Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học môn Ngoài giờ lên lớp
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học môn Ngoài giờ lên lớp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học môn Ngoài giờ lên lớp
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập –Tự do –Hạnh phúc ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài : "ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN NGOÀI GIỜ LÊN LỚP" ***************** A . PHẦN MỞ ĐẦU I) Lí do chọn đề tài 1. Cơ sở lí luận : Một trong những tư tưởng đổi mới giáo dục và đào tạo hiện nay là phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm, tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh. Bên cạnh đó là sự giáo dục toàn diện cho học sinh được thể hiện trong nghị quyết của Đảng, Luật giáo dục và các văn bản của Bộ giáo dục và Đào tạo. Luật giáo dục năm 2000 đã xác định: “Mục tiêu của giáo dục đào tạo là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân ’’(điều 23 - Luật giáo dục ). Điều 2, 4.1 của Luật giáo dục cũng ghi rõ: “Giáo dục phổ thông phải phát huy tính tíc cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS, phù hợp với đạo đức của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ Giáo viên: 1 đức và năng lực nghề nghiệp của người lao động được hình thành không chỉ bằng giờ học trên lớp mà còn được rèn luyện, củng cố và phát triển qua các hoạt động giáo dục, trong đó hoạt động giáo dục NGLL có vai trò vô cùng quan trọng. * Nhân cách học sinh được hình thành qua hai con đường: con đường dạy học trên lớp và con đường hoạt động NGLL. Hoạt động giáo dục NGLL là một bộ phận hữu cơ của quá trình giáo dục ở trường phổ thông trung học cơ sở. Đó là hoạt động được tổ chức ngoài các môn học văn hóa trên lớp. hoạt động giáo dục NGLL là sự tiếp nối hoạt động dạy học trên lớp, là con đường gắn lí thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động, góp phần hình thành tình cảm, niềm tin và sự phát triển nhân cách cho các em. Hoạt động giáo dục NGLL là điều kiện thuận lợi để học sinh phát huy vai trò chủ thể của mình trong hoạt động, nâng cao tính tích cực hoạt động rèn luyện nhân cách phát triển toàn diện cho học sinh. 2.Cơ sở thực tiễn : Cùng với sự đổi mới về phương pháp dạy học. Năm 2008 Bộ giáo dục và đào tạo tiến hành đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhưng thực tế hiện nay do nhiều nguyên nhân khác nhau, một số trường chỉ chú trọng dạy học kiến thức văn hóa, giáo dục đạo đức thuần túy mà xem nhẹ tiết hoạt động giáo dục ngời giờ lên lớp. Ở một số trường thực hiện hoạt động này cho có chứ chưa có hiệu quả giáo dục, đôi khi lãng phí thời gian mà lại gây nhàm chán cho học sinh .Vì vậy với tình hình đổi mới phương pháp giáo dục hiện nay, chúng ta phải làm thế nào để có một tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp hiệu quả, gây sự hứng thú, rèn kĩ năng sống cho học sinh, đồng thời củng cố, nâng cao được kiến thức mà thực tế các tiết học trên lớp các em chưa có điều kiện tiếp cận . Giáo viên: 3 Để thực hiện đề tài này, tôi sử dụng rất nhiều phương pháp nhưng chủ yếu tôi đã sử dụng một số phương pháp sau: - Phương pháp đọc tài liệu. - Phương pháp quan sát, điều tra, trao đổi. - Phương pháp phân tích, tổng hợp và thống kê . V. Phạm vi và thời gian nghiên cứu Đề tài này được thực hiện trong phạm vi lớp 9A trường THCS Phú Đông năm học 2013-2014. B. PHẦN NỘI DUNG I) NHỮNG NỘI DUNG LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGLL 1. