Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng đại trà môn Văn 9
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng đại trà môn Văn 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng đại trà môn Văn 9
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐẠI TRÀ MÔN VĂN 9 1. Lý do chọn biện pháp 1.1. Quan điểm chỉ đạo: Môn Ngữ văn có vị trí đặc biệt trong việc thực hiện mục tiêu chung của nhà trường. Học Ngữ văn vừa giúp HS nắm được kiến thức bộ môn vừa giúp phát triển, hoàn thiện về mặt nhân cách, biết yêu cái hay cái đẹp, ghét cái xấu, biết cách giao tiếp Thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện; thực hiện Chỉ thị số 07/CT-UBND ngày 10/9/2018 của Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Tường về nâng cao chất lượng giáo dục đại trà cho học sinh trên địa bàn huyện. Nâng cao chất lượng giáo dục đại trà nói chung và nâng cao chất lượng học tập bộ môn Ngữ văn của học sinh lớp 9 là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các trường trung học cơ sở. Kết quả môn Ngữ văn thi vào lớp 10 THPT hàng năm phản ánh chân thực chất lượng hiệu quả dạy học, là cơ sở tin cậy đánh giá chất lượng giảng dạy môn Ngữ văn của mỗi nhà trường cấp trung học cơ sở. Đầu năm học nhà trường đã tổ chức hội nghị với thành phần gồm Ban giám hiệu, giáo viên dạy các môn thi vào lớp 10 trung học phổ thông của năm học trước và các giáo viên dạy các môn văn hóa lớp 9 năm học này để thông qua phân tích kết quả thi vào lớp 10 trung học phổ thông. Tại hội nghị các bên liên quan đã phân tích chỉ rõ những ưu điểm, hạn chế. Đồng thời thống nhất nhận thức; quan điểm chỉ đạo, triển khai thực hiện từ Ban giám hiệu, tổ chuyên môn, giáo viên bộ môn nhằm triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng đại trà, đặc biệt là nâng cao chất lượng đại trà cho học sinh lớp 9, trong đó có môn Ngữ văn 9. 1.2. Thực tiễn giảng dạy: Qua thực tế giảng dạy môn Ngữ văn lớp 9, tôi nhận thấy kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) nói chung, nghị luận về nhân vật nói riêng là kiểu bài quan trọng. Không chỉ xuất hiện ở các kì thi như giữa kỳ hay kết thúc học kỳ mà đó còn là dạng đề thường thấy ở kì thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT của Sở GD&DDT Vĩnh Phúc. Và đây còn là dạng đề được tìm hiểu tiếp ở cấp THPT, cũng thường thấy ở kỳ thi tốt nghiệp THPT và đại học. Về phía giáo viên, khi dạy bài “Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) ” giáo viên bám sát vào nội dung sách giáo khoa, ít lấy thêm ví dụ về nghị luận nhân vật trong các dạng đề khác nhau. Trong quá trình dạy học, giáo viên chủ yếu sử dụng phương pháp truyền thống: vấn đáp, thuyết trình, học sinh làm việc cá nhân nên hiệu quả tiết học chưa cao. Giáo viên chủ yếu dạy lý thuyết, chưa đi sâu vào các kỹ năng thực hành. Thời gian tập trung vào việc rèn kĩ năng cho các em còn hạn chế. Do không khai thác sâu các nội dung kiến thức, chưa có hướng dẫn cụ thể, chi tiết, khắc sâu dẫn đến kỹ năng làm + Viết bài. + Đọc lại bài viết và sửa chữa. - Bài văn nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm truyện ( đoạn trích) có 2 nội dung chủ yếu sau: + Giới thiệu tổng quát đặc điểm tính cách nhân vật, sau đó nêu từng đặc điểm cụ thể để phân tích bằng lí lẽ và dùng dẫn chứng để minh hoạ cho các đặc điểm đó. +Nhận xét đánh giá một cách khái quát về nhân vật và bày tỏ thái độ của mình đối với nhân vật Các bước tiến hành: Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý Tìm hiểu đề:Tức là tìm hiểu dạng nghị luận, đối tượng nghị luận và phạm vi nghị luận. Khi tìm hiểu đề