Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp đẩy mạnh phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp đẩy mạnh phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp đẩy mạnh phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS
“Giải pháp đẩy mạnh phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS” PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài: Mục tiêu đặt ra của Bộ GD&ĐT từ năm 2010 đến năm 2020 là phải thu hút được 30% học sinh tốt nghiệp THCS vào học TCCN và học nghề SƠ ĐỒ HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN VIỆT NAM Quyết định số 06/2008/QĐ-BGD&ĐT của Bộ GD&ĐT ban hành quy định về đào tạo liên thông từ tốt nghiệp TCCN lên trình độ CĐ, ĐH. Quyết định này tạo điền kiện cho học sinhsau khi tốt nghiệp THCS vào học TCCN. Sau khi tốt nghiệp TCCN vẫn có cơ hội thi vào CĐ, ĐH Một trong những xu thế quan trọng về cải tổ hệ thống giáo dục của nhiều nước hiện nay là phân luồng học sinh sau cấp học, bậc học. 1/26 “Giải pháp đẩy mạnh phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS” tính chiến lược lâu dài. Đồng thời là một cán bộ quản lý của trường THCS, nên tôi tâm đắc và chọn nghiên cứu đề tài “Giải pháp đẩy mạnh phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS” một mặt để tham gia tích cực vào thực hiện giải pháp của ngành giáo dục. Mặt khác, đây cũng là cơ hội giúp tôi nhận thức được tầm qua trọng của việc hướng nghiệp cho học sinh của trường mình và có các biện pháp khả thi để đẩy mạnh phân luồng học sinh của trường đáp ứng yêu cầu của Bộ GD&ĐT. II. Mục đích nghiên cứu: Tìm ra những biện pháp khả thi để hướng nghiệp cho học sinh, góp phần đẩy mạnh việc phân luồng cho học sinh của đơn vị. III. Đối tượng nghiên cứu: Giáo viên, phụ huynh học sinh và học sinh của nhà trường trong quá trình thực hiện phân luồng cho học sinh lớp 9. IV. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Khái quát những vấn đề lý thuyết về phân luồng học sinh sau THCS. - Tìm hiểu và đánh giá thực trạng phân luồng học sinh lớp 9 trường THCS - Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phân luồng học sinh sau THCS. V. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài phản ánh kết quả nghiên cứu trong phạm vi công tác và việc phân luồng học sinh trong năm học 2018- 2019 để đề xuất giải pháp cho những năm học tiếp theo. 3/26 “Giải pháp đẩy mạnh phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS” PHẦN II: NỘI DUNG ĐỀ TÀI I. KHẢO SÁT THỰC TẾ: Thực trạng trước khi nghiên cứu và áp dụng đề tài: 1. Đánh giá về việc phân luồng học sinh của đơn vị nơi công tác các năm học 2016 – 2017 và 2017 – 2018 - Luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS lên THPT những năm qua của trường chiếm tỉ lệ cao. Số liệu học sinh tốt nghiệp THCS trung bình qua các năm là 100%. Trong đó vào THPT trung bình chiếm tỉ lệ khoảng 96 %. - Luồng vào GDDN: Hiện nay trong huyện có trường Cao đẳng Giao Thông Vận Tải và Trung tâm Giáo Dục Thường Xuyên vừa thực hiện chức năng GDTX, vừa GDNN cho học sinh. Phần lớn để dạy nghề cho học sinh THPT. Trong những năm qua các nhà trường này đều tuyển sinh học sinh tốt nghiệp THCS nhưng số lương không đủ Trên thực tế luồng học sinh sau THCS của nhà trường vào học nghề không đáng kể mỗi năm chỉ khoảng 2 đến 3 em chiếm khoảng 4% . Tỉ lệ học sinh phân luồng sau tốt nghiệp THCS trước khi áp dụng đề tài 4% Tỉ lệ học sinh học THPT 96% Tỉ lệ học sinh học nghề BIỂU ĐỒ BIỂU THỊ PHÂN LUỒNG HỌC SINH SAU THCS CỦA TRƯỜNG 5/26 “Giải pháp đẩy mạnh phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS” Là một trường thuộc vùng nông thôn, đa số lao động là nông nghiệp nên chưa nhận thức sâu sắc về nghề nghiệp thì việc phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS vào các cơ sở dạy nghề, TCCN, GDTX để đào tạo cơ cấu đội ngũ hợp lý tạo ra nguồn nhân lực cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của Xã nhà của Huyện nhà là rất cần thiết. 