Sáng kiến Kinh nghiệm bồi dưỡng năng lực tự học qua thực hành lắp đặt mạng trong nhà
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến Kinh nghiệm bồi dưỡng năng lực tự học qua thực hành lắp đặt mạng trong nhà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến Kinh nghiệm bồi dưỡng năng lực tự học qua thực hành lắp đặt mạng trong nhà

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI Trường THCS Trung tâm nghiên cứu Bò và Đồng cỏ - Huyện Ba Vì SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM KINH NGHIỆM BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC QUA THỰC HÀNH LẮP ĐẶT MẠNG TRONG NHÀ LĨNH VỰC/ MÔN: CÔNG NGHỆ CẤP HỌC: TRUNG HỌC CƠ SỞ NĂM HỌC 2021 - 2022 1/30 Phần một : LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: KINH NGHIỆM BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC QUA THỰC HÀNH LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ LĨNH VỰC ĐIỆN KỸ THU T MÔN : CÔNG NGHỆ 9 NĂM HỌC 2021-2022 Trong giáo dục, dạy học không chỉ đơn thuần là cung cấp cho các em những tri thức và kinh nghiệm xã hội mà loài người đã tích lũy được, mà phải góp phần tích cực vào việc hình thành và phát triển nhân cách theo mục tiêu đào tạo. Học sinh càng được tham gia tích cực, chủ động vào các hoạt động học tập thì các phẩm chất và năng lực của cá nhân càng sớm được hình thành, phát triển và hoàn thiện. Tính năng động, sáng tạo là những phẩm chất rất cần thiết trong cuộc sống hiện đại, phải được hình thành ngay khi ngồi trên ghế nhà trường. Vì vậy, giáo viên có phương pháp dạy học phù hợp nhằm giúp người học phát huy tính tích cực, tự giác chủ động sáng tạo, tự giác rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực hành bộ môn là điều rất quan trọng. Mô đun "Lắp đặt mạng điện trong nhà" thuộc phần ngành Điện kỹ thuật mang tính ứng dụng cao, gắn với nhu cầu thực tiễn của con người. Nắm bắt được tâm lý không thích học lý thuyết về điện nhưng lại rất thích được lắp đặt một mạch điện mà vận hành được do chính tay mình thực hiện. Không phải lúc nào HS cũng có sẵn tiếp nhận kiến thức mới trong các tiết dạy học trên lớp với số lượng HS đông. Do vậy, khi bồi dưỡng HS giỏi môn học tôi quan tâm tới cách để HS tiếp cận kiến thức môn học thông qua sở thích được thực hành lắp một mạch điện cụ thể trong khả năng sẵn có của các em. Việc sử dụng phương pháp dạy học thông qua sở thích của HS để giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức nhanh hơn, dễ nhớ hơn và hứng thú hơn. Vì vậy, tôi xin trình bày kinh nghiệm: Bồi dưỡng năng lực tự học qua thực hành lắp đặt mạng điện trong nhà (LĐMĐTN) - Nhắm nâng cao chất lượng học sinh giỏi (HSG) trong dạy học môn Công nghệ 9 – Năm học 2021-2022 * Đối tượng nghiên cứu : Học sinh lớp 9 – môn Công nghệ 9 . * Năm thực hiện : 2021-2022 ua nghiên cứu t các năm giảng dạy trước đó. 3/30 , K ả s t u: Thống kê kết quả thi khảo sát HS tham dự đội tuyển HSG đầu năm học 2020- 2021 như sau: Tổng số HS Thi khảo sát chất lượng bộ môn đầu vào Ghi tham gia thi Giỏi Khá T. b Chưa đạt chú chọn HSG SL % SL % SL % SL % 20 2 10 8 40 7 35 3 15 45 40 35 30 25 20 15 10 5 0 % % % % Giỏi Khá Trung bình Yếu Biểu đồ khảo sát chất lượng lớp học lúc đầu Ghi chú : GV ra đề thi cả hai phần lý thuyết và thực hành tổ chức thi chọn đội tuyển để bồi dưỡng HSG thi cấp Huyện. 