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là gì? Hoạt động giáo dục NGLL là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học các môn văn hoá ở trên lớp. Hoạt động giáo dục NGLL là bộ phận tiếp nối và thống nhất hữu cơ với hoạt động học tập trong giờ học, làm phong phú thêm con dường hình thành nhân cách cho học sinh, tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện theo các chuẩn mực đạo đức xã hội và hành vi văn minh trong giao tiếp. 2. Vị trí, vai trò của hoạt động giáo dục NGLL *Vị trí: Thứ nhất, học sinh THCS ở các độ tuổi từ 11- 15 là lứa tuổi có những đặc điểm tâm sinmh lí rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người. Giáo viên: 5 Tóm lại : từ vị trí, vai trò quan trọng của hoạt động giáo dục NGLL chúng ta càng hiểu rõ hơn việc tổ chức hoạt động giáo dục NGLL thực sự là cần thiết và là bộ phận không thể thiếu của quá trình sư phạm ở trường phổ thông nói chung và trường THCS nói riêng . Trường nào thực hiện hoạt động giáo dục NGLL có nội dung, kế hoạch, biện pháp và có các phương pháp đa dạng phong phú, trường đó sẽ có hiệu quả giáo dục cao. Học sinh sẽ có tinh thần dám nghĩ, dám làm, năng động, sáng tạo... 3. Mục tiêu của hoạt động giáo dục NGLL Hoạt động giáo dục NGLL ở trường THCS hướng tới những mục tiêu sau: + Giúp HS củng cố, bổ sung kiến thức đã được học qua các môn học ở trên lớp, mở rộng và nâng cao sự hiểu biết của HS trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, từ đó làm phong phú thêm vốn tri thức kinh nghiệm hoạt động tập thể của HS. + Rèn luyện các kĩ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi học sinh THCS như: kĩ năng giao tiếp, ứng xử có văn hóa; kĩ năng tổ chức, quản lí và tham gia các hoạt động tập thể với tư cách là chủ thể hoạt động; kĩ năng tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện; củng cố, phát triển các hành vi , thói quen tốt trong học tập, lao động và công tác xã hội . + Bồi dưỡng thái độ tự giác, tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội; hình thành tình cảm chân thành, niềm tin trong sáng với cuộc sống, với quê hương đất nước. Trên cơ sở đó, bồi dưỡng cho các em thái độ đúng đắn với các hiện tượng tự nhiên và xã hội Điều đó chứng tỏ hoạt động giáo dục NGLL là cầu nối giữa hoạt động giảng dạy và học tập trên lớp với giáo dục học sinh ở ngoài lớp thông qua Giáo viên: 7 Hoạt động thể dục, thể thao sẽ giúp HS có điều kiện rèn luyện thể lực, tăng cường sức khỏe, hình thành nhiều phẩm chất tốt. Hoạt động thể dục thể thao diễn ra dưới nhiều hình thức như: thể dục giữa giờ chống mệt mỏi, thể dục nhịp điệu, đá cầu, nhảy dây, các trò chơi tập thể... 4.4)Hoạt động tạo hứng thú khoa học, kĩ thuật Nội dung của các loại hình hoạt động này nhằm đáp ứng những hứng thú và niền say mê tìm tòi cái mới trong học tập, ứng dụng kiến thức của HS vào thực tế. Đó là các hoạt động của các câu lạc bộ chuyên đề ; sưu tầm, tìm hiểu xã hội , khoa học, về danh nhân, về các hiện tượng của tự nhiên, các nhà bác học, những tấm gương ham học, về ngành nghề trong xã hội .... 4.5)Hoạt động lao động công ích Là những hoạt động trong đó HS tham gia giữ gìn và bảo vệ môi trường, cảnh quan của nhà trường, của địa phương bằng những việc làm hữu ích, thiết thực, phù hợp với khả năng và hứng thú của các em. 4.6) Hoạt động vui chơi giải trí Đây là hoạt động giúp HS thư giãn sau những giờ học miệt mài, căng thẳng. Nội dung của hoạt động vui chơi giải trí phải nhẹ nhàng, ngắn gọn, cụ thể, dễ thực hiện và có tác dụng kích thích sự hưng phấn của HS, làm giảm đi sự căng thẳng, mệt mỏi ở các em . Vui chơi giải trí có nhiều hình thức như: thi đố vui, thi thể thao, thi ứng xử, chơi trò chơi... II. THỰC TRẠNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGLL Ở TRƯỜNG THCS PHÚ ĐÔNG HIỆN NAY 1.Thuận lợi Giáo viên: 9 Mặt khác, Ở trường THCS Phú Đông hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đã được phân công cụ thể đến từng giáo viên dạy . Các giáo viên đã tiến hành giảng dạy đúng theo chương trình song việc tích cực đổi mới, sáng tạo về nội dung và phương pháp giảng dạy thì chưa được quan tâm. Vì vậy hiệu quả giáo dục chưa cao, gây sự nhàm chán , tạo bầu không khí uể oải cho học sinh. HS chưa hứng thú học môn này. III. