Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học thơ hiện đại Việt Nam Lớp 9 theo định hướng phát triển năng lực học sinh

pdf 22 trang sklop9 05/06/2024 890
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học thơ hiện đại Việt Nam Lớp 9 theo định hướng phát triển năng lực học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học thơ hiện đại Việt Nam Lớp 9 theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học thơ hiện đại Việt Nam Lớp 9 theo định hướng phát triển năng lực học sinh
 Sáng kiến: “Dạy học thơ hiện đại Việt Nam lớp 9 theo định hướng phát triển 
 năng lực học sinh” 
 I.Phòng giáo dục và đào tạo Hoa Lư 
 Trường THCS Ninh Xuân 
 II.Tác giả sáng kiến: Trần Nhật Lan 
 Chức danh: Giáo viên trường THCS Ninh Xuân – Hoa Lư – Ninh Bình 
 Email: lantrn76@yahoo.com.vn 
 Số điện thoại:01658027300 
 III.Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng 
 Tên sáng kiến: Dạy học thơ hiện đại Việt Nam lớp 9 theo định hướng phát 
triển năng lực cho học sinh. 
 Lĩnh vực áp dụng: Môn Ngữ văn THCS 
 IV. Nội dung sáng kiến 
 1. Giải pháp cũ: 
 Trước đây, theo phương pháp dạy học truyền thống, hoạt động “dạy” là trung 
tâm, giáo viên giữ vai trò là người truyền thụ kiến thức, học trò là người thụ động tiếp 
thu kiến thức theo sự giảng giải của giáo viên. 
 Đối với việc dạy học các tác phẩm thơ hiện đại, phương pháp chủ yếu được 
vận dụng cũng chính là các phương pháp đặc thù chung của việc dạy học môn Ngữ 
văn. Đó là các phương pháp: Đọc sáng tạo, tái hiện, gợi tìm và nghiên cứu. 
 1.1. Đọc sáng tạo: 
 Là phương pháp đặc biệt đối với môn Ngữ văn. Trong đó đọc diễn cảm là một 
phần của đọc sáng tạo. Đọc diễn cảm được tiến hành chủ yếu trong giờ học Văn ở 
trong lớp học. Nó được vận dụng trong suốt giờ học cho đến khi kết thúc bài học. 
Việc đọc sáng tạo kết hợp hài hòa với cá phương pháp khác. 
 Ưu điểm của phương pháp đọc sáng tạo: Việc đọc sáng tạo trong giờ văn là 
phương pháp không thể thiếu trong dạy học Văn nhất là khi dạy các tác phẩm thơ. 
Không có giờ học Văn nào lại không vận dụng phương pháp này, không bài thơ nào 
được học lại không bắt đầu với việc đọc văn bản. Vì vậy phương pháp này quan 
trọng, cần thiết. 
 Nhược điểm: Phương pháp đọc sáng tạo không có nhược điểm, chỉ có giáo viên 
có quan niệm chưa đúng và vận dụng chưa phù hợp. Có người cho rằng chỉ cần đọc 
đầu tiết học, lại cũng có người cho rằng lúc nào cũng phải đọc mới là đổi mới. Cả hai 
cách vận dụng trên đều chưa thật đúng đắn. 
 Giáo viên: Trần Nhật Lan – Trường THCS Ninh Xuân – Hoa Lư 
 Sáng kiến: “Dạy học thơ hiện đại Việt Nam lớp 9 theo định hướng phát triển 
 năng lực học sinh” 
 1.4. Phương pháp nghiên cứu: là phương pháp tìm hiểu nội dung tư tưởng 
và giá trị nghệ thuật của một tác phẩm. Nhưng muốn nghiên cứu đối tượng phải tiếp 
cận đối tượng (nhờ đọc sáng tạo), hình dung được đối tượng rõ ràng (nhờ tái hiện), 
từng bước hiểu chính xác những bộ phận của đối tượng (nhờ gợi tìm). Dựa trên các 
phương pháp trên, phương pháp nghiên cứu sẽ dẫn đến những kết luận đúng về giá trị 
nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Tất cả những dữ liệu thu nhập được về hoàn 
cảnh xã hội, quan niệm thẩm mỹ, hoạt động sáng tạo của nhà văn cho phép đi đến kết 
luận khoa học, chính xác. 
 Ưu điểm của phương pháp trên: Học sinh không chỉ hiểu tác phẩm mà còn 
hiểu được tư tưởng của tác phẩm, hiểu được giá trị của các biện pháp nghệ thuật để từ 
đó có những kết luận đúng đắn, khoa học và chính xác về tác phẩm. Từ việc đánh giá 
đúng tác phẩm sẽ dẫn tới việc cảm thụ tác phẩm một cách thấu đáo hơn, thực hành 
viết văn sẽ tốt hơn. 
