Sáng kiến kinh nghiệm Cách dạy học bằng bài giảng điện tử có hiệu quả trong trường Trung học cơ sở

docx 21 trang sklop9 18/09/2024 430
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Cách dạy học bằng bài giảng điện tử có hiệu quả trong trường Trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Cách dạy học bằng bài giảng điện tử có hiệu quả trong trường Trung học cơ sở

Sáng kiến kinh nghiệm Cách dạy học bằng bài giảng điện tử có hiệu quả trong trường Trung học cơ sở
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TX BUÔN HỒ
 Trường THCS Ngô Mây
 Tổ: Tự nhiên
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 LĨNH VỰC TOÁN HỌC
 Đề tài
CÁCH DẠY HỌC BẰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ CÓ HIỆU QUẢ 
 TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
 Họ và tên giáo viên: Võ Thị Mỹ Nhân
 Giảng dạy bộ môn: Toán - Tin
 Đơn vị: Trường THCS Ngô Mây
 Điện thoại: 0988077038
 Email: vomynhan22@gmail.com
 Buôn Hồ, tháng 3 năm 2020
 1 ĐỀ TÀI: 
 CÁCH DẠY HỌC BẰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ CÓ HIỆU QUẢ TRONG 
 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Cách dạy học bằng bài giảng điện tử là một trong các hình thức đổi mới 
phương pháp dạy học đòi hỏi những điều kiện thích hợp về phương tiện, cơ sở vật 
chất và tổ chức dạy học, điều kiện về quản lý hết sức quan trọng. Vì đây là kế 
hoạch hoạt động dạy học đều được chương trình hóa do giáo viên điều khiển 
thông qua môi trường đa phương tiện với sự hổ trợ của công nghệ thông tin. Sự 
tương tác giữa thầy và trò thông qua phương pháp, phương tiện và hình thức dạy - 
học có sự hổ trợ của công nghệ thông tin. 
 Nói cách khác bài giảng điện tử là một hình thức tổ chức bài lên lớp nhằm 
thực thi giáo án điện tử, là tập hợp các khâu tổ chức theo một kết cấu sư phạm để 
giúp người học đạt được kiến thức và kĩ năng cần thiết, vì học sinh có thể nhìn 
hình ảnh trực quan bằng mắt thấy, tai nghe Do đó, hiểu bài học sâu sắc hơn. Vì 
vậy yêu cầu cơ bản đối với bài giảng điện tử là định hướng rõ ràng, trình bày 
mạch lạc, có hệ thống và truyền cảm nội dung, phân tích rõ ràng, dễ hiểu các sự 
kiện, hiện tượng cụ thể. Sử dụng nhiều thủ pháp thích hợp như thuyết trình, chứng 
minh, giải thích, đàm thoại, làm mẫu, chiếu phim, mở máy ghi âm, ghi hình, hình 
vẽ động, lược đồ,..Vì thế để thực hiện một bài giảng điện tử có hiệu quả, sinh 
động, hấp dẫn, đễ hiểu có tính tương tác cao đòi hỏi giáo viên các kiến thức như kĩ 
năng sử dụng vi tính, các phần mềm hổ trợ cũng như việc khai thác thông tin trên 
internet thật tốt.
 Mặt khác giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự 
phát triển của công nghệ thông tin thông qua việc cung cấp nguồn nhân lực cho 
khoa học. Bộ giáo dục và đào tạo yêu cầu “ Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông 
tin trong giáo dục đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng dẫn 
của bộ giáo dục và đào tạo phối hợp cùng với cục công nghệ thông tin như là một 
công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học ở các môn học” đặt 
 3 các phương pháp dạy học truyền thống có những hạn chế tất yếu, dùng bảng phụ, 
đồ dùng dạy học mất nhiều thời gian, kình càng, vì thế bên cạnh các phương pháp 
dạy học truyền thống cần kết hợp sử dụng các phương pháp dạy học mới bằng 
cách ứng dụng công nghệ thông tin trong bài giảng sẽ tăng cường tính tích cực 
nhận thức của học sinh trong thuyết trình, đàm thoại theo quan điểm dạy học giải 
quyết vấn đề nhằm giảm thời gian vẽ hình, hệ thống câu hỏi phong phú, hình ảnh 
sinh động,...
