Sáng kiến Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hóa học Lớp 9
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hóa học Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hóa học Lớp 9
KINH NGHIỆM BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN HOÁ HỌC LỚP 9 Họ và tên: NGUYỄN NGỌC NĂM Đơn vị: Phòng GD-ĐT Krông Ana Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm. Môn đào tạo: Hóa học I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nâng cao chất lượng giáo dục là vấn đề không chỉ của ngành giáo dục mà còn được toàn xã hội quan tâm. Chính vì lẽ đó mà nó là một phần quan trọng trong chủ đề của nhiều năm học. Để nâng cao chất lượng giáo dục cần đầu tư nâng cao chất lượng đại trà bằng nhiều phương pháp, song đầu tư cho chất lượng mũi nhọn để phát hiện, chọn lựa và bồi dưỡng học sinh giỏi cũng là một vấn đề hết sức quan trọng. Làm thế nào để tạo cho học sinh hứng thú say mê bộ môn Hoá học ngay từ bậc THCS để từ đó giáo viên sớm khai thác nguồn “ tiềm năng” quý giá này và tạo ra được những “sản phẩm” học sinh giỏi luôn là vấn đề mà các thầy cô giáo dạy bộ môn trăn trở. Bởi khác với nhiều bộ môn ở bậc THCS, các em được học tới 4 năm trong khi môn Hoá chỉ có 2 năm. Những học sinh đã học tốt bộ môn Hoá THCS thường lên bậc THPT các em học một cách nhẹ nhàng thoải mái hơn bởi đã có nền tảng khá vững chắc mặc dù nó mới được hình thành 2 năm. Mặt khác chương trình Hoá THPT về cơ bản là Hoá học THCS được mở rộng, nâng cao. Chính vì những lí do đó mà tôi chọn đề tài: “Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hoá học lớp 9” để cùng trao đổi với đồng nghiệp nhằm tìm biện pháp hữu hiệu tạo cho học sinh niềm say mê Hoá học và cũng để nâng cao chất lượng bộ môn, góp phần vào việc phát hiện, bồi dưỡng đội ngũ học sinh giỏi dự thi các cấp. II. ĐỐI TƯỢNG- CƠ SỞ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu. Học sinh trường THCS Lương Thế Vinh, trường THCS Buôn Trấp, huyện Krông Ana, Đăk Lăk. Đề thi học sinh giỏi Hoá lớp 9 của tỉnh Đăk Lăk và một số tỉnh, thành phố trong nước. Đề thi vào lớp 10 chuyên Hoá Nguyễn Du- Đăk Lăk hàng năm. 2. Cơ sơ nghiên cứu. Các văn bản qua định về nhiệm vụ trọng tâm mỗi năm học. Chủ đề các năm học có liên quan đến nội dung nâng chất lượng giáo dục. 1 - Chọn học sinh có tư chất khá thông minh. Trong quá trình giảng dạy, bồi dưỡng giáo viên cần chú ý theo dõi để phát hiện những học sinh có năng khiếu về Hoá học, đặc biệt là những em có những cách giải bài toán Hoá mới mẻ, hay hơn những cách giải thông thường mặc dù bài giải còn vụng về. Điểm kiểm tra bộ môn là cơ sở để chọn học sinh giỏi dự thi song không phải bao giờ cũng tuân thủ quy tắc này bởi có những em bài kiểm tra bao giờ cũng được điểm cao một phần là do đề ra mang tính đại trà, một phần cũng do các em khá môn Hoá (chứ không giỏi) và bài làm được trình bày cẩn thận, tỉ mỉ. Ngược lại một số em có thể điểm kiểm tra thấp hơn chút ít song nếu giáo viên phát hiện các em có hướng làm tốt, năng khiếu Hoá học tiềm ẩn nhưng chưa chu đáo, còn làm tắt khi kiểm tra thì vẫn có thể cân nhắc để chọn lựa đối tượng học sinh này. - Chọn học sinh đam mê bộ môn Hoá học. Một số học sinh có năng khiếu Toán học nên việc tiếp thu môn Hoá học là không khó song nếu các em không ham thích Hoá học thì việc chọn lựa để bồi dưỡng các em dự thi học sinh giỏi Hoá học thường đạt kết quả không cao. Ngược lại, nếu các em đã có sẵn năng khiếu Toán học mà lại đam mê Hoá học thì việc chọn lựa, bồi dưỡng để các em dự thi học sinh giỏi thường đạt kết quả cao. Sở dĩ có kết quả như vậy là vì các em không ngừng tự tìm tòi sáng tạo trong quá trình học tập, thậm chí có em còn tự sưu tầm nhiều đề thi học sinh giỏi các năm, nhiều chuyên đề Hoá học nâng cao và tự nghiên cứu tìm hướng giải quyết. Điều đó cũng thúc dục người dạy phải không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn và như vậy, cả