Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh bài "Chuyện người con gái Nam Xương" - Ngữ văn 9

pdf 13 trang sklop9 05/06/2024 810
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh bài "Chuyện người con gái Nam Xương" - Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh bài "Chuyện người con gái Nam Xương" - Ngữ văn 9

Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh bài "Chuyện người con gái Nam Xương" - Ngữ văn 9
 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
 ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN 
 Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến ngành GD Thị xã Bình Long. 
 Tôi ghi tên dưới đây: 
Số Họ và tên Ngày tháng Nơi công tác Chức Trình Tỷ lệ (%) 
 T năm sinh (hoặc nơi danh độ đóng góp vào 
 T thường trú) chuyên việc tạo ra 
 môn sáng kiến 
 VŨ THỊ 17/04/1979 Trường THCS Giáo viên ĐHSP 100% 
 SỨNG An Lộc, Bình dạy môn Văn 
 Long, Bình Ngữ văn 
 Phước 
 Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: 
 Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh bài “Chuyện người con gái Nam Xương– 
Ngữ văn 9” 
 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Vũ Thị Sứng- GV trường THCS An Lộc 
 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục 
 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: tháng 10 năm 2020 
 Mô tả bản chất của sáng kiến: 
 *Tính mới của sáng kiến: 
 Giáo dục phổ thông nước ta trong những năm vừa qua đã được đổi mới cả về mục 
tiêu, nội dung và phương pháp dạy học gắn với bốn trụ cột của thế kỉ XXI: học để biết, 
học để làm, học để tự khẳng định, học để cùng chung sống. Đặc biệt rèn luyện kĩ năng 
sống cho học sinh đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định là một trong năm nội dung 
của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các nhà 
trường phổ thông. 
 Đảng ta đã xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển 
xã hội. Mục tiêu giáo dục phổ thông chuyển từ trang bị kiến thức cho học sinh sang trang 
bị những năng lực cần thiết cho các em đặc biệt là năng lực hành động, năng lực thực 
tiễn. Do đó ngoài dạy kiến thức lí thuyết người giáo viên cần giáo dục kĩ năng sống cho 
học sinh. Giáo dục kĩ năng sống càng trở nên cấp thiết đối với thế hệ trẻ, bởi vì: 
 - Các em chính là những chủ nhân tương lai của đất nước, là những người sẽ quyết 
định sự phát triển của đất nước trong những năm tới. Nếu không có kĩ năng sống, các em 
sẽ không thể thực hiện tốt trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và đất nước. 
 - Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, 
ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn 
thiếu kinh ngiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động, Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập 
quốc tế và cơ chế thị trường hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của 
những yếu tố tích cực. Nếu không được giáo dục kĩ năng sống, nếu thiếu kĩ năng sống, 
các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, vào lối sống ích kỉ, lai căng, thực 
 3 
 -Trải nghiệm. 
 -Tiến trình 
 -Thay đổi hành vi. 
 -Thời gian – môi trường giáo dục. 
 Nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông. 
 - Kĩ năng tự nhận thức. 
 - Kĩ năng xác định giá trị. 
 - Kĩ năng kiểm soát cảm xúc. 
 - Kĩ năng ứng phó với căng thẳng. 
 - Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ. 
 - Kĩ năng thể hiện sự tự tin. 
 - Kĩ năng giao tiếp. 
 - Kĩ năng lắng nghe tích cực. 
 - Kĩ năng thể hiện sự cảm thông. 
 - Kĩ năng thương lượng. 
 - Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn. 
 - Kĩ năng hợp tác . 
 - Kĩ năng tư duy phê phán. 
 - Kĩ năng tư duy sáng tạo. 
 - Kĩ năng ra quyết định. 
 -Kĩ năng giải quyết vấn đề. 
 - Kĩ năng kiên định. 
 - Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm. 
 - Kĩ năng đạt mục tiêu. 
 - Kĩ năng quản lí thời gian. 
 - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin. 
 Cách tiếp cận và phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà 
trường phổ thông. 
 Việc giáo dục kĩ năng sống trong nhà trường phổ thông được thực hiện qua dạy học 
các môn học và hoạt động giáo dục nhưng không phải là lồng ghép thêm kĩ năng sống 
vào nội dung mà theo một cách tiếp cận mới là sử dụng các phương pháp dạy học tích 
cực tạo cơ hội cho học sinh được trải nghiệm trong kĩ năng sống quá trình học tập. 
 Phương pháp dạy học để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là hướng vào người 
học, dạy học phát huy tính tích cực của học sinh như: phương pháp giải quyết vấn đề, 
phương pháp đóng vai 
 * Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống môn ngữ văn ở trường trung học cơ sở. 
 Giáo dục kĩ năng sống thông qua các giờ học Ngữ văn theo phương pháp tích cực ở 
trường THCS nhằm giúp HS: 
 Về kiến thức 
 -Nâng cao hiểu biết về các giá trị truyền thống của dân tộc cũng như những giá trị tốt 
đẹp của nhân loại: góp phần củng cố, mở rộng và bổ sung, khắc sâu kiến thức đã học về 
quyền và trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội, về nghề nghiệp. 
 5 
 Một thực tế đáng lưu tâm là không ít học sinh hiện nay rơi vào tình trạng lười đọc 
 văn bản nhất là tác phẩm truyện hoặc đoạn trích, cứ thấy bài dài là chán và vì chán nên 
 việc tiếp thu bài không hiệu quả. 