 Nhược điểm của phương pháp này: Không vận dụng phương pháp này từ đầu 
giờ học mà phải qua một quá trình tìm hiểu từ đọc sáng tạo, đến tái hiện, đến phát 
hiện, khám phá rồi mới nghiên cứu. Phương pháp này cũng không dễ với những học 
sinh trung bình, yếu. 
 Như vậy, tất cả các phương pháp trên đều có ưu điểm nhưng chưa hướng tới 
năng lực của từng học sinh, tất cả các phương pháp đều đang dùng chung cho mọi đối 
tượng học sinh. Các em sẽ bị hạn chế khả năng sáng tạo, khả năng thực hành, vận 
dụng, khả năng hợp tác khi làm việc... 
 2. Giải pháp mới 
 Trên cơ sở rút kinh nghiệm và kế thừa những giải pháp cũ, từ thực tế giảng dạy 
của bản thân, chúng tôi đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp mới để nâng cao hiệu 
quả giờ học, tăng cường tính tích cực, nhằm hướng tới năng lực của người học. 
Nhưng sự đổi mới không phải là thay đổi các phương pháp đặc thù vốn có của môn 
Ngữ văn mà là cách vận dụng các phương pháp ấy sao cho hiệu quả. 
 Trước hết cần hiểu năng lực là gì? Đó là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ 
chức kiến thức, kĩ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân nhằm đáp ứng 
hiệu quả của một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất định 
 Đối với môn Ngữ văn cấp trung học cơ sở thì năng lực cần hình thành và phát 
triển cho người học gồm có: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực 
hợp tác, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp tiếng Việt, năng lực cảm thụ 
thẩm mỹ. Hay nói cách khác các năng lực cần hình thành cho các em chính là các 
năng lực: nghe, đọc, nói, viết. Năng lực nghe, đọc còn gọi là năng lực đọc hiểu; năng 
lực nói viết chính là năng lực tạo lập văn bản. Để hướng tới hình thành các năng lực 
trên, người thầy phải vận dụng các phương pháp bộ môn trong dạy đọc hiểu. 
 Giáo viên: Trần Nhật Lan – Trường THCS Ninh Xuân – Hoa Lư 
 Sáng kiến: “Dạy học thơ hiện đại Việt Nam lớp 9 theo định hướng phát triển 
 năng lực học sinh” 
 ? Tình cảm của Người đối với người dân Việt Nam và tình cảm của nhân dân 
đối với Người như thế nào? 
 ? Đọc một bài thơ hoặc hát một bài hát về Người? 
 - Việc vận dụng kiến thức liên môn có thể vận dụng trong từng phần của bài 
giảng sao cho hợp lý và đúng mức. 
 2.1.2. Hoạt động 2 - Tiếp xúc với văn bản 
 2.1.2.1. Đọc tác phẩm thơ: 
 - Đây là phương pháp đặc thù của môn Ngữ văn, vì vậy đọc sáng tạo vốn rất 
được coi trọng trong khi dạy tác phẩm thơ, nhất là thơ trữ tình. Nhưng chúng tôi vận 
dụng đọc sáng tạo một cách phù hợp; không quá đề cao hay quá coi nhẹ. 
 - Đọc sáng tạo có 3 mức độ: Đọc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm. 
 + Đọc đúng: là trả lại hoàn toàn đúng nội dung văn bản. Đọc đúng là giải 
quyết kỹ năng, năng lực ngôn ngữ cho học sinh, là không được sai văn bản. 
 + Đọc hay: là bước tiếp theo của đọc đúng, phải trên cơ sở đọc đúng thì đọc 
hay mới thành công. Khi giảng thơ lại càng chú ý đọc hay: nghĩa là bắt chước giọng 
điệu văn học – đọc hướng vào giọng văn bản. 
 + Đọc diễn cảm: là một phần của phương pháp đọc sáng tạo, bản chất của đọc 
sáng tạo là xác định mối quan hệ cảm xúc riêng tư của người đọc về giá trị nội dung 
và hình thức đọc của tác phẩm. Đọc diễn cảm đòi hỏi ở cả giáo viên và học sinh 
 .Đối với giáo viên: việc đọc diễn cảm của thầy có vai trò quan trọng trong 
việc hướng dẫn học sinh thâm nhập vào tác phẩm. Thầy cũng phải tập đọc trước từ 
nhà vì nếu thầy đọc diễn cảm sẽ là chuẩn mực cho học sinh noi theo. Sau đó thầy 
hướng dẫn học sinh đọc thông qua đọc trước tác phẩm cho học sinh, hoặc vừa đọc 
vừa bình. 