bài, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh đọc kỹ đề bài. Nếu đọc qua loa, sơ sài thì không thể xác định chính xác yêu cầu của đề bài nhất là không nắm được nội dung cơ bản của vấn đề mà đề bài đặt ra. Để tránh bài làm dễ lạc đề, xa đề, thiếu ý, bố cục lộn xộn, thiếu sự cân đối mạch lạc hoặc không đúng kiểu bài mà đề bài yêu cầu hoặc sử dụng không đúng phạm vi tư liệu dẫn chứng mà đề bài giới hạn thì đây là một khâu khá quan trọng.Khi tìm hiểu đề bài giáo viên cần giúp học sinh phải xác định được 3 yêu cầu mà đề bài đặt ra: 1. Yêu cầu về nội dung. 2. Yêu cầu về phương pháp. 3. Yêu cầu về phạm vi tư liệu, dẫn chứng. Với bước tìm hiểu đề này, giáo viên hướng dẫn học sinh phân loại và giới thiệu thêm các dạng đề thường gặp ngoài những đề trong SGK. Đề bài trong bài văn nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm truyện (đoạn trích) thường tập trung vào các dạng đề: - Đề bài đã nêu rõ đặc điểm của nhân vật. - Đề bài chưa nêu rõ đặc điểm của nhân vật. - Nghị luận nhân vật trong tác phẩm truyện. Bước 2: Lập dàn ý - Dàn ý là khâu không thể thiếu trước khi làm một bài văn phân tích nhân vật nói riêng và các kiểu bài nói chung. Đây là khâu rất quan trọng và cần thiết - Bài văn nghị luận về nhân vật cũng có kết cấu ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) như các kiểu văn bản khác. - Tùy tình huống cụ thể học sinh có thể lập dàn ý sơ lược hay chi tiết nhưng giáo viên cần hướng dẫn học sinh cụ thể để khi làm bài học sinh không bị chệch hướng. DÀN BÀI CHUNG: A. Mở bài. - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, giới thiệu khái quát về nhân vật (nêu ấn tượng chung của mình về nhân vật) B. Thân bài: - Giới thiệu về nhân vật :Vị trí, công việc, hoàn cảnh sống - Phân tích các đặc điểm của nhân vật (những khía cạnh về tâm lý, tư tưởng, tính cách, số phận) - Đánh giá nghệ thuật xây dựng, khắc họa nhân vật. Vai trò của nhân vật trong việc thể hiện chủ đề, tài năng, phong cách của tác giả C. Kết bài - Khẳng định đặc điểm của nhân vật. - Khẳng định tài năng của tác giả. Ví dụ: Sau khi các em đã phân biệt được dạng đề ở bước 1. Giáo viên sử dụng phương pháp hoạt động nhóm tùy theo số lượng học sinh của lớp mà chia nhóm cho phù hợp. + Nhóm lập dàn bài đề 3 + Nhóm lập dàn bài đề 4 Các nhóm trình bày, nhận xét Bước 3: Viết bài Bước tiếp theo là tạo văn bản. Nó giống như việc sau khi tạo khung cho ngôi nhà (Lập được dàn ý) thì việc làm cho ngôi nhà vững đẹp chính là bước này (Viết bài).Trong thực tế giảng dạy tôi nhận thấy đây là bước mà học sinh cảm thấy lúng túng và khó khăn khi bắt tay vào viết. Vì vậy người giáo viên cần rèn cho học sinh kỹ năng dựng đoạn văn. Giáo viên hướng dẫn học sinh tạo dựng đoạn văn theo các cách quen thuộc đã học : *Cách 1: Diễn dịch (nêu đặc điểm của nhân vật trước sau đó phân tích các tình tiết chứng minh). *Cách 2: Trình bày đoạn văn theo cách quy nạp (phân tích các tình tiết sau đó kết luận đặc điểm của nhân vật). *Cách 3: Trình bày đoạn văn theo cách- tổng - phân- hợp. (nêu đặc điểm nhân vật- phân tích các tình tiết- khẳng định lại đặc điểm) Ví dụ: Khi phân tích nhân vật Phương Định trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi”của Lê Minh Khuê với đặc điểm “ Phương Định là cô gái có tinh thần dũng cảm, không sợ khó khăn nguy hiểm”. Ta có thể viết theo cách diễn dịch như sau: Phương Định là cô gái có tinh thần dũng cảm, không sợ khó khăn nguy hiểm. Hằng ngày, Phương Định và đồng đội thường xuyên phải chạy trên cao điểm bị bom đạn cày nát còn ẩn dấu những quả bom chưa nổ. Điều đó cũng có nghĩa chị luôn phải đối mặt với thần chết. Mỗi ngày, chị phải phá từ 3-5 