Sáng kiến kinh nghiệm Công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe học sinh tại trường THCS Ngô Mây

doc 22 trang sklop9 20/09/2024 670
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe học sinh tại trường THCS Ngô Mây", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe học sinh tại trường THCS Ngô Mây

Sáng kiến kinh nghiệm Công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe học sinh tại trường THCS Ngô Mây
 I. PHẦN MỞ ĐẦU
 1. Lý do chọn đề tài.
 Từ xưa đến nay sức khỏe là vốn tài sản vô giá của mỗi con người chúng ta, 
việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe là một nhiệm vụ rất quan trọng và cấp thiết của 
con người chúng ta nói chung và các em học sinh nói riêng. Sức khỏe là một trạng 
thái thoải mái và về thể chất, tinh thần và xã hội. Chúng ta cần coi trọng sức khỏe, 
vì mọi người có sức khỏe thì công tác sẽ tốt, học sinh có sức khỏe thì học tập mới 
tốt. Trường học cần có một môi trường an toàn, học sinh sống và vui chơi không 
có các nguy cơ xảy ra tai nạn, nơi đó các em khỏe mạnh, sức đề kháng cao giúp 
các em phòng tránh được bệnh tật.
 Sức khỏe học sinh hôm nay quyết định đến sức khỏe của dân tộc ta trong 
tương lai. Học sinh thuộc lứa tuổi trẻ, đang lớn nhanh và phát triển về mọi mặt. Vì 
vậy muốn cho thế hệ trẻ trong tương lai khỏe mạnh phải chú ý từ tuổi này. Trên 
thực tế, đa số các bệnh ở tuổi trưởng thành đều bắt nguồn từ tuổi đến trường như: 
suy dinh dưỡng, cận thị, cong vẹo cột sống, bướu cổ, lao, các bệnh tim mạch, bệnh 
đường tiêu hóa.
 Môi trường học tập là nơi tập trung đông học sinh, tạm thời là cơ hội lan 
nhanh của các bệnh truyền nhiễm trong nhà trường, từ nhà trường tới gia đình và 
cộng đồng, nhất là các bệnh truyền nhiễm gây dịch như cúm, sởi, quai bị, ho gà, 
bạch hầu, sốt xuất huyết, đau mắt đỏ, giun sán, bệnh tay chân miệng
 Trong những năm qua, trường THCS Ngô Mây luôn quan tâm hàng đầu đến 
công tác chăm sóc sức khỏe của học sinh nhằm nâng cao sức khỏe để học tập. Học 
sinh là cầu nối hữu hiêu giữa ba môi trường (nhà trường - gia đình – xã hội), nếu 
các em được chăm sóc, giáo dục tốt về mặt sức khỏe sẽ có ảnh hưởng tốt tới mọi 
người trong xã hội.
 Chăm sóc sức khỏe ban đầu đạt hiệu quả tốt là mục tiêu quan trọng trong 
công tác giáo dục toàn diện học sinh trong trường học, trường học là nơi giáo dục 
toàn diện thế hệ trẻ, cho nên làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe cũng là làm tốt 
các nội dung giáo dục khác như: Đức – Trí – Thể - Mỹ - Nghề nghiệp. Việc giáo 
 1 được ban hành trong những năm đầu thế kỷ XXI này, hai ngành Y tế - Giáo dục và 
Đào tạo từ trung ương đến địa phương đã dẫn đến khôi phục và phát triển mạng 
lưới y tế trường học, triển khai các hình thức nâng cao sức khỏe học sinh.
 Theo Tổ chức Y tế Thế giới “trường học nâng cao sức khoẻ là trường đó có 
lời nói và việc làm đều có những hoạt động hỗ trợ và cam kết thúc đẩy sức khoẻ 
cho mọi thành viên trong cộng đồng nhà trường từ tình cảm xã hội, thể chất đến 
các vấn đề đạo đức”.
