Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao hiệu quả làm việc tại trường THCS Ngô Mây
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao hiệu quả làm việc tại trường THCS Ngô Mây", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao hiệu quả làm việc tại trường THCS Ngô Mây
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa của chữ viết tắt % Tỷ lệ phần trăm BGH Ban giám hiệu CBVC Cán bộ viên chức CSVC Cơ sở vật chất GVBM Giáo viên bộ môn GVCN Giáo viên chủ nhiệm HSG Học sinh giỏi QĐ Quyết định SL Số lượng TD Thể dục THCS Trung học cơ sở UBND Ủy ban Nhân dân 1 I. PHẦN MỞ ĐẦU. 1. Lý do chọn đề tài. Năm học 2019 – 2020 thực hiện kết luận số 51/KL-TW ngày 30/5/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 29/NQ-TW Hội nghị Trung ương 8 khóa XI “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”; kết luận số 49/KL-TW ngày 10/5/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 11/CT-TW ngày 13/4/2007 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; quán triệt phương châm hành động “bứt phá” của Chính phủ để hoàn thành kế hoạch 5 năm 2016 – 2020; thực hiện Chỉ thị 2268/CT-BGDĐT ngày 08 tháng 8 năm 2019 về nhiệm vụ, giải pháp năm học 2019 – 2020. tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 05/CT-TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; Cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; Thực hiện chỉ thị số 10/CT-UBND, ngày 09/9/2019 của UBND tỉnh Đắk Lắk về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2019 – 2020 của ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Đắk Lắk; Công văn số 1430/SGDĐT-VP, ngày 11/9/2019 của Sở Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2019 – 2020; Thực hiện có hiệu quả các nội dung xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực trong nhà trường; triển khai xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp. Thực hiện chỉ đạo của UBND thị xã Buôn Hồ về phương hướng nhiệm vụ năm học 2019 – 2020 các trường học trên địa bàn thị xã Buôn Hồ nói chung và trường THCS Ngô Mây nói riêng đã và đang tăng cường công tác giáo dục pháp luật, giáo dục toàn diện; chú trọng giáo dục tư tưởng chính trị, truyền thống, lòng yêu nước, đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh; nâng cao đạo đức nghề nghiệp của nhà giáo và CBQL giáo dục. Tăng cường giáo dục lý tưởng, trách nhiệm công dân, sự nỗ lực trong học tập, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh phổ thông. Xây dựng 3 4. Giới hạn của đề tài. - Giới hạn về đơn vị nghiên cứu: trường THCS Ngô Mây, phường Thiện An, thị xã Buôn Hồ. - Giới hạn về thời gian nghiên cứu: năm học 2017 – 2018 và năm học 2018 – 2019. 5. Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp luận Đề tài được nghiên cứu dựa trên phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác giáo dục nói chung, và trong trường THCS Ngô Mây học nói riêng. Phương pháp nghiên cứu cụ thể - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thu thập các tài liệu, công trình, bài viết khoa học có liên quan đến công tác nâng cao hiệu quả làm việc trong các trường học. - Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp: Thu thập, thống kê số liệu từ nhiều nguồn khác nhau về công tác cải tiến phong cách làm việc tại trường THCS Ngô Mây. Trên cơ sở các thông tin, tài liệu thu thập được, tiến hành phân loại, phân tích, so sánh, đánh giá và sắp xếp hệ thống để phục vụ làm rõ các nội dung của đề