra thuật Toán đơn giản, giúp HS từng bước nắm được kiến thức và có hứng thú học tập. - Trong cách dạy, chúng ta dạy từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp dựa trên chuẩn kiến thức không cần phải bổ sung, nâng cao đối với HS yếu kém; cần giúp HS nắm được kiến thức cơ bản, trọng tâm của từng bài. - Nắm thật sát năng lực học tập của từng học sinh, của từng lớp để từ đó phân loại và đổi mới phương pháp dạy học thích hợp. - Khai thác triệt để các sai lầm, thiết sót của HS trong quá trình giải toán, nhất là các tiết luyện tập, tiết trả bài kiểm tra; hướng dẫn, phân tích giúp HS phát hiện sai lầm và hướng giải quyết để khắc phục dù những sai lầm nhỏ nhất. - Thường xuyên liên hệ toán học với thực tế, ứng dụng CNTT vào các giờ dạy, kết hợp các trò chơi toán học vào bài dạy để tăng tính hứng thú của học sinh, tạo sự phấn khởi và niềm tin trong học Toán. - Cuối năm học các giáo viên trong nhóm toán thống nhất nội dung ôn tập trong hè cho học sinh, đầu năm học có kiểm tra đánh giá nhằm khắc phục tình trạng học sinh lãng quên kiến thức trong thời gian nghỉ hè. Nhà trường tìm biện pháp để tổ chức tốt hơn hoạt động ôn tập trong hè cho học sinh, để đây là một hoạt động thường xuyên và là sự mong đợi của học sinh và phụ huynh trong hè.
File đính kèm:
- sang_kien_giai_phap_duy_tri_va_nang_cao_chat_luong_mon_toan.docx