Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng kĩ năng học và ôn luyện thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 9

doc 20 trang sklop9 04/06/2024 850
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng kĩ năng học và ôn luyện thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng kĩ năng học và ôn luyện thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 9

Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng kĩ năng học và ôn luyện thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 9
 1 / 20
 PHẦN THỨ NHẤT:ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
1.1.Cơ sở lý luận: 
 Bác Hồ nói: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng 
người”, “Dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt, học tốt”. Thấm nhuần 
lời dạy của Bác, Đảng và nhà nước ta hiện nay rất quan tâm đến giáo dục, coi 
giáo dục là quốc sách hàng đầu. Với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Ngành 
giáo dục đã có những bước tiến mới để phù hợp với công cuộc cải cách giáo 
dục. Do đó, việc đổi phương pháp, nâng cao chất lượng giờ học luôn là mục tiêu 
mà mỗi người giáo viên đứng lớp quan tâm, trăn trở và tìm cách thực hiện, nhằm 
mang đến hiệu quả tối đa cho giờ dạy học của bản thân và học sinh. Mỗi người 
giáo viên trực tiếp giảng dạy, ngoài việc vận dụng tốt những phương pháp, 
phương tiện thiết bị dạy học, cách thức kiểm tra đánh giá học sinh theo đề án đổi 
mới giáo dục ở các chuyên đề được tiếp thu, cũng cần phải có những cách thức 
riêng cho mình để có thể áp dụng vào thực tế công tác, vào điều kiện giảng dạy 
của bản thân, nhà trường, địa phương. Đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn 
không nằm ngoài những định hướng đổi mới nói trên. 
 Và như chúng ta đã biết, Ngữ văn chính là bộ môn dễ gây xúc động vui, buồn 
tác động nhiều nhất đến thế giới nội tâm của con người, giúp con người phát huy 
đầy đủ năng lực phẩm chất để xây dựng cuộc sống, và hướng con người tới đỉnh 
cao của chân, thiện mỹ. Nhiệm vụ của người giáo viên dạy văn là phải làm cho 
học sinh hiểu được cái hay cái đẹp của văn học, kích thích sự hứng thú học tập 
học văn cho học sinh. Điều đó muốn khẳng định rằng bồi dưỡng kĩ năng học và 
ôn luyện thi học sinh giỏi môn Ngữ văn là một việc rất quan trọng và rất cần 
thiết. Nó góp phần phát hiện bồi dưỡng để tiến tới đào tạo một phẩm chất, một 
lực lượng lao động đặc biệt của xã hội, lao động sáng tạo nghệ thuật. Nó kích 
thích cổ vũ mạnh mẽ ý thức tự giác, lòng say mê và ý chí vươn lên trong học 
tập, tu dưỡng của học sinh. 
 Để làm được điều đó giáo viên Ngữ văn phải giúp cho các em say mê học 
Văn. Việc này chỉ đạt được kết quả cao khi thầy cô biết động viên khích lệ các 
em trong học tập, biết tạo điều kiện để các em tự bộc lộ được khả năng của mình 
và say sưa tham gia xây dựng bài, tích cực tự giác, tự học, tự rèn luyện. Giáo 
viên hướng dẫn, khơi dậy khả năng, năng lực cảm thụ văn học của học sinh trên 
cơ sở vốn hiểu biết học sinh đã có và cao hơn nữa là cung cấp cho các em những 
điểm mới, sâu hơn về văn học mà học sinh chưa có, từ đó giúp các em vận dụng 
vào việc làm văn hiệu quả. Là một giáo viên đã nhiều năm giảng dạy và tham 
gia công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9, tôi luôn trăn trở về vấn 
đề này. Vì vậy, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Bồi dưỡng kĩ năng học và ôn 
luyện thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 9” để nghiên cứu, thực nghiệm; mong 
 “Bồi dưỡng kĩ năng học và ôn luyện thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 9” 3 / 20
tôi thực hiện tại trường trong hai năm học 2019- 2020 và 2021- 2022 với đối 
tượng thực hiện là học sinh lớp 9 trường THCS. 