 Trao đổi kinh nghiệm về bài giảng điện tử cùng các giáo viên ở trang web 
http: baigiang.violet.vn
 Đổi mới phương pháp dạy học khi đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào 
giảng dạy môn Toán lớp 9 góp phần nâng cao hiệu quả dạy học.
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
 Việc phối hợp đa dạng các phương pháp và hình thức dạy học trong toàn bộ 
quá trình dạy học là phương hướng quan trọng để phát huy tính tích cực và nâng 
cao chất lượng dạy học, bài học sinh động, hấp dẫn, dễ hiểu, nhớ lâu. Dạy học 
toàn lớp, dạy học nhóm, nhóm đôi và dạy học cá thể, có thể học sinh học trực tiếp 
giáo viên giảng dạy hoặc trực tuyến,...
 Nhưng trong thực tiễn dạy học bằng bài giảng điện tử ở trường trung học cơ 
sở hiện nay, nhiều tiết dạy vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Học sinh chưa biết cách ghi 
bài, học sinh thường chăm chú vào hình ảnh quên nội dung kiến thức mình đang 
học gì, giáo viên lười soạn giáo án điện tử vì tốn nhiều thời gian, lười tìm hiểu, 
lười học hỏi, lười truy cập internet,... Trước khi dạy bài giảng điện tử giáo viên 
phải chuẩn bị đèn chiếu, máy vi tính, giáo án điện tử,Đó là một trong những lí 
do bài giảng điện tử chưa được thực hiện một cách đồng bộ.
3. Nhiệm vụ
 Khảo sát chất lượng học sinh về môn toán nhằm xác định bài dạy, nội dung 
dạy
 Tìm hiểu lượng kiến thức, hình ảnh, âm thanh, công cụ toán học, phù hợp, 
nội dung trong bài dạy.
 5 giáo viên hay giáo viên dạy môn Toán nào. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả rõ ràng 
trong việc nghiên cứu và thực nghiệm trong đề tài này tôi chủ yếu tập trung đi sâu 
vào phương pháp dạy học toán cho học sinh bằng bài giảng điện tử lớp 9 của 
trường vào các giờ học chù yếu như luyện tập, ôn tập chuơng, hình không gian, 
các bài lý thuyết có nhiều hình ành, nhiều dụng cụ học tập... Các bài toán được đề 
cập đến trong đề tài thuộc phạm vi sách giáo khoa, sách bài tập, đảm bảo tính vừa 
sức đối với các em nhưng mang tính thực tế, năng động và lượng thời gian đảm 
bảo trong bài dạy.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
 Đề tài này được hoàn thành trên phương pháp: 
 1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu. 
 2. Phương pháp điều tra, khảo sát. 
 3. Phương pháp thử nghiệm.
 4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
 Trong những năm gần đây việc ứng dụng công nghệ thông tin đã rất phổ 
biến ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Cùng với sự đi lên của xã hội, khoa 
học phát triển, ngành giáo dục cũng mạnh dạn đưa ứng dụng công nghệ thông tin 
vào dạy học. Hơn nữa đối với giáo dục đào tạo, công nghệ thông tin có tác dụng 
mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung, phương pháp dạy và học. Công nghệ thông tin là 
phương tiện để giúp chúng ta tiến tới một “ Cách mạng công nghiệp 4.0”. Mặt 
khác giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển của công 
nghệ thông tin thông qua việc cung cấp nguồn nhân lực cho đất nước. Chính vì thế 
tôi mạnh dạn viết đề tài “Cách dạy học bằng bài giảng điện tử có hiệu quả 
trong trường trung học cơ sở”
 7 Mặt khác, cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu, chỉ có một hoặc hai 
bộ đèn chiếu phục vụ cho toàn thể giáo viên giảng dạy thì quả là chưa đủ, sẽ dẫn 
đến tình trạng thiếu máy do trùng lặp thời khóa biểu. Và đương nhiên là tiết học 
có ứng dụng công nghệ thông tin chỉ dành cho thao giảng, các tiết có giáo viên dự 
giờ, chuyên đề, còn thường ngày chỉ một số tiết thực hiện nhưng không nhiều.