 Cho đến nay, các bệnh mà tuổi học đường thường gặp như: Suy dinh dưỡng, 
cận thị, sâu răng, viêm da, cong vẹo cột sống, bứu cổ, các bệnh tim mạch, bệnh 
đường tiêu hóa.. Nếu không được điều trị tốt, thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe học 
tập cũng như trong mọi hoạt động sau này.
 Hiện nay trong điều kiện cuộc sống hiện đại, môi trường ô nhiễm vì khói 
bụi, hoá chất, con người phải đối mặt với nhiều bệnh tật, với vi khuẩn ,vi rút biến 
dị Đặc biệt là các đợt dịch: SAS, cúm AH5N1, H1N1, tả, sốt xuất huyết. Tình 
hình bệnh dịch diễn biến rất phức tạp, lây lan trong cả cộng đồng.
 Trong các trường học thường gặp: Sởi, quai bị, thuỷ đậu, sốt xuất huyết, sốt 
virut, cúm, tay chân miệng, đau mắt đỏ Do đó vấn đề phòng chống dịch bệnh 
trong cộng đồng nói chung và trong trường học nói riêng là rất quan trọng. Nó ảnh 
hưởng rất nhiều đến uy tín của trường và sức khoẻ của mọi thành viên trong cộng 
đồng nhà trường.
 Khám sức khỏe định kỳ là biện pháp để phát hiện sớm các trường hợp bị 
bệnh và để được điều trị kịp thời .
 Như vậy, công tác y tế trường học phải là công tác quan trọng hàng đầu cho 
sự nghiệp giáo dục học sinh, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài, cải tạo 
nòi giống cho dân tộc, cho đất nước.
 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.
 Cùng với quá trình phát triển và hoàn thiện các cơ quan, chức năng khác của 
cơ thể, tuổi học đường cũng là thời gian cho các em hoàn thiện sức khỏe của mình. 
Nhưng cũng chính trong thời gian này, có rất nhiều nguy cơ làm phát sinh những 
 3 Tổ chức các buổi tuyên truyền giáo dục sức khỏe vào giờ chào cờ thứ 2 đầu 
tuần hàng tháng. Tuyên truyền phòng chống các bệnh dịch theo mùa như: Cúm, 
đau mắt đỏ, tay chân miệng, sốt phát ban, sốt xuất huyết, tiêu chảy, thủy đậu... 
Phòng chống bệnh học đường: Cận thị, cong vẹo cột sống. Qua các buổi tuyên 
truyền giúp các em học sinh hiểu được nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng 
chống các dịch bệnh. 
 Ví dụ: Bài tuyên truyền về phòng chống dịch sốt xuất huyết.
PHÒNG GD&ĐT TX BUÔN HỒ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS NGÔ MÂY Độc lập – Tự do –Hạnh phúc
 BÀI TUYÊN TRUYỀN
 PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT
 Kính thưa: BGH nhà trường, quý thầy cô giáo cùng các bạn học sinh thân mến, 
được sự nhất trí của lãnh đạo nhà trường. Trong lễ chào cờ hôm nay, tôi xin gửi đến quý 
thầy cô và các em những thông tin tuyên truyền về cách phòng, chống bệnh sốt xuất 
huyết.
 1. Khái niệm về bệnh sốt xuất huyết.
 Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do vi rút 
dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh 
cho người bệnh qua vết đốt. Hai loại muỗi vằn truyền bệnh có tên khoa học là Aedes 
eagypty và Aedes alboictus, trong đó chủ yếu là do Aedes eagyti.
 Bệnh xảy ra ở tất cả các nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới. Ở Việt Nam, 
bệnh lưu hành rất phổ biến, ở cả 4 miền Bắc, Trung, Nam và Tây Nguyên, Kể cả ở thành 
thị và vùng nôn thôn, bệnh xảy quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch lón vào 
mùa mưa, nhất là các tháng 7,8,9,10.
 2. Sự nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết.
 - Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có văc xin phòng bệnh.