 4. Phạm vi thực hiện: 
 Đề tài “Bồi dưỡng kĩ năng học và ôn luyện thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 
9” ứng dụng vào các tiết học văn bản, tập làm văn, các tiết bồi dưỡng và ôn 
luyện thi học sinh giỏi của tôi. 
5. Phương pháp nghiên cứu. 
- Thuyết trình, phân tích, so sánh, đối chiếu
- Nghiên cứu tài liệu: Trong thời gian qua tôi đã tìm tòi, nghiên cứu đọc các tài 
liệu liên quan đến đề tài. Từ đó rút kinh nghiệm và bổ sung cho đề tài của mình.
 - Ngoài ra tôi còn sử dụng phương pháp khảo sát, vấn đáp, thăm dò ý kiến học 
sinh, nắm tình hình và thực tiễn kinh nghiệm giảng dạy hàng năm để tìm ra giải 
pháp chung.
6. Thời gian thực hiện 
 Đề tài “Bồi dưỡng kĩ năng học và ôn luyện thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 
9”, tôi nghiên cứu từ tháng 09 năm 2019 trong môn Ngữ văn và áp dụng ở hai 
lớp do tôi dạy của trường Trung học cơ sở nơi tôi đang công tác trong năm học 
2019- 2020, 2021- 2022 và những năm tiếp theo.
 PHẦN THỨ HAI: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI
 ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
1. Cơ sở lí luận.
 Ngữ văn trong nhà trường THCS là môn học rất quan trọng và thiết thực đối 
với học sinh hiện nay. Là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, môn Ngữ 
văn có tầm quan trọng trong việc giáo dục tư tưởng tình cảm cho học sinh. Bởi 
vì, qua giờ học Ngữ văn học sinh được tiếp xúc cảm thụ những vẻ đẹp muôn 
màu của cuộc sống. Hướng các em tới đỉnh cao của chân, thiện, mĩ. 
 Để học sinh có khả năng cảm thụ tốt các tác phẩm văn học thì việc giảng dạy, 
bồi dưỡng là rất cần thiết, rất quan trọng. Do đó việc tìm kiếm những giải pháp 
để làm tốt việc này là điều trăn trở của tôi, cũng như của các giáo viên đứng lớp 
hiện nay. Cùng với mối quan tâm chung về chất lượng giáo dục, ai cũng muốn 
giờ dạy văn phải hấp dẫn hơn cuốn hút học sinh và hiệu quả hơn. Vì thế dạy như 
thế nào cho có hiệu quả cao, tạo sự hứng thú say mê cho học sinh quả là một vấn 
đề rất lớn. 
 Việc giáo viên giảng dạy văn cung cấp kiến thức cho học sinh là "cần" nhưng 
chưa "đủ" mà giáo viên cần phải có phương pháp hướng dẫn học sinh cảm nhận 
tác phẩm, kích thích lòng say mê, sáng tạo của học sinh. Mỗi giáo viên phải biết 
khơi dậy tình cảm, niềm tin trong bản thân học sinh. Phải làm sao để học sinh 
yêu thích môn văn, coi giờ học văn là một tiết học lí thú và bổ ích, từ đó học 
 “Bồi dưỡng kĩ năng học và ôn luyện thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 9” 5 / 20
đặc biệt là qua các kì kiểm tra thi cử, các em thường bộc lộ một số hạn chế cả về 
kiến thức lẫn kĩ năng làm bài. 
 Thực trạng ấy làm cho đội ngũ thầy cô giáo chúng ta phải trăn trở, phải suy 
nghĩ, mà nguyên nhân chính là học sinh không có kĩ năng viết bài, không có 
định hướng khi làm văn nghị luận văn học. Do đó chúng ta cần phải có cách dạy 
như thế nào, học sinh cần phải có cách học như thế nào để có hiệu quả giáo dục 
ngày một đi lên, đó là vấn đề mà thầy cô giáo cần phải quan tâm và chú trọng.
 * Số liệu thống kê
Trước khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm thì kết quả học tập, thi học sinh giỏi 
cấp Huyện hay thi tuyển vào lớp 10 PTTH của học sinh lớp tôi giảng dạy còn rất 
thấp. 