lần bom, nguy hiểm là vậy nhưng chị vẫn bình thản thậm chí còn thấy thú vị dù trên mình còn có vết thương chưa lành miệng. Cứ mỗi lần phá bom, đất rắn, tiếng xẻng va chạm vào cỏ quả bom nghe sắc lạnh đến ghê người. Ngay cả lúc ấy, chị vừa trách vừa nhắc nhở mình "phải nhanh hơn chút nữa", nếu không vỏ quả bom nóng lên hoặc nóng từ bên trong quả bom hay nóng do mặt trời khi đó sẽ rất nguy hiểm". Thao tác, tư thế, thái độ bình tĩnh khi phá bom là vẻ đẹp đáng quý ở Phương Định nói riêng và những cô gái trẻ nói chung. Có những lúc, chị cũng nghĩ đến cái chết nhưng cái chết này mờ nhạt.Còn ý nghĩa cháy bỏng là "Liệu mìn có nổ bom có nổ không. Làm thế nào để châm mìn lần thứ hai?" Mục đích hoàn thành nhiệm vụ luôn được chị đặt lên trên hết. + Phần mở bài: Viết phần mở bài theo cách trực tiếp hoặc gián tiếp. hợp với hình ảnh để phát triển thành những bản đồ tư duy khác nhau để thể hiện và đào sâu ý tưởng, tự mình chiếm lĩnh tri thức bằng hoạt động tích cực của bản thân. Các em sẽ không ngừng tư duy, không ngừng hoạt động để biến những yếu tố vô hình trong tác phẩm thành những hình ảnh sinh động để có thể tri giác được. Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh bằng sơ đồ qua các bảng biểu hoặc sơ đồ tư duy để học sinh tham khảo rồi yêu cầu của học sinh tự vẽ sơ đồ tư duy cho mình để ghi nhớ cách làm bài.Trước hết giáo viên hướng dẫn học sinh lập sơ đồ tư duy dàn ý về cách làm bài nghị luận về nhân vật trong đoạn trích: Cách làm bài nghị luận về nhân vật trong tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích). Mở bài Thân bài Kết bài Giới Giới Giới Giới thiệu thiệut thiệu Phân Đánh Khẳng Khẳng thiệu giá định định tác ác sơ bộ tích nhân đặc giả. phẩm. nhân các nghệ tài vật vật. đặc thuật. điểm năng điểm của của tác ( vị trí, của nhân giả. công nhân vật. việc, vật. hoàn cảnh sống) b. Kết quả khi thực hiện giải pháp. Kết quả bài khảo sát đề nghị luận về nhân vật trong tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích) ở khối 9 năm học 2019- 2020 khi chưa áp dụng giải pháp trên. TSHS Giỏi Khá TB Dưới TB SL % SL % SL % SL % 91 7 7,7 36 39,5 39 42,9 9 9,8 Kết quả bài khảo sát đề nghị luận về nhân vật trong tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích) ở khối 9 năm học 2019 -2020 sau khi áp dụng giải pháp trên. TSHS Giỏi Khá TB Dưới TB SL % SL % SL % SL % 91 13 14,3 46 50,5 29 31,8 3 3,4 Khi áp dụng những giải pháp nêu trên vào giảng dạy văn nghị luận về nhân vật trong tác phẩm truyện (đoạn trích) đối với học sinh lớp 9 trường THCS Nguyễn Viết Xuân tôi nhận thấy các em đã có những chuyển biến tích cực. Học sinh không còn cảm thấy khó khi làm văn nghị luận về nhân vật, không còn “sợ” làm văn nghị luận nữa. Các em có hứng thú hơn trong giờ tập làm văn, không còn ngại viết và đã tự tin hơn trong cách viết bài về dạng đề này. Bài văn của các em đã hạn chế hơn các lỗi về lạc đề, lỗi diễn đạt, trình bày Cụ thể với dạng đề nghị luận về nhân vật ở giữa học kì I năm học 2021 -2022 (Cảm nhận vẻ đẹp nhân vật Vũ Nương trong “Lặng lẽ SaPa” của Nguyễn Thành Long ) các em cũng đạt kết quả tương đối tốt. Vì vậy tôi sẽ tiếp tục vận dụng giải pháp này cho những năm học tiếp theo. 7.2. Thuyết minh về phạm vi áp dụng của giải pháp: Với biện pháp này, trước hết tôi đã áp dụng cho đối tượng học sinh lớp 9 THCS Nguyễn Viết Xuân. Bên cạnh đó, tôi nhận thấy việc mở rộng cách thức áp dụng hoàn toàn phù hợp đối với các dạng bài khác như văn miêu tả, biểu cảm... 7.3. Thuyết minh về lợi ích kinh tế, xã hội của giải pháp:
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_nang_cao_chat_luong_dai_tra.pdf