2 C sở u : Ở lứa tuổi THCS các em luôn muốn khám phá những điều mới lạ, muốn tự mình tìm ra những điều mình còn thắc mắc trong quá trình nhận thức. Thực tế với kiểu bồi dưỡng cũ, giáo viên thường cho HS ôn kỹ lý thuyết xong mới rèn kỹ năng thực hành, phần lớn HS không hứng thú với cách này. Trong phần Điện kỹ thuật việc rèn kỹ năng thực hành lắp đặt các mạch điện trong nhà thì trước hết giáo viên phải trang bị cho HS có “Tư duy kỹ thuật” trong t ng quy trình thực hiện. Trong quá trình thực hiện đề tài này, giáo viên (GV ) làm trước một số sản phẩm trực quan, t đó vạch ra trước một lộ trình các tình huống cụ thể trong thực hành và chủ động trước phương pháp hướng đi cụ thể trong bài giảng trên lớp. Xác định rõ trong lao động thực hành cơ bản là em đã áp dụng được kiến thức nào trong t ng việc cụ thể, qua định hướng hoặc gợi ý của giáo viên. Ví dụ, đơn giản vặn chặt một cái vít thì tại sao có em lại vặn mãi không chặt được? nguyên nhân để mà khắc phục? nếu hì hục mãi sẽ không làm nổi một việc rất nhỏ này. Trong quá trình thực hành HS phải xác định được việc 5/30 ua học thực hành là giúp các em có”tư duy kỹ thuật” trong thực hành: t khi chuẩn bị, khởi động, thực hiện các quy trình thực hành linh hoạt cuối cùng là hoàn thành sản phẩm và lưu lại kiến thức liên quan. 🙘 ♥🙚 P i: CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN NỘI DUNG ĐỀ TÀI: KINH NGHIỆM BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC QUA THỰC HÀNH LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ A. CÁC BIỆN PHÁP ÁP DỤNG ĐỂ BỒI DƯỚNG HSG : 1 S ạ i u g ủ ề ồi ưỡ g: - Giáo viên khi soạn giảng các nội dung “Lắp đặt mạch điên trong nhà” cần thiết phải soạn theo chủ đề, có mục tiêu kiến thức và kỹ năng, có hướng phát triển các năng lực ở HS, có sử dụng trực quan, có quy trình các bước chi tiết. Các hình ảnh minh họa thì phải rõ ràng thuyết phục, có tính thẩm mỹ. Ví dụ Sản phẩm một mạch điện HS tự lắp làm đồ dùng trực quan(hình 1): Hình 1 - Giáo viên dành thời gian cho kiểm tra vận hành thử các thiết bị dạy học nhất là các thiết bị tiên tiến. - Giáo viên đến phòng dạy trước ít nhất 7 phút để chuẩn bị dụng cụ, máy tính, thiết bị, vận hành thử, kiểm tra tính năng sử dụng các thiết bị làm trực quan trong tiết day để tránh tình huống làm hỏng giá trị trực quan. - ua trực quan hình trên (hình 1), giáo viên đặt vấn đề “để hoàn thành sản phẩm này theo em ta cần thứ tự những công việc gì?. Sau khi HS đưa ra trình tự cụ thể, GV nhìn vào đó những bước làm chưa hợp lý để đưa ra các câu hỏi để cùng giải pháp sắp xếp các bước phù hợp hơn. 7/30 Cách thao tác ra