Sáng kiến kinh nghiệm Cách làm một bài văn hay
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Cách làm một bài văn hay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Cách làm một bài văn hay
Sáng kiến kinh nghiệm: CÁCH LÀM MỘT BÀI VĂN HAY CÁCH LÀM MỘT BÀI VĂN HAY A : PHẦN MỞ ĐẦU. I: Lí do chọn đề tài: Văn nghị luận có một vị trí vô cùng quan trọng trong chương trình ngữ văn ở bậc trung học phổ thông.Môn văn trong nhà trường tựu trung nhằm hai nhiệm vụ cơ bản sau đây: -Trang bị kiến thức cho học sinh hiểu đúng các vấn đề văn học và các vấn đề trong cuộc sống.Có nghĩa là góp phần tạo cho học sinh khả năng khám phá vẻ đẹp của tác phẩm văn học trong việc tiếp nhận tác phẩm đó. Hay là giúp các em bày tỏ những quan điểm đúng đắn, khoa học về một vấn đề trong cuộc sống xã hội. Bước đầu nhận thức được quy luật vận động của văn học , của những quan niệm khác nhau trong xã hội. -Song song với nhiệm vụ trên , môn văn giúp cho học sinh hình thành và phát triển khả năng tạo lập văn bản trên những lí lẽ , lập luận của mình. Làm văn (Cả nghị luận xã hội và nghị luận văn học) là môn hướng tới nhiệm vụ thứ hai này. Nó giúp các em hình thành những kĩ năng cần thiết để làm được một bài văn. Làm một bài văn hay là thao tác thể hiện năng lực của học sinh.Vậy thế nào là một bài văn hay? Đây là một câu hỏi mang ý nghĩa tương đối. Không có một khuôn mẫu nào cụ thể để đánh giá một bài văn hay cả. Một bài văn đối với người này có thể đã là rất hay, nhưng đối với người khác lại còn chưa thuyết phục lắm . Bởi thế từ “hay” ở đây chỉ được dùng theo sự tương đối mà thôi . Và chữ “hay” ấy xin chỉ được gói gọn trong khuôn khổ nhà trường. II.Mục đích và phương pháp nghiên cứu 1.Mục đích: 1 GV: Nguyễn Văn Hùng Sáng kiến kinh nghiệm: CÁCH LÀM MỘT BÀI VĂN HAY em phải thi. Đã thi ai cũng muốn điểm cao. Mà môn ngữ văn thì cho đến nay hầu như chỉ có một hình thức kiểm tra, thi cử là làm bài viết .Phần văn nghị luận (cả nghị luận xã hội và nghị luận văn học)chiếm 70% số điểm . Những cuốn sách trên cho đến nay chủ yếu phân hóa theo hai thái cực. Một là: thiên về lí thuyết. (mà lí thuyết tập làm văn lại quá phức tạp , trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi xin không bàn đến) . Hai là nặng về cung cấp các bài văn mẫu, những bài viết mẫu, những bài văn đạt giải trong các kì thi. Điều này là cần thiết nhưng chúng thấy cần phải có một phương pháp kết hợp giữa lí thuyết và thực hành một cách toàn diện. Một cách giới thiệu tỉ mỉ hơn, cụ thể hơn qua các bước làm một bài văn. Sáng kiến kinh nghiệm này góp phần làm công việc ấy. Sáng kiến không phải không coi trọng lí thuyết , nhưng muốn trình bày một thứ lí thuyết có : “Tính ứng dụng thiết thực”. Sáng kiến của chúng tôi dựa nhiều vào kinh nghiệm thực tế . Những kinh nghiệm ấy đã được ứng dụng , đã được trải nghiệm qua các năm bồi dưỡng học sinh giỏi của trường và công tác luyện thi đại học cho các em học sinh. II:CÁC DẠNG ĐỀ CƠ BẢN. Từ lâu nay học sinh tiểu học đến trung học , kể cả đại học đã làm văn theo các dạng sau: -Dạng sáng tác văn học như: miêu tả, tường thuật, kể chuyện và một vài thể thơ quen thuộc. -Dạng bài nghị luận với hai nội dung cơ bản: Nghị luận xã hội và nghị luận văn học. - Dạng bài văn hành chính công vụ, như: đơn từ, biên bản Đặc trưng cơ bản của dạng thứ nhất là kích thích trí tưởng tượng