3. Công tác chỉ đạo, quản lý việc thực hiện phân luồng sau THCS của BGH và giáo viên: 3.1- Thuận lợi: Trước hết, đó chính là sự chỉ đạo của ngành giáo dục trong việc thực hiện giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 9. Đây cũng là bước đầu để thực hiện phân luồng học sinh sau THCS. Hoạt động HNGD được thực hiện cho học sinh lớp 9 mỗi tháng một tiết. BGH nhà trường phân công giáo viên chủ nhiệm lớp 9 có nhiều kinh nghiệm để giảng dạy hướng nghiệp. Đặc biệt chú trọng đến tiết dạy hướng nghiệp của 7/26 “Giải pháp đẩy mạnh phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS” - Ba là, giảm bớt tỉ lệ học sinh thi tuyển vào CĐ, ĐH với thực chất số lượng thì nhiều, chất lượng yếu hoặc rất yếu, tốn tiền của gia đình và xã hội. - Bốn là lãng phí lớn một tỉ lệ học sinh đã qua cấp THPT về học vấn, nay không đỗ vào tuyển sinh đại học quay sang học trung cấp, riêng về kiến thức văn hóa học lại một phần chương trình THPT ở các trường Trung cấp. Do đó, phát sinh tâm lý tự ti trong số học sinh dự thi Đại học nay phải học Trung cấp. Làm lãng phí thời gian học của học sinh quá lớn, từ đó lãng phí tiền gia đình học sinh và xã hội. 9/26 “Giải pháp đẩy mạnh phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS” nhất các yêu cầu khách quan đó. Dạy học phân hóa, thực hiện phân ban và phân luồng học sinh là những cách thức để giải quyết vấn đề. Tuy nhiên phân luồng khác với phân hóa. Đối với học sinh sau THCS, phân hóa giúp cho phân luồng được đa dạng và cụ thể hơn. Phân luồng và phân ban là các giải pháp thực hiện dạy học phân hóa. Trong mỗi luồng có sự phân hóa theo luồng ví dụ trong luồng THPT có trường THPT chuyên, trường không chuyên, các trường năng khiếu khác nhau có sự phân hóa nhỏ hơn (theo nhóm môn hoặc theo môn tự chọn) như các ban KHTN, KHXH. Trong GDNN có trường TCCN, trung cấp nghề, sơ cấp nghề với nhiều ngành và hàng trăm nghề đào tạo khác nhau. Trong GDTX có hình thức học tập trung, vừa học vừa làm, học theo lớp phổ cập, . Cuối cấp tiểu học sự phân hóa chưa dẫn đến phải phân luồng. Cuối cấp THCS học sinh chuẩn bị bước vào tuổi vị thành niên, tuổi lao động cho nên sự phân hóa trong học sinh cũng đa dạng và đủ lớn để phải tiến hành phân luồng sau THCS. Đó là nguyện vọng đông đảo của một bộ phận đông đảo học sinh, là yêu cầu cần thiết cần của xã hội. Như vậy, phân luồng học sinh sau THCS cũng là yêu cầu khách quan.Yếu tố khách quan trong phân luồng học sinh sau THCS là do tính tất yếu của xu hướng phân hóa trong giáo dục quy định. 3. Phân luồng học sinh sau THCS có làm sói mòn, triệt tiêu các cơ hội học tập của học sinh sau THCS không? Phân luồng học sinh sau THCS là phân luồng sớm, tích cực nhằm giải quyết nhu cầu, nguyện vọng của người học và của xã hội. Khác với phân luồng học sinh sau THPT chỉ có luồng GDNN và tham gia lao động sản xuất, phân luồng học sinh sau THCS ngoài GDNN và tham gia lao động sản xuất thì người học còn có nguồn tiếp tục học vấn phổ thông với mức độ phù hợp với trình độ, điều kiện của người học theo chương trình GDTX. Ở nước ta, nếu thực hiện không tốt việc phân luồng học sinh sau THCS cũng có nghĩa là chúng ta vô tình xô đẩy một bộ phận đông đảo học sinh sau 11/26 “Giải pháp đẩy mạnh phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS” - Tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, giáo viên trong trường về công tác hướng nghiệp, tư vấn hướng nghiệp, phương pháp dạy học tích hợp môn học với GDHN nhằm nâng cao nhận thức và kỹ năng làm công tác GDHN cho giáo viên. 2. Tháo gỡ về mặt nhận thức, nâng cao nhận thức xã hội: Chủ trương phân luồng học sinh sau THCS là rất đúng đắn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tuy nhiên khi áp dụng vào nhận thực tiễn có những vấn đề, vướng mắc đặt ra, chúng ta cần thấy được những rào cản đó để tích cực tìm ra giải