thầy và trò cùng “thi đua” dạy tốt học tốt. b. Rèn luyện học sinh cách học Hoá học. Thông minh, ham học là những yếu tố cần thiết để học tốt Hoá học song để đảm bảo kết quả cao trong thi cử thì cần sự hỗ trợ của những yếu tố khác mà người dạy phải rèn luyện cho học sinh. + Rèn luyện tính cẩn thận, đầy đủ, chi tiết khi làm bài thi. Thông thường những học sinh khá giỏi hay mắc lỗi chủ quan là giải các bài tập quá ngắn gọn, bỏ qua một số bước trong bài giải. Thậm chí có em giải bài tập chủ yếu là cho “chính bản thân”. Vì vậy bài giải thường không đầy đủ các bước mặc dù kết quả đúng. Có em trong thi cử còn làm sót một vài ý hoặc cả một câu của đề thi mặc dù không khó đối với các em. Đây cũng là lí do khiến điểm các em không cao mặc dù giải được tất cả các bài của đề. Có trường hợp các em còn ngi ngờ người chấm hoặc đã bỏ sót hoặc chấm điểm không đúng cho các em. Nhiều em điểm thành phần không đầy đủ, vì vậy mà tổng điểm không cao. 3 Tuy nhiên, chỉ nắm vững kiến thức ở SGK không thôi thì chưa đủ vì những kiến thức đó đã được nâng cao hơn trong các đề thi. Đề thi ở các địa phương khác nhau cũng có những nội dung, những mức độ kiến thức khác nhau. Đề thi ở cùng địa phương, các năm khác nhau lại có sự khác nhau và mỗi người ra đề nếu không có sự hội ý tống nhất với nhau thì có thể chọn những nội dung kiến thức khác nhau để mở rộng, nâng cao thậm chí kiến thức đó là mới mẻ đối với học sinh. Vì vậy, không một giáo viên dạy bồi dưỡng nào dám khẳng định với học sinh luyện thi của mình rằng đề thi năm nay sẽ ra nội dung này hoặc kiến thức kia. Song qua bồi dưỡng, luyện thi mỗi giáo viên đều có thể đúc kết, tích lũy cho mình những dạng kiến thức mà chương trình Hoá học THCS nâng cao thường hay có mặt trong các đề thi học sinh giỏi, chẳng hạn: - Nhận biết các chất, phân biệt các chất . Với dạng này, hoá chất dùng thêm có thể không hạn chế, hạn chế ở một số hoá chất nhất định hoặc không dùng thêm bất cứ hoá chất nào. Dạng nhận biết này thường liên quan tới một vài dạng khác như nêu hiện tượng xảy ra và viết phương trình phản ứng khi cho chất này vào chất kia hoặc chọn ra các chất tác dụng được với nhau. * Có những phản ứng không quan sát được hiện tượng nhưng cũng phải viết PTPƯ - Điều chế các chất. Thông thường từ vài chất ban đầu yêu cầu điều chế ra thêm những chất mới hoặc không khống chế lượng chất ban đầu thì thường là yêu cầu điều chế ra những chất cụ thể nào đó. Dạng này thường liên quan đến sơ đồ chuyển hoá và có khi dựa vào dạng chuyển hoá người ra dạng đề này. Bởi điều chế ra một chất nào đó từ các chất có sẵn nhiều khi phải qua các phản ứng hoá học mà ở dãy chuyển hoá chỉ cần cách một vài chuyển hoá là thuộc dạng này. - Dạng xác định thành phần lượng chất. Với dạng này thường được thể hiện: Tính % về khối lượng các chất trong hỗn hợp hoặc tính% về thể tích hỗn hợp hoặc tính nồng độ %, nồng độ mol dung dịch. - Dạng xác định công thức phân tử của chất. Biểu hiện của dạng này có thể là xác định công thức phân tử của một hợp chất, có khi là xác định một kim loại. Phát triển của dạng này là từ công thức phân tử của hợp chất có thể viết công thức cấu tạo và gọi tên (thường là hợp chất hữu cơ). 3. Phương pháp bồi dưỡng học sinh. 5 Nếu không được dùng thêm bất cứ thuốc thử nào thì cho mỗi chất lần lượt tác dụng với những chất còn lại. Để tiện phân tích, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh lập bảng để xét kết quả dựa trên những dấu hiệu của phản ứng : tạo kết tủa, khí, màu sắc, mùi bảng được lập với số lượng hàng ngang bằng số cột dọc và bằng số lượng các chất cộng thêm 1. Với dạng điều chế các chất : - Nếu từ một vài chất ban đầu yêu cầu điều chế ra các chất thì lựa chọn các chất có sẵn cho tác dụng với nhau. Sản phẩm lại có thể cho tác dụng với nhau hoặc tác dụng ngược lại với chất ban đầu. Cũng có thể cho phân hủy các chất có sẵn hoặc các sản phẩm rồi lại cho các thành