 . Đối với học sinh: cũng cần có nghệ thuật đọc, qua đọc học sinh đã có thể dễ 
dàng tìm hiểu được giá trị của tác phẩm. HS trung học cơ sở với tâm lý dễ cảm thụ, 
dễ xúc cảm, dễ tin và hồn nhiên. Tư duy của các em mang tính cụ thể, dễ hiểu nên 
việc đọc diễn cảm đồng thời giúp thầy dễ khơi gợi những cảm xúc của các em, kích 
thích hứng thú học tập. Tuy nhiên việc đọc diễn cảm của học sinh cũng phải chuẩn bị 
kỹ lưỡng từ nhà, đọc sao cho giản dị tự nhiên không thái quá. 
 - Việc đọc văn bản thơ diễn ra thường xuyên trong giờ học: đọc cả bài, đọc 
từng phần, từng khổ, thậm chí đọc 1,2 câu thơ khi phân tích. Với phương pháp đọc 
sáng tạo cùng đã bước đầu có sự phân loại năng lực cho học sinh: các em năng lực 
trung bình chỉ cần đọc đúng, đọc hay đã là các em có cảm nhận bước đầu về tác phẩm 
và đọc diễn cảm tốt là các em đã có sự hiểu và cảm nhận phần nào giá trị của văn 
bản. Trên cơ sở đọc, giáo viên nắm bắt năng lực của các em và uốn nắn được cho 
từng đối tượng học sinh. 
 Giáo viên: Trần Nhật Lan – Trường THCS Ninh Xuân – Hoa Lư 
 Sáng kiến: “Dạy học thơ hiện đại Việt Nam lớp 9 theo định hướng phát triển 
 năng lực học sinh” 
 2.1.3.1. Tìm kiếm thông tin từ văn bản như tìm ý chính, hoặc tìm các chi tiết 
cụ thể. 
 Ví dụ: Khi dạy văn bản “Ánh trăng”, giáo viên cho học sinh tìm bố cục, nghĩa 
là đã bước đầu tìm các ý chính của văn bản được thể hiện ở từng phần. Với lần lượt 
các phần: chẳng hạn ở phần 1, các em sẽ lần lượt tìm ra phần này có những nội dung 
cụ thể nào, thông qua việc các em sẽ làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi: 
 ? Hình ảnh vầng trăng trong quá khứ được nhắc đến ở những thời điểm nào? 
 ?Trong từng thời điểm đó, người và trăng có mối quan hệ như thế nào?Tìm từ 
ngữ thể hiện? 
 Với các câu hỏi trên, học sinh sẽ tìm ra ngay : vầng trăng trong quá khứ được 
nhắc đến ở 2 thời điểm: hồi nhỏ và hồi chiến tranh. Cả hai thời điểm đó mối quan hệ 
giữa người và trăng được thể hiện qua các từ “tri kỉ”, “nghĩa tình”. 
 2.1.3.2. Giải thích, cắt nghĩa, phân loại, so sánh, kết nối...thông tin để tạo 
nên hiểu biết chung về văn bản. 
 Giáo viên có thể vận dụng dạy học tích hợp. Trước hết là tích hợp phân môn: 
giữa văn học với tiếng Việt và làm văn trong các bài học. Khi dạy các tác phẩm thơ 
bao giờ chúng ta cũng cho học sinh tìm hiểu các giá trị của nghệ thuật ngôn từ (biện 
pháp nghệ thuật được sử dụng, tác dụng của nó hay giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình 
ảnh thơ...). Đó là tích hợp với phân môn tiếng Việt để từ đó hình thành cho học sinh 
năng lực sử dụng tiếng Việt trong tiếp nhận văn bản. Kiến thức từ văn bản, tiếng Việt 
lại có tác dụng trở lại giúp học sinh tạo lập được các văn bản theo từng thể loại nhất 
định (tích hợp với phân môn làm văn)... 
 Việc tích hợp còn được thể hiện với sự liên môn kiến thức Ngữ văn với các 
môn học thuộc ngành khoa học xã hội nhân văn và các ngành khoa học khác. Chẳng 
hạn có thể vận dụng tích hợp kiến thức với các môn có mối liên hệ gần gũi như Lịch 
sử, Địa lý, Âm nhạc, Mỹ thuật, Công dân nhằm giúp học sinh có được kiến thức, kỹ 
năng thực hành toàn diện, góp phần giáo dục đạo đức công dân, kỹ năng sống, hiểu 
biết xã hội. 
