Sáng kiến kinh nghiệm Các biện pháp tu từ trong dạy học Ngữ văn THCS

doc 16 trang sklop9 05/06/2024 1110
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Các biện pháp tu từ trong dạy học Ngữ văn THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Các biện pháp tu từ trong dạy học Ngữ văn THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Các biện pháp tu từ trong dạy học Ngữ văn THCS
 các biện pháp tu từ trong dạy học ngữ văn THCS
 Phần I: đặt vấn đề – lí do chọn đề tài
 I. Xuất phát từ yêu cầu dạy Văn theo quan điểm tích hợp.
 Theo quan điểm tích hợp: Dạy Văn là sự kết hợp của ba phân môn Văn-tiếng Việt-Làm 
văn trên cơ sở vừa cung cấp cho học sinh (HS) một số tri thức về tiếng Việt (đặc điểm tình 
hình và ngữ nghĩa của các đơn vị cấu tạo từ, các qui tắc sử dụng tiếng Việt và các qui tắc 
chi phối sử dụng tiếng Việt để giao tiếp trong nhà trường, xã hội); Về các kiểu văn bản (văn 
bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận...); Về văn học (những tác phẩm văn học dân tộc và 
văn học trên thế giới...)vừa rèn luyện kĩ năng nghe, nói, đọc, viết thành thạo tiếng Việt, rèn 
luyện năng lực tư duy theo hướng nhận thức phân tích, rèn luyện năng lực thực hành nh: sử 
dụng tiếng Việt, khả năng cảm thụ, phân tích, bình giá văn học; nhằm giúp các em trở 
thành những con ngời mới có tư duy sáng tạo và khả năng ứng dụng vào cuộc sống.
 Khai thác các hình thức tu từ trong dạy học tác phẩm văn học chính là vận dụng quan 
điểm tích hợp vào giảng dạy văn trên cơ sở giúp HS tìm hiểu mặt nghệ thuật ngôn ngữ- cái 
làm nên nội dung tác phẩm cũng như giá trị độc đáo của cách trình bày cuộc sống theo 
quan điểm thẩm mĩ của nhà văn để các em cảm và hiểu văn học một cách sâu sắc hơn.
 II. Xuất phát từ mối liên hệ giữa hai phân môn Văn và tiếng Việt.
 Dạy văn là quá trình hướng dẫn HS khám phá , rung động với cái hay, cái đẹp của nghệ 
thuật văn chương, cảm thông với những tâm trạng, tính cách, số phận của con người trước 
cuộc đời chứa đựng trong tác phẩm. Dạy văn giúp HS tự hoàn thiện mình về mặt nhân cách, 
hình thành cho các em tình yêu quê hương đất nước, ông bà, cha mẹ, xóm làng và lòng 
nhân ái sâu sắc.
 Dạy tiếng Việt là quá trình hướng dẫn HS khám phá tiếng Việt, cách thức hoạt động của 
tiếng Việt và những sản phẩm của quá trình này. Dạy tiếng Việt rèn luyện cho HS khả năng 
sử dụng tếng Việt văn hoá, chuẩn mực trong giao tiếp cũng như năng lực và phẩm chất tư 
duy khoa học.
 Khai thác các hình thức tu từ trong dạy học tác phẩm văn học thể hiện mối liên hệ giữa 
dạy Văn và tiếng Việt trong đó tiếng Việt là chất liệu, phương tiện, là cái tạo nên hình t-
ượng nghệ thuật của văn, còn văn là mục đích cuối cùng của tiếng Việt (Tiếng Việt ta rất 
giàu và đẹp). Bởi văn chương là nghệ thuật của ngôn từ. Ngôn từ trong tác phẩm văn học 
vừa chính xác, vừa giàu sức gợi tả, gợi cảm, cô đọng, súc tích...có sức lay động tư tưởng, 
tình cảm của con người một cách sâu xa, mạnh liệt. “ Sự phân tích ngôn ngữ sâu sắc trong 
dạy học văn là cách bồi dưỡng năng lực ngôn ngữ tối ưu cho người học. Mặt khác, sự hiểu 
biết sâu sắc về ngôn ngữ lại tác động mạnh trở lại đến năng lực cảm thụ văn học của HS ”.