 - Thường gây ra thành dịch lớn với nhiều người mắc cùng làm cho công tác điều trị 
hết sức khó khăn, có thể gây tử vong nhất là với trẻ em, gây thiệt hại lớn về kinh tế, XH.
 5 
 Ví dụ: Với tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp 
cấp do chủng mới của vi rút Corona ( hay còn gọi là COVID – 19) có khả năng lây 
nhiễm từ người sang người và có trường hợp tử vong. Tổ chức y tế thế giới (WHO) 
đã tuyên bố sự bùng phát chủng vi rút Corona mới từ Trung Quốc là “ tình trạng 
khẩn cấp y tế toàn cầu”. Để chủ động thực hiện tốt công việc phòng chóng dịch 
bệnh Covid -19 ban chăm sóc sức khỏe cùng nhà trường luôn tăng cường công tác 
tuyên truyền, giáo dục tới học sinh và cán bộ giáo viên công nhân viên về công tác 
phòng bệnh dịch một cách tốt nhất cho từng cá nhân và toàn nhà trường. Phối hợp 
cùng giáo viên chủ nhiệm của các lớp thông báo cho các em học sinh về cách 
phòng tránh dịch tại nhà trong thời gian tạm nghỉ. Bên cạnh đó nhà trường, y tế 
trường học cùng toàn thể hội đồng triển khai thực hiện công tác vệ sinh môi 
trường, khử khuẩn trường học; tổ chức vệ sinh ngoại cảnh, lau dọn bàn ghế, sàn 
nhà, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, các đồ vật trong phòng học của từng lớp... 
Nhà trường cùng phối hợp với tạm y tế phường Thiện An để tăng cường công tác 
tuyên tuyền cũng như nhận thuốc cloramin B từ trạm để khử khuẩn lau sạch cho 
lớp học và tất cả các bộ phận phòng ban, quét dọn lá cây trong sân trường đảm bảo 
luôn thoáng mát sạch sẽ.
 - Giảng dạy cho học sinh kiến thức và kỹ năng thực hành các vấn đề sức 
khỏe như: vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường sở, vệ sinh môi trường, vệ sinh chế độ 
học tập và sinh hoạt, vệ sinh trang thiết bị đồ dùng dạy học, vệ sinh an toàn thực 
phẩm, vệ sinh phòng dịch, phòng bệnh và tránh tai nạn thương tích.
 - Triển khai các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe, chăm sóc sức 
khỏe qua các pano, áp phích, khẩu hiệu, tranh ảnh...
 - Vận động học sinh tham gia bảo hiểm y tế. Tuyên truyền tới toàn thể các 
em học sinh về lợi ích về việc tham gia bảo hiểm y tế.
 *Về công tác khám sức khỏe định kỳ.
 - Phối hợp chặt chẽ với trạm y tế Phường để tổ chức khám sức khỏe định kỳ 
cho học sinh ít nhất một lần trong một năm học.
 7 Hướng dẫn học sinh và cán bộ công nhân viên chức tại nhà trường 6 bước 
rửa tay thường quy của bộ y tế
 9 * Về vệ sinh học đường.
 Tổ chức các buổi tổng vệ sinh môi trường, hướng dẫn các em học sinh đổ 
rác và xử lý rác đúng nơi quy định.
 Tổ chức trồng hoa và cây xanh trong nhà trường
 Lớp học phải đảm bảo đủ ánh sáng, ấm áp về mùa đông, thoáng mát vào 
mùa hè.
 Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm thường xuyên nhắc nhở các em học sinh 
luôn giữ gìn vệ sinh chung khi ra vào nhà vệ sinh để luôn đảm bảo nhà vệ sinh 
sạch sẽ.
 Công trình vệ sinh phải đảm bảo luôn sạch sẽ, luôn được lau rửa thường 
xuyên, hệ thống cống rãnh thoát nước tốt.
 Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và nước uống trong nhà trường.