tài. - Phương pháp tọa đàm, trao đổi: Tiến hành phỏng vấn, tọa đàm, trao đổi, thu thập ý kiến từ các giáo viên, học sinh nhằm làm rõ thực trạng tại trường THCS Ngô Mây và định hướng xây dựng giải pháp nâng cao hiệu quả công việc, nâng cao chất lượng giáo dục thời gian tới. 5 không chỉ sự nỗ lực phải hết mình của cả thầy và trò mà phải có sự quan tâm của toàn xã hội, đặc biệt là từ phía phụ huynh học sinh. 2. Thực trạng công tác dạy và học tại trường THCS Ngô Mây năm học 2017 - 2018. a. Đặc điểm tình hình địa phương: Phường Thiện An – Thị xã Buôn Hồ được thành lập theo Nghị định 07/NĐ-CP ngày 23/12/2008 của Chính phủ về việc thành lập thị xã Buôn Hồ. Với diện tích tự nhiên 849.700m 2. Phía đông tiếp giáp với xã EaBlang; phía bắc tiếp giáp phường An Lạc, An Bình; phía tây tiếp giáp phường Đoàn Kết; phía nam tiếp giáp phường Thống Nhất. Đến năm 2019 Phường có 1383 hộ gia đình và 6362 nhân khẩu, hơn 80% hộ gia đình làm nông nghiệp; còn lại là công chức nhà nước hoặc làm buôn bán, dịch vụ. Kinh tế của nhân dân phụ thuộc chính vào nông nghiệp. Trong những năm qua giá cả nông sản thất thường đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc đầu tư cho giáo dục của nhà nước và nhân dân. Trên địa bàn Phường Thiện An có 6 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó người dân tộc thiểu số có 32 hộ gia đình với 144 nhân khẩu chiếm tỷ lệ 2,3% tổng dân số toàn phường, đây cũng là một yếu tố thuận lợi để địa phương và nhà trường có thể triển khai thực hiện các kế hoạch nâng cao chất lượng dạy và học. b. Đặc điểm trường THCS Ngô Mây:. Trường THCS Ngô Mây đóng chân trên địa bàn Tổ dân phố 4 - Phường Thiện An - Thị xã Buôn Hồ - Tỉnh Đak Lak. Trường được tách ra từ trường THCS Nguyễn Du, chính thức được thành lập ngày 21/7/2009 theo Quyết định số 691/QĐ - UBND của UBND thị xã Buôn Hồ. Trường cách trung tâm Thị xã Buôn Hồ khoảng 3km về phía nam. Nhà trường có chi bộ độc lập với 18 đảng viên, các tổ chức khác trong nhà trường như Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh hoạt động có hiệu quả. 7 Đối với cấp trường: tổng số: 12 SKKN Tham gia dự thi cấp trường được xếp giải. Trong đó: Xếp loại A: có 06 SKKN tỷ lệ: 50%; xếp loại B: có 06 SKKN tỷ lệ 50% (So với số SKKN Được xếp giải). Đã có 05 SKKN đi dự thi cấp thị xã, có: 04 SKKN đạt giải. (Trong đó có 02 SKKN đạt giải B, 02 SKKN đạt giải C). + Năm học 2017 - 2018 ở hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường có 21 đăng ký tham gia. Kết quả có 21 đồng chí được công nhận giáo viên dạy giỏi cấp trường. Đối với học sinh Về hạnh kiểm: Tổng số Tốt Khá Trung bình Yếu, kém Stt Khối lớp học sinh Tỷ lệ % % % 82 18 1 1 6 101 81,2% 17,8% 1,0% 67 6 2 2 7 75 89,3% 8,0% 2,7% 78 19 4 3 8 101 77,1% 18,9% 4,0% 71 2 4 9 73 97,3% 2,7% 298 45 7 Tổng cộng 350 85,1% 12,9% 2,0% Về học lực: Tổng số Giỏi Khá Trung bình Yếu, kém Stt Khối lớp học sinh % % % % 16 36 44 5 1 6 101 15,84% 35,64% 43,56% 4,97% 21 30 1 2 7 75 28,00% 40,00% 1,33% 9 máy tính ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ giảng dạy còn thiếu, các máy tính phục vụ làm việc và học tập được cấp từ năm 2010 đến nay đã quá cũ, hư hỏng nhiều. - Việc triển khai đề án ngoại ngữ gặp nhiều khó khăn, chất lượng đầu vào chưa ổn định. - Công tác xã hội hóa giáo dục, chuẩn hóa, hiện đại hóa cơ sở vật chất vẫn chưa đạt so với yêu cầu chung, việc huy động các nguần lực qua tâm đầu tư cho giáo dục chưa cao. - Nhiều em học sinh do gia đình