phong phú, xây dựng óc quan sát tinh tế cho học sinh. 3 GV: Nguyễn Văn Hùng Sáng kiến kinh nghiệm: CÁCH LÀM MỘT BÀI VĂN HAY Nắm vững và đáp ứng các yêu cầu của đề người làm bài sẽ tránh được những lỗi như sau: -Lạc đề: Lạc về nội dung, lạc về phương pháp và lạc về cách thức nghị luận. -Lệch đề:Đáng lẽ phần cần được bàn nhiều thì lại viết qua loa đại khái,phần phụ lại viết nhiều, trở thành phần chính, phần chính trở thành phần phụ. -Lậu đề:Đây là một thao tác bỏ sót, hay bớt yêu câu đề ra. Xác định đúng yêu cầu đề ra là giúp người viết xây dựng một dàn bài tốt. Làm bài người viết sẽ tránh được kể lể dài dòng , lan man, tạo được sự thống nhất, hài hòa giữa các phần trong bài làm của mình. 2.Bài viết phải đúng những kiến thức cơ bản: Nhân gian người ta thường nói: “Có bột mới gột nên hồ” . Kiến thức cơ bản chính là “ bột”. Kiến thức cơ bản thể hiện tầm kiến thức văn rộng hẹp của người viết. Để viết một bài văn nghị luận hay đòi hỏi người viết phải biết vận dụng kiến thức cơ bản của nhiều loại kiến thức cơ khác nhau. Muốn sử dụng một cách hệ thống, có hiệu quả phải biết làm chủ các kiến thức đó, để vận dụng một cách linh hoạt vào trong bài viết của mình. Trong khi làm bài học sinh thường mắc những lỗi cơ bản sau đây: -Lỗi về kiến thức làm văn:Nhiều em không phân biệt được kiểu bài nên dẫn đến tình trạng bài viết thường giống nhau mặc dù yêu cầu của đề rất khác nhau. -Lỗi về kiến thức ngôn ngữ:Dùng từ sai là lỗi phổ thông nhất hiện nay ta gặp ở các em học sinh. Do các em không hiểu hết và hiểu đúng nghĩa của từ. Đặc biệt là các từ Hán –Việt. Các em thường đưa vào trong bài làm những từ ngữ thiếu chính xác làm câu văn trở nên ngồ ngộ, sai ý, làm mất cảm tình của người đọc -Lỗi về kiến thức lí luận văn học:Với phương diện này hầu hết các em không nắm được khái niệm lí luận văn học. Trong một bài văn phần đầu của thân bài thường là lí luận văn học. 5 GV: Nguyễn Văn Hùng Sáng kiến kinh nghiệm: CÁCH LÀM MỘT BÀI VĂN HAY a:Trước hết bài phải độc đáo mới mẻ:Viết đúng thôi thì chưa đủ mà ta phải viết hay, phải độc đáo, mới mẻ. Trong các bài thi học sinh giỏi nhiều giám khảo phải thừa nhận bài của học sinh hay hơn, phong phú hơn cả đáp án. Để có được những cái mời cái lạ trên chúng ta phải học thầy, học bạn, cả tự học, tự chiêm nghiệm trong thực tế cuộc sống. Không phải yêu cầu một bài văn phải hoàn toàn mới lạ. Thực ra thì cả bài văn lạ quá thì việc tiếp cận nó khiến không ít giám khảo băn khoăn. Giám khảo thường cho điểm “an toàn”, không dàm liều lĩnh. Còn nhớ cách đây bảy năm trong trường chúng tôi có một học sinh chuyên văn từ Hải Dương chuyển vào. Em học rất giỏi. Giọng văn lạ. Cách tiếp cận lạ. Khị tiếp cận bài thơ : “Vội vàng” của Xuân Diệu em đã đặt em trong bối cảnh em là người tình của mùa xuân , khao khát mùa xuân như Xuân Diệu. Em và Xuân Diệu là tình địch cùng yêu mùa xuân. Em gọi Xuân Diệu là “hắn” một cách đầy ngạo nghễ. Cách viết của em khiến chúng tôi khó xử quá. Thú thực văn của em rất hay, cách tiếp cận độc đáo , mới lạ.Toàn bài là một chuỗi những cảm xúc mới lạ, ngạo nghễ, dùng từ “bụi” nhiều.Xin được trích một đoạn trong bài làm của em : “Hay thật! Hắn dám chế ngự cả thiên nhiên. Cả vũ trụ.Muốn thâu tóm tất cả. Cả một bài thơ dài là cả một chuỗi cảm xúc của hắn . Mới đọc qua là khát khao của hắn trước mùa xuân. Nhưng ta thấy ý đố của