pháp khắc phục. 2.1- Tổ chức tuyên truyền tới phụ huynh học sinh: Đầu tiên phải khắc phục rào cản lớn nhất là vấn đề nhận thức từ phụ huynh. Đừng quan niệm rằng cứ học hết cấp THCS phải vào bằng được THPT rồi phải học ĐH. Các em học sinh học yếu, trung bình, gia đình khó khăn có thể chọn con đường học nghề làm công nhân, song song sau đó học liên thông cũng có thể học đến Đại học. Phải nhìn thấy vấn đề là có nhiều con đường đi cho học sinh chứ không phải duy nhất là học phổ thông rồi học CĐ, ĐHhãy chọn ngã rẽ phù hợp với năng lực bản thân. Tổ chức họp Phụ huynh học sinh tuyên truyền để phụ huynh biết được các chủ trương chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với người học nghề sau THCS. Trong cuộc họp phụ huynh có mời thêm giáo viên hướng nghiệp của các trường dạy nghề 13/26 “Giải pháp đẩy mạnh phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS” nhưng đồng thời cũng cần xem xét đến năng lực cá nhân và hoàn cảnh gia đình để lựa chọn hướng đi cho phù hợp. Mặt khác, cũng cần cho học sinh thấy có nhiều con đường nhằm đạt được ước mơ đích thực của mình. Tổ chức ngày hội hướng nghiệp cho học sinh Trong việc tuyên truyền, giáo dục, cần cho các em thấy được lao động ở lĩnh vực nào cũng cần thiết, được kính trọng và được đãi ngộ xứng đáng nếu có tay nghề cao và làm việc hết mình. Các cơ hội học tập luôn có và sẽ đến với mọi người, học tập là công việc suốt đời, không ai có thể học một lần cho cả cuộc đời được. Từ nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp, học sinh sẽ nhận thức được việc các em sau khi tốt nghiệp THCS đi vào các hướng khác nhau là bình thường và hợp lý. 15/26 “Giải pháp đẩy mạnh phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS” Khuyến khích, hỗ trợ cho học sinh theo học trường nghề như: học sinh học nghề sẽ được hỗ trợ để học nghề tại các làng nghề, gia đình nghệ nhân, hoặc các trường đào tạo nghề với các mức khác nhau. Từ đó giúp cho công tác phân luồng học sinh thật sự có hiệu quả hơn. Có chính sách khuyến khích hơn nữa cho người học nghề, thể hiện ở chế độ tuyển sinh, chế độ học bổng. Có thể đưa ra những tiêu chuẩn ưu tiên cho những học sinh có chứng chỉ đào tạo nghề được vay vốn sản xuất, học sinh tốt nghiệp THCS vào luồng đào tạo nghề được vay vốn và tham gia lao động tạo ra sản phẩm hàng hóa để trang trải cho một phần chi phí học tập. Nhà nước có chương trình cụ thể hơn nữa để phát triển giáo dục nghề nghiệp, trong đó có cả quy hoạch, xây dựng trường, chế độ chính sách, nhất là lập ban chỉ đạo hướng nghiệp phân luồng học sinh các cấp từ trung ương tới địa phương. UBND Thành phố lên danh sách các đơn vị, doanh nghiệp tham gia hướng nghiệp với vai trò mỗi doanh nghiệp là một đơn vị hướng nghiệp. Ngoài ra, học sinh THCS học nghề cần được ưu đãi hơn nữa và vận động xã hội xây dựng quỹ hỗ trợ cho người học nghề, hỗ trợ trường đào tạo nghề. 3.2- Tư vấn tuyển sinh cần phải hướng nhiều hơn nữa đến bậc giáo dục chuyên nghiệp: Để việc phân luồng đạt hiệu quả cần có trách nhiệm của cả cộng đồng trong công tác tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh. Trong đó đối với cơ sở đào tạo phải biết dự đoán trước nhu cầu của thị trường lao động và nguồn nhân lực, các trường cần luôn tạo sự hấp dẫn về ngành nghề, nội dunh, chương trình đào tạo. Đào tạo phải gắn với doanh nghiệp phải mang tính thực tiễn cao. Công tác tư vấn tuyển sinh của các cơ sở đào tạo cần phải hướng nhiều hơn nữa đến bậc giáo dục chuyên nghiệp để giúp học sinh không chỉ biết mà hiểu rõ về ngành, nghề đào tạo. Việc thực hiện tốt các giừ dạy hướng nghiệp và tổ chức tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh một cách đầy đủ về nghề nghiệp là yếu tố quan trọng nhất. Trong đó nhà trường phải có trách nhiệm giới thiệu, hướng dẫn học sinh tìm hiểu, tham 17/26
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_day_manh_phan_luong_hoc_sinh.docx