 *Kết quả khảo sát đầu năm cụ thể như sau:
 Tổng Kết quả
 số HS Điểm 9 -10 Điểm 7 - 8 Điểm 5 - 6 Điểm dưới 5
 dự thi TS % TS % TS % TS %
 52 0 0 12 23,1 29 55,7 11 21,2
*Kết quả thi học sinh giỏi môn Ngữ văn cấp huyện năm học 2020 – 2021:
 Số học sinh dự thi Số học sinh đạt giải
 02 em 01 em 
 Từ những thực trạng trên, tôi đã mạnh dạn tìm tòi, nghiên cứu để xây dựng 
phương pháp giảng dạy và bồi dưỡng một số kĩ năng giúp học sinh học tập, ôn 
luyện, kiểm tra, thi cử được hiệu quả hơn.
3. Các biện pháp nghiên cứu
3.1. Giải pháp thứ 1: Ôn tập, kiểm tra khả năng nắm kiến thức cơ bản của 
học sinh.
 Sở dĩ phải có bước này bởi đây là một yêu cầu cơ bản để củng cố kiến thức 
tạo nền móng vững chắc cho các bước tiếp theo. Dù là học sinh đại trà hay học 
sinh giỏi Ngữ văn trước hết phải nắm vững kiến thức cơ bản cái gọi là phần 
“Nền”, rồi mới khơi gợi và nuôi dưỡng, phát triển cảm xúc, lòng yêu mến văn 
chương và nhu cầu sáng tạo nghệ thuật cho các em. Đây là biện pháp có tính 
phương pháp, thậm chí gần như một nguyên tắc trong dạy học văn nói chung 
cho học sinh giỏi nói riêng.
 Theo tôi, để giúp học sinh nắm kiến thức cơ bản, giáo viên nên hướng dẫn 
làm các dạng bài tập theo các chuyên đề cụ thể. Như thế, vừa kiểm tra được kiến 
thức của các em sau khi đã được học trên lớp, lại vừa rèn được kĩ năng làm các 
dạng bài tập, lại vừa củng cố, khắc sâu kiến thức cho các em. 
3.1.1.Đối với phần Tiếng Việt: 
 “Bồi dưỡng kĩ năng học và ôn luyện thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 9” 7 / 20
3.1.2.1.Phương pháp thực hiện: 
 Giáo viên giúp các em ôn tập củng cố kiến thức về những tác phẩm truyện 
hiện đại Việt Nam đã học ở lớp 9. Qua đó học sinh nắm được các tác phẩm 
truyện đã phản ánh được phần nào cuộc sống của đất nước và con người Việt 
Nam trong một thời kì lịch sử đầy biến động, nhiều gian lao, hi sinh, nhưng 
cũng hết sức hào hùng. Đặc biệt, các tác phẩm đã tập trung thể hiện hình ảnh 
con người Việt Nam thuộc các thế hệ, tầng lớp khác nhau, với cuộc sống, tình 
cảm, tư tưởng khá phong phú, vừa thống nhất lại vừa đa dạng.
 Giáo viên yêu cầu các em cần bám sát vào các nội dung sau: 
 - Đối với truyện ngắn yêu cầu các em cần chú ý các yếu tố: Ngôi kể, tình 
huống, cốt truyện, nhân vật
 - Đối với các tác phẩm và đoạn trích: yêu cầu các em cần nắm được tên 
 tác giả, nhan đề đoạn trích và tác phẩm; xác định rõ đề tài, chủ đề, ý nghĩa nhan 
 đề, tóm tắt nội dung cốt truyện.
 - Phân tích tình huống truyện, hình tượng nhân vật; hiểu giá trị tư tưởng 
 và những yếu tố đặc sắc trong nghệ thuật tự sự. Khai thác những chi tiết nghệ 
 thuật đặc sắc, tìm hiểu tác dụng của sự kết hợp nhiều phương thức biểu đạt 
 trong văn bản tự sự, triển khai các luận điểm theo nội dung của văn bản.