thiếu quan tâm, thường xuyên trốn học đi chơi, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Học sinh hộ nghèo và cận nghèo toàn trường có 46 em chiếm tỉ lệ 13,1%, đây là một tỷ lệ cao so với toàn thị xã Buôn Hồ, do đó việc chăm lo tạo điều kiện cho con em học tập vẫn còn nhiều hạn chế. gây ảnh hưởng lớn đến nề nếp và chất lượng dạy và học toàn trường. Trong năm học 2017 – 2018 vẫn còn 05 em bỏ học chiếm tỷ lệ 1,4%. - Nhiều giáo viên trong nhà trường vẫn còn “ôm đồm” kiến thức, nặng về lý thuyết hơn là rèn luyện các kĩ năng cơ bản cho học sinh vì thế chưa phát huy hết các phẩm chất và năng lực tư duy, năng lực thực hành, năng lực giao tiếp và các kỹ năng khác cho học sinh. Một số đồng chí tuổi đời, tuổi nghề đã cao do đó việc cập nhật, ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới kiểm tra đánh giá gặp nhiều khó khăn và hạn chế. - Nhà trường đã được công nhận trường chuẩn quốc gia và kiểm định chất lượng giai đoạn 1 năm 2015 nhưng đến nay chưa đạt theo yêu cầu của kiểm định chất lượng và trường chuẩn quốc gia giai đoạn hai. Đây chính là những khó khăn cơ bản, là những vấn đề đặt ra cho nhà trường phải trăn trở và tìm cách tháo gỡ. 3. Nội dung các giải pháp nâng cao hiệu quả làm việc và cải tiến chất lượng dạy và học ở trường THCS Ngô Mây năm học 2018 -2019. a. Mục tiêu của giải pháp: 11 đến phụ huynh học sinh. Công tác bám sát lớp chủ nhiệm đã góp phần đưa học sinh vào nề nếp nhanh ngay từ đầu năm học. Ban giám hiệu, Tổng phụ trách đội phối hợp tốt trong công tác rèn học sinh vào nề nếp bằng các hình thức: Tổng phụ trách đội có kế hoạch kiểm tra thường xuyên, kiểm tra đột xuất việc chấp hành nội quy nhà trường đối với học sinh. Nhà trường, giáo viên chủ nhiệm các lớp cung cấp danh sách và số điện thoại, tên cha mẹ, nơi cư trú của học sinh chưa ngoan cho phụ trách đội. Mục đích của nhà trường là khi không có giáo viên chủ nhiệm ở trường ban giám hiệu và tổng phụ trách đội phát hiện học sinh vi phạm có thể điện thoại báo ngay cho gia đình biết kịp thời. Đây là một trong những biện pháp rèn học sinh chưa ngoan có hiệu quả. Xây dựng môi trường trong và xung quanh trường học luôn luôn “Xanh, sạch, đẹp”. Để giáo dục học sinh có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, nhà trường đã xây dựng một số biện pháp: Học sinh đi học phải có giấy nháp, tuyệt đối cấm học sinh không được xé vở làm giấy nháp và xả rác ra lớp học, không được viết vẽ bậy trên tường, bàn ghế, không xả rác ra môi trường tuỳ tiện Tất cả học sinh vi phạm đều có hình thức xử lí phù hợp. Cần thực hiện nghiêm biện pháp này để nhà trường luôn sạch sẽ. Hai là, không ngừng chăm lo xây dựng cơ sở vật chất trong nhà trường: Cơ sở vật chất ổn định đóng vai trò hết sức quan trong trong việc nâng cao chất lượng dạy và học, đây là cơ sở để việc đổi mới phương pháp dạy học thực hiện thành công và có hiệu quả. Trong những năm qua nhà trường tích cực thực hiện tốt công tác tham mưu với các cấp lãnh đạo một cách kịp thời: lập tờ trình tham mưu với các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương về việc xây dựng cơ sở vật chất nhà trường vào đầu năm học và cuối năm học. Phối hợp với Hội cha mẹ học sinh vận động phụ huynh học sinh, các doanh nghiệp, các cá nhân đóng chân trên địa bàn tự nguyện đóng góp xây dựng cơ sở vật chất nhà trường. Ngoài ra nhà trường sử dụng triệt để nguồn kinh phí trong 13
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_lam_viec_t.doc