 Phần II: nội dung
 A. Cơ sở lí luận
 Khai thác các hình thức tu từ trong dạy học tác phẩm văn học chỉ là cách đi sâu vào một 
khía cạnh nhỏ trong tổng quát phương pháp phân tích tác phẩm văn học.
 I. Tác phẩm văn học và việc dạy tác phẩm văn học ở trường THCS.
 Trang 1 - Tác phẩm văn học là quá trình sáng tạo của nhà văn, đòi hỏi tác giả luôn tìm tòi, sáng 
tạo ra hình thức cho phù hợp với nội dung.
 - Trong tác phẩm văn học nội dung và hình thức thâm nhập lẫn nhau, khó có thể tách 
bạch và phân biệt hẳn làm hai. Khi tiếp nhận tác phẩm đòi hỏi người đọc phải tìm ra cái 
tinh vi về tư tưởng, cái độc đáo về nghệ thuật. Cho nên “ Khai thác nội dung qua nghệ thuật 
là phân tích sự thể hiện của hình thức đối với nội dung, từ những yếu tố nhỏ nhất của từ 
ngữ, nhịp điệu, kiểu câu...tới kết cấu cốt truyện, nhân vật, giọng văn...”. 
 2. Dạy tác phẩm văn học trong trường THCS:
 a. Khái niệm tác phẩm văn học trong nhà trường: 
 - Tác phẩm văn học trong nhà trường “ Vừa có tính chất của một sáng tác nghệ thuật vừa 
là cơ sở để hình thành những kiến thức về lịch sử văn học,ngôn ngữ và tiếng Việt”.
 - Nắm bắt từ đặc trưng của mình là phương tiện để nhận thức, là đối tượng thẫm mĩ, 
tác phẩm văn học đã biết vận dụng công cụ giáo dục đặc biệt để giúp HS tự phát triển một 
cách toàn diện về nhân cách. Nó không chỉ cung cấp cho HS về tri thức ( thấy được những 
giá trị trong lịch sử văn học của dân tộc và nhân loại, thấy được tiếng Việt của ta rất giàu và 
đẹp) mà còn bồi dưỡng cho các em lòng nhân ái, tình yêu quê hương đất nước, xây dựng 
nhân cách và ý thức chủ động sáng tạo trong cuộc sống. Vì lẽ đó, mà khi dạy văn, người 
GV phải “ Làm cho HS sống, hiểu biết và xúc động cùng với tác giả, cùng với nhân vật, có 
thái độ đối với cuộc đời và tự phát hiện ra mình so với lí tưởng thẩm mĩ chứa đựng trong tác 
phẩm. Đấy là cơ sở cho sự nâng cao tâm hồn và phẩm chất thực sự xây dựng nhân cách 
HS”.
 b. Vị trí tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn THCS:
 * Thời lượng chương trình.
 Bộ môn Ngữ văn được chia làm ba phân môn Văn- tiếng Việt-Làm văn. Trong đó phân 
môn văn học chủ yếu là dạy tác phẩm văn học. Bao gồm văn học Việt Nam và nước ngoài. 
Riêng văn học Việt Nam chiếm số lượng nhiều có văn học dân gian, văn học cổ đại, văn 
học cận đại và văn học hiện đại. Chia đều cho bốn khối:
 - Khối lớp 6: có 38 tác phẩm cới 51 tiết/68 tiết văn;
 - Khối lớp 7: có 10 tác phẩm với 13 tiết/33 tiết văn;
 - Khối lớp 8: có 22 tác phẩm với 34 tiết/44 tiết văn;
 - Khối lớp 9: có30 tác phẩm với 37 tiết/ 48 tiết văn.
 Như vậy có 100 tác phẩm dạy trong 135 tiết trên tổng số 193 tiết văn học ở THCS. 
Riêng phần văn học hiện đại có 52 tác phẩm dạy trong 77 tiết trên tổng số 135 tiết thể hiện 
phần văn học hiện đại đợc đánh giá khá cao trong chương trình dạy tác phẩm văn học.
 * Nội dung chương trình dạy tác phẩm văn học ở THCS :
 - Dạy tác phẩm văn học Việt Nam ở trường THCS bao gồm một “ Hệ thống tác phẩm đ-
ược tuyển chọn từ kho tàng văn chương trong nước. Đó là những tác phẩm văn học đích 
thực, giàu chất nhân văn, giàu tính nghệ thuật của các nhà văn,nhà thơ nổi tiếng trong nư-
ớc”.