sao? Hãy làm thử. ua việc làm cụ thể của HS, GV cho các bạn khác nhận xét, bổ sung và để cuối cùng GV chốt được cách làm đúng. hình 3 - Khi dạy thực hành giáo viên có thể kết hợp giữa việc thao tác làm mẫu cùng với cho các em quan sát các mẫu vật thật như các dụng cụ, thiết bị, vật liệu 2) Họ kiế t ứ ô Điệ kỹ t u t qu tì iểu ấu tạ ủ ư g tiệ trự qu v t t t: - Sử dụng phương tiện trực quan vật thật để khai thác kiến thức cơ bản về môn học là trong những cách làm kích thích HS nhớ kiến thức hiệu quả. Nếu chỉ giảng lý thuyết qua hình ảnh cùng kênh chữ ở SGK không thôi thì phần lớn là HS nhàm chán và khó tiếp thu. Thông qua tìm hiểu vật thật, đến cấu tạo phần nào khai thác kiến ngay phần đó. Ví dụ, khi học về máy biến áp, để so sánh máy biến áp cảm ứng với máy biến áp tự ngẫu, ta chuẩn bị hai mẫu máy biến áp thật rồi đặt vấn đề cho HS cùng thảo luận, so sánh và ghi nhớ kiến thức về cấu tạo máy biến áp. 9/30 trong thực hành lắp đặt MĐTN là rất cần thiết, t đó, giáo viên uốn nắn được việc làm ẩu, làm tùy tiện, làm tắt cho xong của HS. Để hướng tới một HS có kỹ năng thực hành tốt , một HS giỏi kỹ thuật v a phải có trình độ kiến thức , kỹ năng thực hành v a phải nghiêm khắc tuân thủ các nề nếp thực hành( nội quy phòng thực hành, quy định an toàn trong lao động) Nề nếp kỉ luật phải được thực hiện ở bất kì nơi nào bắt tay vào thực hành vì nó ảnh hưởng đến kết quả công việc, ảnh hưởng đến tính an toàn con người và các đồ vật xung quanh. Để rèn tính kỉ luật trong thực hành giáo viên định hướng thường xuyên triệt để một số công việc sau: - Trang phục lao động gọn gang: đầu tóc quấn gọn, quần áo gọn gang, tay áo sắn cao - Ghi nhớ nội quy phòng thực hành xưởng trường. - Chuẩn bị tốt các trang thiết bị , dụng cụ thực hành đúng , đủ theo quy định. - Phòng học có đủ ánh sáng, không gian thực hành thoáng đãng dễ chịu. Các ổ lấy điện đảm bảo an toàn khi lấy điện thực hành. - Chỉ thực hành khi cá các khâu chuẩn bị và điều kiện thực hành tốt. Giáo viên nghiêm khắc để ý việc rèn ý thức ngay trước khi HS bắt tay vào t ng công việc cụ thể. - Trong quá trình thực hành, HS phải tuân thủ đúng quy trình thực hành “ Lắp đặt MĐTN” đó là : Đọc hiểu đúng yêu cầu mục đích của mạch điện cần lắp, dựa trên nguyên tắc lắp các thiết bị để vẽ sơ đồ nguyên lý trước khi vẽ sơ đồ lắp đặt, lựa chọn thiết bị dụng cụ để thực hành, tuân thủ các nề nếp và quy trình các bước thực hành, phải được kiểm tra mạch điện của giáo viên trước khi nối vào Mạng điện lưới đẻ vận hành mạch điện. Tuyệt đối không để HS tự ý cắm mạch điện vào ổ cắm điện để lấy điện vận hành mà chưa được giáo viên kiểm tra tính an toàn đúng đắn của mạch điện đó. - Kết thúc thực hành, giáo viên chú ý để HS được thu dọn đồ dùng, thiết bị thực hành vào hộp đồ hay nơi quy định và vệ sinh nơi làm việc. Thấy rõ của việc các em sắp xếp gọn gàng có lợi gì. - Giáo viên giúp HS các nhóm nhận xét đánh giá, rút kinh nghiệm quá trình cũng như kết quả thực hành của