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH 1) Khảo sát thực tế *Phải nói rằng hoạt động giáo dục NGLL ở trường THCS đã và đang diễn ra rất phong phú, nó giúp các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục đã đề ra. Song để biết được các giáo viên chủ nhiệm thường tổ chức các hoạt động nào và ít hoặc không tổ chức hoạt động nào trong khi dạy hoạt động NGLL, tôi có một cuộc khảo sát với 7 giáo viên chủ nhiệm của trường được phân công dạy hoạt động giáo dục NGLL, kết quả thu được như sau: Nội dung và hình thức STT Tốt(%) Khá(%) TB(%) Yếu(%) Kém(%) hoạt động 1 Sinh hoạt dưới cờ 62,5 28,4 6,3 2,8 0,0 2 Sinh hoạt cuối tuần 47,2 42,0 8,3 1,2 1,3 3 Hội diễn văn nghệ 36,4 57,1 4,0 2,5 0,0 4 Thi TDTT 37,6 51,2 8,5 4,7 0,0 Sinh hoạt câu lạc bộ 5 (thơ, Tiếng Anh...), 22,7 17,3 56,2 1,6 2,2 ngoại khóa... Các hoạt động nhân 6 43,6 46,2 8,4 1,8 0,0 đạo, từ thiện Chuyên đề, kể chuyện 7 22,4 31,6 25,3 16,4 4,3 tư tưởng Hồ Chí Minh Giáo viên: 11 tuần Biểu dương những cá nhân có 2 45,5 51,7 3,8 thành tích tốt Phê bình những HS vi phạm 3 69,8 29,5 0,7 nội quy của trường, lớp 4 Sinh hoạt văn nghệ 5,7 46,3 48,0 Trao đổi một số chuyên đề HS 5 7,6 71,5 20,9 quan tâm Phổ biến nội dung, kế họach 6 66,3 33,7 0 của trường 7 Đố vui các môn học 6,2 31,7 62,1 Qua khảo sát cho thấy: Nội dung và hình thức sinh hoạt cuối tuần ở các lớp còn khá đơn điệu. Hầu hết chỉ dừng lại ở một vài hoạt động quen thuộc như nghe cán bộ lớp báo cáo tình hình hoạt động của lớp trong tuần ( 84,6%). Giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở, khiển trách HS vi phạm nội quy ( 69,8%) và phổ biến kế hoạch của trường tuần tới ( 66,3%). Ngoài ra các nội dung khác ít được quan tâm và tổ chức, có những hoạt động ở mức độ không thực hiện lên tới 62,1% ( đố vui các môn học) Nhìn chung phần lớn các giáo viên chủ nhiệm có nhận thức rằng: hoạt động giáo dục NGLL chỉ là hoạt động của phong trào Đoàn, Đội. * Qua thực tế giảng dạy một số tiết ngoài giờ lên lớp chưa theo hướng đổi mới, tôi nhận thấy các em chưa có hứng thú học môn này, một số học sinh còn lợi dụng tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là cơ hội để các em nói chuyện, đùa nghịch . * Qua khảo sát bằng hình thức phát vấn ở lớp 9A năm học 2013-2014 khi chưa thực hiện đề tài có kết quả như sau: Giáo viên: 13 thành vên trong tổ có cơ hội làm quen với nhau để hiểu nhau hơn và đặc biệt là được kiểm chứng ý kiến của mình . b)Phương pháp đóng vai : Phương pháp này có tác dụng giúp học sinh thực hành những cách ứng xử, bày tỏ thái độ trong những tình huống giả định hoặc trên cơ sở óc tưởng tượng và suy nghĩ, sáng tạo của các em. Nhờ đó rèn cho học sinh kĩ năng giao tiếp ứng xử. c)Phương pháp tình huống Tình huống là một hoàn cảnh gắn với câu chuyện có chứa mâu thuẫn. Học sinh đặt mình vào tình huống đòi hỏi phải đưa ra các phương án giải quyết. Phương pháp này rèn cho học sinh kĩ năng tìm đáp án . Chẳng hạn, trong lớp tôi chủ nhiệm có một HS thỉnh thoảng lại nghỉ học 1, 2 buổi liền để đi chơi điện tử và tự viết giấy phép là bị ốm. Qua trao đổi với phụ huynh tôi đã biết được là em nói dối. Trong một buổi hoạt đọng NGLL tôi có đưa ra tình huống tương tự như lỗi vi phạm của em đó ( nhưng không nói tên để em đỡ ngại) và hỏi : Nếu em là bố, mẹ hoặc là GVCN mà có con, học sinh của mình nói dối như vậy thì tâm trạng của em như thế nào? Cả lớp thảo luận rất sôi nổi tình huống đó.Có lẽ em HS đó đã nghĩ chắc cô giáo biết mình như vậy nên đã không nghỉ học nói dối thầy cô để đi chơi điện tử nữa. d) Phương pháp giao nhiệm vụ Đây là phương pháp đặt học sinh vào vị trí nhất định buộc các em phải thực hiện trách nhiệm cá nhân. Nhờ đó giúp các em có cơ hội thể hiện khả năng của mình nhằm tích luỹ kinh nghiệm cho bản thân các em . Khi giao bất kì nhiệm vụ gì cho HS tôi phải cân nhắc đến khả năng thực hiện của từng em. Từ đó mức độ hoàn thành công việc tôi đat được gần như 100%. e) Phương pháp trò chơi Giáo viên: 15
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_doi_moi_phuong_phap_day_hoc_mon_ngoai.doc