 - Chương trình có kết cấu đồng tâm được bố trí ở cả bốn khối lớp theo trật tự từ thấp lên 
cao, từ dễ đến khó.
3.Yêu cầu dạy tác phẩm văn học ở trờng THCS:
 - Cơ chế dạy học mới chú trọng đến con người mới, con người sáng tạo. Đổi mới phương 
pháp dạy học: “ Coi trọng hoạt động học tập của HS, rèn luyện cho HS tính năng động, 
 Trang 3 Là cách nói phối hợp sử dụng các kiểu âm, kiểu câu nhằm đem lại ý nghĩa biểu cảm, 
cảm xúc cho những mảnh đoạn của lời nói do chúng cấu tạo nên.
 Các hình thức tu từ cú pháp: Điệp ngữ; đổi trật tự cú pháp;Liệt kê; câu hỏi tu từ.
 4. Vị trí các hình thức tu từ trong tác phẩm văn học:
 Các hình thức tu từ tiếng Việt rất phong phú và việc vận dụng sáng tạo ở từng bài văn, 
bài thơ của từng tác giả rất đa dạng linh hoạt nhưng có thể hiểu nó ở hai vị trí sau:
 a. Các hình thức tu từ xuất hiện với tư cách là những biện pháp nghệ thuật:
 Tác phẩm văn chương là hành vi sáng tạo là kết quả của ý đồ sáng tác của việc vận dụng 
những thủ pháp tu từ. Với tư cách là những biện pháp nghệ thuật, các hình thức tu từ thể 
hiện sự sử dụng từ, phối hợp từ, câu một cách chọn lọc- sáng tạo, theo ý đồ sáng tác của 
nhà văn nhằm đem lại cho tác phẩm những giá trị có tính biểu trưng lớn về nội dung và tính 
thẩm mĩ về mặt nghệ thuật.
 Các hình thức tu từ xuất hiện trong tác phẩm văn học với tư cách là những biện pháp 
nghệ thuật bởi nó không có mục đích tự thân mà chỉ phân tích nội dung và hình thức trong 
tác phẩm thì giá trị của chúng mới thể hiện rõ.
 b. Các hình thức tu từ xuất hiện trong tác phẩm văn học với tư cách là những mã ngôn 
ngữ nghệ thuật.
 Trong tác phẩm văn học, các hình thức tu từ chính là sự vận dụng ngôn ngữ một cách có 
nghệ thuật nhằm đạt hiệu quả cao về mặt thẩm mĩ.
 Các hình thức tu từ với tư cách là những mã ngôn ngữ nghệ thuật thể hiện ở phương tiện 
biểu hiện nhằm khiêu gợi liên tưởng, tưởng tượng qua sáng tác nghệ thuật mà chỉ khi khám 
phá, phân tích tác phẩm nó mới được giải mã. Do đó “ để hiểu lời văn nghệ thuật như là 
hình thức của tác phẩm, chẳng những phải hiểu các phương tiện ngôn từ được tác giả sử 
dụng, nhận ra chính xác nội dung và hình thức của chúng mà còn phải lí giải sự tổ chức của 
chúng phù hợp với các nguyên tắc tư tưởng- thẩm mĩ của tác giả. Chỉ như vậy mới thâm 
nhập được vào cái hồn thâm thuý của văn chương, thưởng thức cái hay cái đẹp của nó”.
 Khả năng mã ngôn ngữ nghệ thuật thể hiện ở tính hình tượng. Bởi “ đặc điểm diễn đạt 
của ngôn ngữ văn chương tận dụng tất cả các biện pháp tu từ của ngôn ngữ dân tộc để sáng 
tạo hình tượng”.
 5. Các hình thức tu từ là cách thức sử dụng ngôn ngữ biểu đạt nội dung một cách hiệu 
quả:
 Các hình thức tu từ là cách dùng từ, câu bóng bẩy, giàu hình ảnh, gợi cảm thể hiện rõ 
giá trị to lớn của chúng đối với nội dung. Đó là tính chính xác, giá trị hình tượng, giá trị 
thẩm mĩ và mang phong cách nhà văn.
 a. Mang tính chính xác:
 Ngôn ngữ trong tác phẩm văn học là ngôn ngữ gợi ra những tập hợp không sao kể xiết, là 
ngôn ngữ “ Làm sống dậy các động tác sự vận động đầy ý nghĩa của sự vật trong những 
thời khắc nhất định ”chính là nhờ các hình thức tu từ, nó đã vẽ đúng được một nét sinh 
động của đối tượng theo như quan niệm của tác giả.