nhau. 4) Á ụ g iệ à việ t e “ ó ” ọ si tr g t ự à và ạ g kiế t ứ : 11/30 Một buổi học nhóm - bồi dưỡng HSG – Điện kỹ thuật 9 B. ÁP DỤNG VÀO DẠ MỘT CHỦ ĐỀ CỤ THỂ: I. “C ủ ề : Bồi dưỡngkiến thức lắp mạch điện có sử dụng công tắc ba cực điều khiển một bóng đèn hoặc bộ đèn huỳnh quang sáng bình thường và an toàn” tr g MĐTN 1.1, Phần chuẩn bị: Dụng cụ, vật liệu và thiết bị, bài giảng trình chiếu, máy tính, máy chiếu, máy chiếu vật thể. - Bài giảng có mục tiêu kiến thức: Nắm được nguyên lý lắp đặt các phần tử trong mạch điện thông qua thực hành tháo, lắp các thiết bị điện trong các bước lắp đặt mạch điện có sử dụng công tắc ba cực. Vẽ được sơ đồ lắp đặt mạch điện (thỏa mãn nhiều trường hợp khác nhau) + Có mục tiêu kỹ năng: Kỹ năng làm việc theo quy trình, thao tác đúng. Hoàn thành lắp đặt được mạch điện theo yêu cầu. Rèn được kỹ năng làm việc theo nhóm, nề nếp thực hành có kỷ luật, qua đó phát triển năng lực tự học của mỗi HS. + Có mục tiêu thái độ: người học say mê rèn luyện, tự giác nghiên cứu học hỏi nhau. 13/30 - Trong quá trình thao tác mẫu GV cần: + Thao tác làm mẫu đúng quy trình thực hành. + Nhấn mạnh các điểm cốt yếu và kiểm tra về an toàn lao động. + Chọn vị trí đứng để đảm bảo cho tất cả học sinh đều quan sát thấy. + Dùng hình ảnh để chỉ rõ các bước phức tạp. + D ng lại ở chỗ chủ chốt và hỏi học sinh để biết chắc chắn các em nắm vứng vấn đề trước khi tiếp tục sang thao tác mới. 2.3. Giáo viên giám sát hướng dẫn học sinh làm việc lắp đặt mạch điện, uốn nắn và giải thích lại t ng bước. + Sau khi thao tác mẫu phải hướng dẫn cho học sinh thực hành ngay để học sinh quan sát, bắt chước, làm theo - Đối với các công việc phức tạp: Sau khi giáo viên làm mẫu có thể gọi học sinh làm thử. Cho HS cả lớp phân tích những điều làm được hoặc chưa làm được, hướng giải quyết. 2.4 Giáo viên tổ chức cho học sinh tự đánh giá theo tiêu chí. Sau đó giáo viên nhận xét, rút kinh nghiệm. 3. Mục tiêu chính của chủ đề là: Thông qua việc thực hành để tự mình hiểu được nguyên lí làm việc của mạch điện dùng hai công tắc ba cực điều khiển một đèn hoặc bộ đèn huỳnh quang (mạch đèn cầu thang) một cách trọn vẹn. Vẽ được sơ đồ lắp đặt của mạch điện và lắp đặt được mạch điện theo yêu cầu. - Đây là chủ đề thực hành, sử sụng phương pháp trực quan và hoạt đông nhóm là chủ yếu. - Trong thời gian đầu tôi sử dụng phương pháp dạy học trực quan để hướng dẫn học sinh tìm hiểu những nội dung sau: + Cho học sinh quan sát công tắc 3 cực (1 cực động, 2 cực tĩnh) kết hợp với hình ảnh mặt trước và mặt sau của công tắc 2 cực và công tắc 3 để học sinh có thể phân biệt rõ ràng hơn 2 loại công tắc này t đó so sánh sự khác nhau của 2 loại công tắc đó. + Để cho cả lớp quan sát dễ dàng, GV thực hiện kết hợp giữa lời giảng và trình chiếu máy chiếu với vật thật được phóng qua máy chiếu vật thể. Dưới đây là một ví dụ cụ thể: 15/30
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_boi_duong_nang_luc_tu_hoc_qua_thuc_han.pdf