 Học sinh có thể sẽ thấy khó ghi vì việc trình chiếu thường diễn ra nhanh. 
Hay mải xem thầy cô trình chiếu bài giảng hấp dẫn trên lớp nên quên mất việc ghi 
chép bài giảng vào vở học của mình.
 Do tính sao lưu dễ dàng nên nhiều giáo viên lại nảy sinh tâm lí ngại soạn 
giáo án dẫn tới “đạo giáo án” bằng cách copy của đồng nghiệp sau đó chỉnh sửa 
thêm thắt một chút là có bài giảng cho mình. Điều này khiến giáo viên thiếu đi sự 
tích cực trong soạn giáo án, dạy học một cách hời hợt.
 Vì giảng bài thông qua máy tính và máy chiếu nên nhiều giáo viên bỏ thói 
quen viết bảng truyền thống không thể thiếu.
 Nhiều giáo viên chưa thấu hiểu rõ ràng về giáo án điện tử và cách thực hiện 
bài giảng nên nghĩ rằng giáo án điện tử dùng chỉ các bài trình chiếu PowerPoint. 
Do đó, họ soạn giáo án trên các slide và trình chiếu tất cả nội dung bài . Trong khi, 
họ chỉ cần trình chiếu nội dung kiến thức bài học, chứ không trình chiếu những 
gợi ý, dẫn dắt, hệ thống câu hỏi hay những điều giáo viên, học sinh phải làm 
 Nếu trong trường hợp mất điện, giáo viên sẽ khó có thể thực hiện bài giảng 
điện tử của mình. Trong khi đó vì chủ quan tin tưởng vào giáo án điện tử nhiều 
giáo viên bị động, khó có thể giảng được bài vì các thông tin lưu hết trong máy 
tính.
 Kỹ năng tin học của hầu hết giáo viên còn nhiều hạn chế, thậm chí còn 
không tự soạn được bài giảng trên PowerPoint mà nhờ người quen làm giúp nên 
khi giảng bài mà gặp sự cố khó có thể xử lý tốt. Vì vậy, các giáo viên cần có trình 
độ tin học nhất định mới có thể sử dụng tốt giáo án điện tử trong công tác giảng 
dạy của mình.
 Điều này chưa thật sự phát huy hết khả năng của việc đưa công nghệ thông 
tin vào giảng dạy.
 9 a. Kiến thức: Ngoài kiến thức khác chuyên môn nghiệp vụ phải vững vàng ra thì 
yêu cầu giáo viên phải nắm vững kĩ thuật hỗ trợ dạy học như máy tính, máy chiếu 
đa phương tiện, projector
b. Về kỹ năng: Thực hiện sử dụng thành thạo các phương tiện kỉ thuật day học 
phổ biến, biết cách tổ chức tiết học có sử dụng cho công nghệ thông tin, thực hiện 
đúng , chính xác các thao tác cơ bản trong Microsoft Offices như PowerPoint, 
Word, Excel, .., trình bày đẹp. Để thiết kế bài giảng điện tử vận dụng những kỹ 
năng này vào việc soạn bài và tổ chức các hoạt động dạy học cho học sinh 
c. Về thái độ: Chủ động tự tin trong việc sử dụng các phương tiện công nghệ 
thông tin trong dạy học; có ý thức sử dụng phương tiện kĩ thuật dạy học, hỗ trợ 
dạy học. Có ý thức sử dụng phần mềm, trình diễn phần mềm dạy học, phần mềm 
vẽ hình,Để nâng cao chất lượng giờ dạy.