 Vì thời lượng bồi dưỡng trên lớp rất hạn chế, giáo viên không thể bồi 
dưỡng hết được những kiến thức các em đã học, nên phần ôn tập lại những kiến 
thức căn bản đã học thì yêu cầu học sinh phải tự thực hiện. Để giúp học sinh 
nắm được những kiến thức cơ bản, giáo viên hướng dẫn cho các em cách tự học, 
tự ôn.
3.1.2.2. Ví dụ minh họa: 
Chẳng hạn khi các em ôn tập về truyện hiện đại, giáo viên hướng dẫn học sinh 
tự thống kê theo mẫu sau:
 TT Tác Tác Hoàn Thể Nội Nghệ Ngôi Nhân Tình Nhan 
 phẩm giả cảnh loại dung thuật kể vật huống đề
 sáng
 tác
 ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...
Ngoài ra, giáo viên yêu cầu các em phải học thuộc được phần tóm tắt nội dung 
chính đối với những truyện ngắn và luận điểm đoạn văn phân tích đặc điểm 
nhân vật.
 “Bồi dưỡng kĩ năng học và ôn luyện thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 9” 9 / 20
Pa, là hình ảnh tốt đẹp của thế hệ trẻ - những con người mới trong công cuộc 
xây dựng đất nước.
3.1.3.Đối với phần thơ hiện đại Việt Nam: 
3.1.3.1.Phương pháp thực hiện: 
 Giáo viên giúp các em ôn tập củng cố hệ thống kiến thức phần thơ Việt 
Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn lớp 9 – THCS gắn với các giai đoạn 
lịch sử trong hai cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp, chống Mỹ và sau giải 
phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Qua đó học sinh nắm được những giá trị 
nghệ thuật và nội dung của các văn bản thơ Việt Nam hiện đại trong chương trình 
Ngữ văn lớp 9 – THCS. Thông qua các tác phẩm văn học, bồi dưỡng cho các em 
tình yêu văn học, những tình cảm tốt đẹp như: tình yêu quê hương đất nước, tinh 
thần đấu tranh chống giặc ngoại xâm, tình cảm gia đình Biết trân trọng quá 
khứ, tự hào về những thành quả do các thế hệ cha anh xây dựng, vun đắp.
 Đối với các văn bản thơ Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn lớp 9 
– THCS, giáo viên cần cung cấp cho học sinh nắm chắc những kiến thức cơ bản, 
cách cảm nhận những "tín hiệu" trong tác phẩm, từ đó hướng dẫn, rèn luyện cho 
các em kĩ năng từ viết đúng, dần dần hướng tới viết hay, lời văn chuẩn xác, 
mạch lạc, gợi cảm và có sức thuyết phục.
 Để học và nhớ kiến thức, trong khi đọc hiểu, yêu cầu học sinh tách ra được 
cái “cốt lõi” hoặc “thông tin” dưới dạng ý chính. Sau đó, giáo viên hướng dẫn 
học sinh sắp xếp các ý theo trình tự nhất định, ví dụ đi từ: nội dung, nghệ thuật, 
rồi đến nhận xét, đánh giá, suy nghĩ của bản thân; cũng có thể sắp xếp đan xen 
giữa nội dung, nghệ thuật và nêu nhận xét, đánh giá, suy nghĩ của bản thân. 
3.1.3.2. Ví dụ minh họa:
Giống như phần ôn tập về truyện hiện đại, giáo viên hướng dẫn học sinh tự 
thống kê theo mẫu sau:
 TT Tác Tác Hoàn Thể Nội Nghệ Mạch Bố Phương Nhan 
 phẩm giả cảnh loại dung thuật cảm cục thức đề
 sáng xúc biểu 
 tác đạt
 ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...
Ngoài ra, giáo viên yêu cầu các em phải học thuộc lòng bài thơ và luận điểm 
đoạn văn phân tích từng khổ thơ.
 “Bồi dưỡng kĩ năng học và ôn luyện thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 9”

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_boi_duong_ki_nang_hoc_va_on_luyen_thi.doc