hắn qua từng ý , từng khổ:lúc đầu là tôi muốn- tôi thấy- tôi nghĩ –và cuối cùng là ta muốn. Chỉnh thể ước muốn của nhân vật trữ tình: “ta” ở cuối bài là sự chuyển hóa cái tôi của hắn”.Cuối cùng em đã đổi cách xưng hô là “nhà thơ”là “Ông”. Sự chuyển hóa đó chúng tỏ là em đã công nhận bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu hay. Cả toàn bài không một lời khen , hầu như là chê . Cuối bài cách thay đổi xưng hô. Không một lời khen nhưng người đọc vỡ òa ra đây là lời khen hơn bất cứ lời khen nào. 7 GV: Nguyễn Văn Hùng Sáng kiến kinh nghiệm: CÁCH LÀM MỘT BÀI VĂN HAY (có thể là toán , lí ,hóa, sinh), tìm được đáp số là xong, nhưng ở môn văn nếu tìm ra được đáp số thì mới được một nửa. Một bài văn hay là bài văn biết diễn đạt tốt “đáp số”. Nếu không diễn đạt tốt đáp số thì kết quả chỉ là một cái gì còn ẩn kín trong đầu người viết mà thôi. Một vấn đề xã hội hay. Một đoạn thơ, một đoạn văn hay. Nhiều người thấy nhưng viết cho ra được cái hay ấy là điều khó. Làm một bài văn hay là con đường tìm ra con đường “viết” ra được cái hay ấy để người đọc cảm nhận được. d:Giọng văn và sự thay đổi giọng văn trong bài viết. Giọng văn là sự thể hiện màu sắc cảm xúc, màu sắc biểu cảm của người viết. Sau khi có ý rối thì vấn đề quan trọng là lời văn , lời diễn đạt hay.Nhiều khi cùng một ý nhưng diễn đạt hay thì nó sinh động hẳn lên, diễn đạt bình thường thì trở nên khô khan và kém sức lôi cuốn. Giọng văn được thể hiện ở cách dung từ , đặt câu, cách lập luận, cách sử dụng dấu câuđây chính là những biện pháp giúp người viết diễn đạt hay.Để có một bài văn hay người viết cần thay đổi giọng văn liên tục. Tuyệt đối không nên cả bài văn chỉ có một giọng văn. e:Dùng từ độc đáo.Từ độc đáo mang tính hai mặt. Người viết phải cẩn thận. Nếu dùng trúng thì hiệu quả của nó rất lớn . Nếu dùng không đúng sẽ rơi vào sáo rỗng khoe chữ.Nếu không hiểu ý nghĩa của từ đừng dùng . h:Mở bài và kết bài phải hay -Mở bài hay: Mục đích của mở bài ai cũng biết là giới thiệu vấn đề mà mình định viết,sẽ trao đổi bàn bạc trong bài. Khi viết mở bài thực chất là trả lời cho câu hỏi: Mình định bàn bạc hay viết về vấn đề gì? Từ lâu đến nay có hai cách mở bài thường gặp, đó là : mở bài tực tiếp và mở bài gián tiếp.Về nguyên tắc thì một đề có nhiều cách mở bài khác nhau. Sự khác nhau 9 GV: Nguyễn Văn Hùng Sáng kiến kinh nghiệm: CÁCH LÀM MỘT BÀI VĂN HAY đồng nghiệp, sách vở và học sinh. Chắc hẳn vẫn còn nhiều thiếu sót vì phạm vi của văn chương có nhiều cách nhìn khác nhau.Vấn đề chúng tôi chọn phong phú, phức tạp, đặc biệt là là rất khó. Tuy nhiên với nội dung và cách viết chúng tôi hi vọng sang kiến này sẽ trở thành công cụ thiết thực, một người bạn gần gũi giúp các em phấn đấu để viết cho được một bài văn như mong muốn của các em . IV: Tài liệu tham khảo: Sách giáo khoa,sách giáo viên, những bài văn đạt giải trong các kì thi,những lời phê bình của các giám khảo trong các bài văn đạt giải. V :Phụ lục. A:Phần mở đầu I: Lí do chọn đề tài II: Mục đích và phương pháp nghiên cứu 1:Mục đích. 2:Phương pháp nghiên cứu III: Giới hạn đề tài. B:Phần nội dung. I :Cơ sở lí luận. II.Các dạng đề cơ bản. III. Cách làm một bài văn hay. IV.Kết luận TP Hồ Chí Minh ngày 10-12-2015 Người viết Nguyễn Văn Hùng 11 GV: Nguyễn Văn Hùng
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_cach_lam_mot_bai_van_hay.doc