2. Nội dung và cách thực hiện
a. Trước hết cần đảm bảo hình thức, nội dung kiến thức bài soạn
 Để tiết học trên lớp có kết quả thường đòi hỏi những tiền đề nhất định về 
trình độ kiến thức, kỹ năng sẵn có của học sinh. Vì thế cần giúp nhóm học sinh 
này có đủ tiền đề dảm bảo trình độ xuất phát cho những tiết lên lớp đạt hiệu quả.
 Trước hết, tôi nghiên cứu kỹ nội dung chương trình, vạch rõ khối lượng 
kiến thức và những kỹ năng cần thiết như những tiền đề xuất phát thông qua sách 
giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn chương trình, các đường link liên quan đến các 
bài giảng, ...
 Sau đó, phân tích những kiến thức kỹ năng có sẵn ở học sinh ở mức độ 
nào(qua quá trình tìm hiểu, quan sát ở học sinh trên lớp, qua các bài kiểm tra, ...) 
 Tiếp đến, tôi tập trung vào việc tái hiện những kiến thức và tái tạo những kỹ 
năng cần thiết một cách tường minh thông qua việc cho học sinh ôn tập những 
kiến thức, kỹ năng trước khi dạy nội dung của một bài ôn tập chương I hình học 9 
như sau:
Chẳng hạn: 
Ví dụ 1: Hệ thống lại tất cả phần lý thuyết trong chương I ( hình học 9) đã học 
nhằm tái hiện kiến thức.
 11 động và hứng thú hơn, phát biểu xây dựng bài sôi nổi hơn. Hiệu quả giờ học được 
nâng lên rõ rệt. 
 Như vậy khi học sinh đã nắm được khái niệm và kỹ năng nói trên thì việc 
tiếp thu bài mới không mấy khó khăn. 
 Trong thực hiện việc tạo tiền đề đảm bảo trình độ xuất phát cần chú ý:
 * Mỗi bài toán phải được thực hiện qua nhiều bước, hướng dẫn và yêu cầu cách 
thực hiện thành thạo từng bước một.
* Tổ chức phân dạng bài tập một cách khoa học, chi tiết, cung cấp cho học sinh 
các dạng bài tập một cách có hệ thống.
* Soạn thêm nhiều bài tập đơn giản và tương tự cho từng dạng để các em tự làm, 
qua đó các em được lặp lại nhiều lần, giúp các em dễ khắc sâu kiến thức.
 Sau khi kiến thức lớp dưới đã được bù đắp và bằng cách hạ thấp yêu cầu 
đến mức tối thiểu ở các dạng bài tập tôi nhận thấy các em học sinh đã xích lại gần 
nhau hơn, tiếp thu bài mới tốt hơn, yêu thích học môn toán hơn.
* Đưa ra những bài toán thực tế, hình ảnh thực tế giúp học sinh nhớ lâu và hiếu 
được kiến thức mình đã học vận dụng như thế nào trong cuộc sống.
b. Nội dung kiến thức cho bài dạy
 Qua thực tế bài giảng điện tử được giáo viên thực hiện từ rất nhiều năm 
qua, nhưng hiệu quả còn hạn chế do đó để thực hiện hiệu quả cao trong giảng dạy 
ta cần lồng ghép như sau:
Chẳng hạn: 
Ví dụ 3: Bài tập nhằm cũng cố kiến thức( giáo viên dùng kĩ năng vẽ hình, đặt câu 
hỏi linh hoạt phù hợp với đối tượng học sinh)
 13

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_cach_day_hoc_bang_bai_giang_dien_tu_co.docx