 Việc giải nghĩa của từ ngữ, phân tích tác dụng của từ ngữ, hình ảnh, chi tiết, 
biện pháp tu từ...trong tác phẩm thơ và chỉ ra được mối liên hệ giữa các thông tin 
trong văn bản (chính là chúng ta đã thực hiện thao tác tích hợp với phân môn tiếng 
Việt). Phần này, học sinh có thể làm việc cá nhân. 
 Ví dụ với văn bản “Ánh trăng”, sau khi học sinh chỉ ra các từ ngữ “tri kỉ”, “tình 
nghĩa” ở phần 1, học sinh sẽ giải thích nghĩa của các từ ngữ đó để hiểu nó biểu thị nội 
dung gì, qua câu hỏi: Em hiểu như thế nào là tri kỉ? Tình nghĩa? 
 Hoặc các em sẽ tìm hình ảnh vầng trăng trong quá khứ được thể hiện bằng các 
biện pháp nghệ thuật nào? Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó? 
 Giáo viên: Trần Nhật Lan – Trường THCS Ninh Xuân – Hoa Lư 
 Sáng kiến: “Dạy học thơ hiện đại Việt Nam lớp 9 theo định hướng phát triển 
 năng lực học sinh” 
làm việc tích cực, không thể ỷ lại vào một vài người hiểu biết và năng động hơn. Các 
thành viên trong nhóm giúp đỡ nhau tìm hiểu vấn đề nêu ra trong không khí thi đua 
với các nhóm khác. Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả học tập 
chung của cả lớp. 
 Để tổ chức một hoạt động theo hình thức thảo luận nhóm, GV cần tiến hành 
các bước như sau: 
 Bước 1: Bước chuẩn bị (giao nhiệm vụ): Chuẩn bị đề tài, mục tiêu bài hcoj 
thông qua thảo luận nhóm, câu hỏi, hình thức trình abyf, vật dụng, thời gian cho thảo 
luận. 
 - Nội dung thảo luận nhóm: là những câu hỏi, bài tập gắn với những tình huống 
dạy học mang tính phức hợp và có vấn đề, cần huy động sự suy nghĩ, chia sẻ của 
nhiều học sinh để tìm các giải pháp và phương án giải quyết. 
 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Chia nhóm theo yêu cầu nhiệm vụ, các nhóm tự 
phân công vị trí của các thành viên. 
 - Trong quá trình thảo luận nhóm, giáo viên quan sát, điều chỉnh chỗ ngồi, 
nhắc nhở hay hỗ trợ khi nhóm nào cần. 
 Bước 3: Trình bày kết quả: Đại diện các nhóm trình abyf kết quả, các thành 
viên của nhóm có thể bổ sung thêm, hoặc các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
 - Giáo viên là người đúc kết, bổ sung ý kiến, nhấn mạnh nội dung quan trọng... 
 Chú ý: Khi các nhóm thảo luận, giáo viên không dừng lâu ở nhóm nào. 
 - Khi các nhóm trình bày, nếu là chủ đề giống nhau, không nhất thiết các nhóm 
đều trình bày, hoặc các nhóm chỉ trình bày các quan điểm mà khác với nhóm trước. 
 Với các tác phẩm thơ hiện đại lớp 9, chúng tôi có áp dụng phương pháp thảo 
luận nhóm nhưng dưới dạng những bài tập, câu hỏi nhỏ: 
 Ví dụ 1: Khi dạy văn bản “Ánh trăng”, phần đánh giá thông tin và nhận ra 
khuynh hướng tư tưởng của tác giả, học sinh làm việc theo 3 nhóm như sau: 
 - Mỗi nhóm tương ứng với một câu hỏi 
 - Thời gian làm việc của cá nhóm là 2 phút 
 - Phương tiện là phiếu học tập. 
 Câu 1 (Nhóm 1): Những đặc sắc về nghệ thuật làm nên thành công cho bài 
thơ? 
 Câu 2 (Nhóm 2): Tại sao bài thơ chỉ có một dấu chấm duy nhất ở cuối bài? 
 Câu 3 (Nhóm 3): Ý nghĩa nhan đề bài thơ? 
 Các nhóm làm việc trong thời gian 2 phút, kết quả của các nhóm sẽ tập trung 
làm nổi bật quan điểm, tư tưởng của người viết hoặc cảm xúc của người viết: nhận ra 
sự sai lầm của mình, giật mình để sửa chữa, hoàn thiện mình. Bài thơ giống như câu 
 Giáo viên: Trần Nhật Lan – Trường THCS Ninh Xuân – Hoa Lư 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_tho_hien_dai_viet_nam_lop_9_th.pdf