phần phân hủy tác dụng với nhau. - Nếu không hạn chế các chất được dùng mà yêu cầu điều chế ra một chất cụ thể nào đó thì ngoài việc có kiến thức tổng hợp về các tính chất hóa học của các loại chất, lưu ý học sinh cần phân tích kĩ đề bài, điều kiện của đề để tránh nhầm lẫn. Ví dụ : yêu cầu của đề : Hai dung dịch tác dụng với nhau, sản phẩm có NaCl. Viết ba phương trình phản ứng minh họa. Đề không khó nhưng đa số học sinh lại hiểu là cho hai chất tác dụng với nhau, sản phẩm có NaCl nên xảy ra sự nhầm lẫn khi chọn chất: Na + HCl → Na2O + HCl → Trong thực tế không có dung dịch Na và dung dịch Na2O vì khi tan trong nước chúng đều tạo ra dung dịch NaOH . Với dạng đề xác định thành phần lượng chất. Khi tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được, giáo viên cần lưu ý học sinh một số vấn đề : + Xác định đúng chất tan vì có những trường hợp khi hòa tan không đơn thuần là hiện tượng vật lý mà là hiện tượng hóa học. Hòa tan K 2O vào nước thì dung dịch thu được với chất tan là KOH . + Tính khối lượng dung dịch thu được thì cần trừ đi khối lượng kết tủa, khối lượng khí thoát ra. Khi tính nồng độ mol dung dịch thu được cần chú ý đến thể tích dung dịch thu được. Học sinh thường nhầm lẫn khi đề thi cho thể tích dung dịch không đổi. Cần định hướng cho học sinh : Nếu hòa tan chất khí vào dung dịch thì thể tích dung dịch thu được bằng thể tích dung dịch ban đầu. Nếu thêm một thể tích dung dịch mới V 1 vào thể tích dung dịch ban đầu V thì thể tích dung dịch thu được bằng V dung dịch ban đầu cộng với V1 Với dạng xác định công thức phân tử của chất. 7 tham gia các kì thi, đặc biệt là các kì thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh và vào lớp 10 chuyên hóa Nguyễn Du đạt được một số kết quả: 1) Các học sinh đậu vào lớp 10 chuyên hóa Nguyễn Du: Bùi Đức Tôn, Phạm Thị Bích Na, Võ Duy Khánh, Hồ Trọng Kiên, Đỗ Tấn Hưng, Nguyễn Phú Nguyên 2) Đạt giải các kì thi cấp huyện: Giải nhất: Lê Viết Minh Tâm, Nguyễn Phú Nguyên, Lê Thị Thanh Hương, Đỗ Tấn Hưng, Hồ Trọng Kiên, Đỗ Liên Quang Giải nhì: Kiều Thị Phương Nhàn, Võ Duy Khánh Giải ba: Bùi Thị Yến, Lương Thị Thúy, Nguyễn Duy Lam 3) Đạt giải kì thi cấp tỉnh: Giải nhì: Phạm Thị Thúy Hằng, Bùi Đức Tôn, Phạm Thị Bích Na, Đỗ Liên Quang. Giải ba: Nguyễn Phú Nguyên, Võ Duy Khánh. Giải khuyến khích: Đỗ Tấn Hưng, Lê Thị Thanh Hương, Hồ Trọng Kiên. V. NHỮNG KIẾN NGHỊ- ĐỀ XUẤT. Để có được đội ngũ học sinh giỏi hóa học dự thi các cấp thì Các PGD&ĐT nên: - Chọn lọc đội tuyển học sinh giỏi Hóa học để bồi dưỡng dự thi các cấp. Số lượng học sinh được tuyển chọn thông qua kì thi học sinh giỏi cấp huyện. Đội tuyển này được chọn bồi dưỡng với số lượng lớn hơn đội tuyển chính thức dự thi cấp tỉnh để trong quá trình bồi dưỡng có thể tiếp tục phát hiện thêm học sinh giỏi hoặc loại bớt một số em không đáp ứng được yêu cầu. - Bố trí đội ngũ giáo viên có năng lực chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm cao từ các trường hoặc là nhân viên của phòng để bồi dưỡng học sinh giỏi. Mỗi môn cần bố trí từ hai giáo viên trở lên để mỗi người sẽ đảm nhận bồi dưỡng chuyên sâu một mảng kiến thức. Các trường nên: - Bố trí những giáo viên có năng lực về chuyên môn và có tâm huyết vừa dạy vừa bồi dưỡng các em. Tránh tình trạng phân công một số giáo viên có năng lực chuyên môn nhưng lại thiếu tinh thần trách nhiệm nên chỉ dạy cho đủ số tiết qui định; ít nghiên cứu, tìm tòi trong quá trình bồi dưỡng hoặc bố trí những giáo viên có tâm huyết nhưng lại hạn chế về chuyên môn. Các trường có thể chủ động hợp đồng giáo viên trường khác, thậm chí giáo viên ở cấp học cao hơn để bồi dưỡng. - Công tác dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi cần tiến hành ngay từ lớp 8. Đa số các trường chỉ tiến hành bồi dưỡng khi chuẩn bị thi các cấp. 9 Nguyễn Ngọc Năm 11
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_boi_duong_hoc_sinh_gioi_mon_hoa_hoc_lo.doc