 Tính chính xác của hình thức tu từ biểu hiện một cách đúng đắn nhất cái hiện thực mà 
nhà văn muốn diễn tả, cái tư tưởng tình cảm mà nhà văn muốn gửi gắm.
 b. Mang giá trị hình tượng:
 - Tác phẩm nghệ thuật dù thuộc loại hình nào đi nữa cũng đều tác động bằng hình tượng 
và hình tượng bao giờ cũng đến với người tiếp nhận bằng con đường cảm quan nội tại, 
 Trang 5 Hướng vào âm điệu du dương nhạc điệu của sự phối hợp vần, nhịp điệu, tiết tấu. Do đó 
khi khai thác các hình thức tu từ ngữ âm, GV phải chỉ ra được cái âm hưởng chung của toàn 
bài thơ (vì ở truyện ít sử dụng hình thức tu từ ngữ âm ngoài cách điệp âm, điệp thanh nhằm 
tạo sự hài hoà cân đối cho câu văn).
 Dùng phương pháp so sánh đối lập âm thanh để xem sự xuất hiện của loại hình tu từ ngữ 
âm và loại hình không phải tu từ ngữ âm cách sử dụng nào chi phối đến âm hưởng chung 
của toàn tác phẩm.
 VD: Nếu ta thay đổi cách ngắt nhịp, thay đổi cách gieo vần thì âm sắc của toàn bài thơ, 
đoạn văn có bị ảnh hưởng gì đến nội dung không?
 2. Hình thức tu từ về từ : Hướng vào sự tạo hình, gợi cảm.
 * So sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá: GV dùng phương pháp tái hiện để khai thác chúng. 
Dùng phương pháp này vào phân tích, GV nên có hướng gợi ý cho HS liên tưởng, tưởng 
tượng. Nghĩa của ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá bao giờ cũng mang nghĩa hình tượng, nghĩa 
bóng nên dùng phương pháp tái hiện nhằm giúp HS ngoài cách biểu hiện nghĩa gốc, nghĩa 
cơ bản còn hiểu được ý nghĩa bổ sung, ý nghĩa hình tượng của biện pháp ấy. Dùng phương 
pháp tái hiện, GV phân tích cơ chế cơ bản trong việc sản sinh ra sức gợi tả là thông qua sức 
liên tưởng mà tạo nên sự chuyển đổi nghĩa, dẫn dắt người đọc từ một nghĩa đầu tiên bề 
ngoài đi đến những nghĩa khác bên trong.
 Ví dụ1 : Dùng phương pháp tái hiện vào phân tích hình ảnh ẩn dụ sau :
 -“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
 Mặt trời chân lí chói qua tim”
 (Từ ấy- Tố Hữu, Văn 8)
 Hình ảnh ẩn dụ là : Bừng nắng hạ - mặt trời chân lí.
 Dùng phương pháp tái hiện bằng cách : gợi hình ảnh cho học sinh hiểu nghĩa gốc.
 Bừng nắng hạ được hiểu như thế nào ?
 Mặt trời chân lí hiểu ra sao ?
 Gợi liên tưởng cho học sinh hiểu theo nghĩa hình tượng: Tác giả nói trong thời điểm 
nào, lúc ấy xã hội ra sao? Mặt tời chân lí tượng trưng cho đường lối lãnh đạo nào lúc bây 
giờ ?
 Sau đó GV khái quát thành nghĩa của hai hình ảnh ẩn dụ như trên : Tôi sáng suốt, 
minh mẫn khi bắt gặp ánh sáng soi đường dẫn lối của Đảng.
 Ví dụ 2: “ Măng non là búp măng non
 Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre
 Năm qua đi, tháng qua đi
 Tre già măng mọc có gì lạ đâu” 
 ( Tre Việt Nam- Nguyễn Duy Ngữ Văn 7).
 Trang 7

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_cac_bien_phap_tu_tu_trong_day_hoc_ngu.doc