 Ban kiểm tra vệ sinh thường xuyên kiểm tra vệ sinh phòng học, hành lang, 
sân trường trước sau, vệ sinh các công trình vệ sinh giáo viên và học sinh báo cáo 
tổng hợp 1 tuần 1 lần về cho ban giám hiệu.
 Trong thời gian học sinh tạm nghỉ do dịch covid - 19 hiện nay nhà trường 
luôn tổ chức phân công trực và vệ sinh trường lớp lau chùi dọn dẹp bằng ghế bằng 
dung dịch sát khuẩn (như bột giặt, nước lau sàn...), tổng vệ sinh một tuần một lần, 
phun thuốc Cloramin B từ trạm y tế phường Thiện An cung cấp cho nhà trường để 
phòng tránh dịch tốt nhất. 
 3. Nội dung và hình thức của giải pháp.
 a. Mục tiêu của giải pháp. 
 Để nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc sức khoẻ học sinh.
 Nâng cao hiệu quả giáo dục sức khoẻ trường học.
 Để các em học sinh biết cách tự bảo vệ và chăm sóc sức khỏe bản thân.
 b. Nội dung và cách thực hiện giải pháp.
 * Bồi dưỡng kiến thức chăm sóc sức khoẻ, dinh dưỡng và phòng chống dịch 
bệnh cho giáo viên, nhân viên toàn trường: Mời cán bộ y bác sỹ của trạm y tế 
phường về tại trường để giảng theo định kỳ hằng năm, nhất là những đợt dịch. 
 11 Kiểm tra sổ nhật ký hàng ngày để theo dõi sức khoẻ của các em ở các lớp. 
Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm để kiểm tra sĩ số học sinh hàng ngày, tỉ lệ 
chuyên cần hàng tháng. Kiểm tra, đôn đốc công tác vệ sinh các lớp, các bộ phận và 
môi trường xung quanh trường.
 Trang bị sơ cấp cứu - Tủ thuốc của trường gồm có: Dụng cụ sơ cứu và 
thuốc thiết yếu. Định kỳ kiểm tra và mua bổ xung cơ sở vật chất, phương tiện, 
dụng cụ, thuốc men cho phòng y tế. Mua tài liệu về chăm sóc sức khoẻ và tham gia 
các lớp tập huấn học tập về chăm sóc sức khoẻ của của các em do sở tổ chức.
 Đầu năm hoặc cuối năm đều tổ chức khám sức khoẻ cho các em, qua đó 
nắm được các em mắc bệnh mãn tính: sau khi khám sức khoẻ, nếu em nào mắc 
bệnh thì phải nhắc nhở, hướng dẫn các em đi điều trị sớm...
 Hướng dẫn rèn luyện cho các em giữ gìn vệ sinh cá nhân:
 - Vệ sinh thân thể: Vệ sinh da (rửa tay bằng xà phòng; rửa mặt; tắm gội; rửa 
chân, đi giày dép), vệ sinh mắt, vệ sinh tai, vệ sinh mũi họng, vệ sinh răng miệng.
 - Vệ sinh giấc ngủ
 - Vệ sinh trang phục 
 - Vệ sinh trong học tập
 - Vệ sinh rèn luyện cơ thể...
 Giải pháp 2: Về công tác phòng chống bệnh dịch.
 Để làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh trong trường, trước tiên mỗi 
người phải hiểu được quá trình dịch bệnh. Nắm vững nguyên tắc phòng chống 
dịch, vệ sinh trường học và thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh 
như sau:
 * Xây dựng tiêu chuẩn vệ sinh trường học theo yêu cầu chung, 
phù hợp với tình hình đặc điểm của nhà trường
 - Địa điểm xây dựng: ở nơi cao ráo sạch sẽ, sáng sủa yên tĩnh. Thuận tiện 
cho việc đi lại, xa nơi phát sinh ra các khí độc, khói bụi, tiếng ồn. Sân trường bằng 
phẳng rộng rãi có rãnh thoát nước.
 - Các công trình:
 13

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_cong_tac_bao_ve_va_cham_soc_suc_khoe_h.doc