 Khi soạn bài, nhiều em thường mở google ra chép đề đối phó với việc kiểm tra của 
 giáo viên chính vì thế các em không nắm được tác phẩm, không biết rõ tác phẩm đó viết 
 về nhân vật nào? Nhân vật đó có đặc điểm gì nổi bật?... không phát hiện là tình huống 
 truyện hay tình huống có vấn đề vì thế không ấn tượng về tác phẩm. 
 MỘT VÀI BIỆN PHÁP CỦA BẢN THÂN 
 Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài: 
 Muốn cho tiết dạy đọc hiểu văn bản đạt hiệu quả cần hướng dẫn học sinh chuẩn bị 
 bài. Giáo viên chỉ cần hướng dẫn cụ thể văn bản – học sinh sẽ hình thành thói quen – trở 
 thành yêu cầu bắt buộc khi soạn một tác phẩm truyện. Việc hướng dẫn cũng không mất 
 quá nhiều thời gian. Yêu cầu học sinh trước khi soạn bài cần: 
 - Đọc kĩ văn bản. 
 - Nắm những ý chính về phần giới thiệu tác giả, tác phẩm. 
 - Tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh nào và ở thời kì nào? 
 - Tác phẩm có những nhân vật nào? Mỗi nhân vật có điểm nổi bật là gì? 
 Việc nắm được tác giả, tác phẩm sẽ rất thuận lợi trong quá trình khai thác văn bản. 
 Xác định mục tiêu cần đạt cho bài dạy: cụ thể trong phần kĩ năng cần xác định giáo 
 dục những kĩ năng nào cho học sinh và đưa vào phần nào của bài học? Xây dựng hệ 
 thống câu hỏi như thế nào? Xác định nhiệm vụ giao cho các em là gì? Các em làm việc cá 
 nhân hay nhóm để hoàn thành nhiệm vụ đó? Yêu cầu sản phẩm là gì? (dự kiến các câu trả 
 lời- định hướng cách xử lí nếu có những câu trả lời không phù hợp) 
 Ví dụ cụ thể: bài “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
1/Kiến thức: 
 - Bước đầu làm quen với thể loại truyền kì. 
 - Cảm nhận vẻ đẹp truyền thống trong tâm hồn người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật Vũ 
 Nương. 
 - Hiểu được giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và sáng tạo của Nguyễn Dữ trong tác 
 phẩm. 
2/Kĩ năng: 
 - Biết cách đọc - hiểu một văn bản truyện trung đại. 
 - Nhận ra ngôi kể, phương thức biểu đạt, tình huống. 
 - Rèn luyện thêm cách kề tóm tắt tác phẩm tự sự. 
2/Phẩm chất: 
 - Cảm thông và trân trọng vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội 
 phong kiến xưa. 
 -Giáo dục các em tình yêu thương con người, biết thông cảm và sẻ chia những bất hạnh 
 của người khác. 
3Năng lực: 
 -Năng lực chung: năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tự quản bản thân. 
 7 
GV: Em hãy tìm lời của Vũ Nương khi nàng ra bến 
sông Hoàng Giang? 
 - Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu chồng con 
rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần 
sông có linh xin ngài chứng giám.Thiếp nếu đoan trang 
giữ tiết trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị 
Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng 
chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới đất xin làm mồi cho 
cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp 
mọi người phỉ nhổ. 
Gv: Em hãy phân tích 3 lời thoại trên để làm bật diễn 
biến tâm trạng-hành động của Vũ Nương? 
 -Hs phân tích-Hs bổ sung. 
 *Gv chốt ý: 
 - Nàng cố phân trần để hàn gắn hạnh phúc gia đình có 
nguy cơ tan vỡ. 
 - Dù cố gắng nhưng Trương Sinh không tin- đau đớn 
tuyệt vọng. 
 - Không thể minh oan -thất vọng đến tột cùng. 
GV: Nếu em là Vũ Nương, khi bị chồng nghi oan em sẽ 
làm gì? 
- HS trình bày theo quan điểm riêng của cá nhân (các 
em thoải mái đưa ra ý kiến) 
- Nếu Trương Sinh đuổi đi tạm thời về nhả bố mẹ đẻ 
(dắt bé Đản theo) 
- Sẽ không chọn cách giải quyết cái chết vì Vũ Nương 
có thể thuyết phục Trương Sinh chờ khi trời tối và Vũ 
Nương ngồi cùng bé Đản - chắc chắn bé Đản sẽ chỉ 
bóng trên vách nói cha Đản -> Trương Sinh không nghi 
oan nữa, li dị bỏ nhà đi. 
- Sẽ không tự tử vì dù có buồn vì chồng Vũ Nương phải 
nghĩ cho con. Nếu Vũ Nương chết bé Đản sẽ sống ra 
sao? 
- Về lại nhà cha mẹ đẻ ở tạm thời gian - dắt theo con. 
Sau đó chở Trương Sinh bình tĩnh nói chuyện phải 
quấy. 
- Đưa đơn ra tòa li hôn luôn. 
* Sau khi các em đưa ra ý kiến tôi chốt lại như sau: 
Nếu ở thời đại này, rơi vào tình huống như Vũ Nương 
những người phụ nữ có rất nhiều cách giải quyết vấn đề 
vì được dư luận, được xã hội bảo vệ. Còn trong xã hội 
 9 
chính mình. 
*Khi phân tích nhân vật Trương Sinh: tôi tiến hành như sau. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG 
- Phần đầu tác phẩm, nhà văn đã giới thiệu Trương 2. Nhân vật Trương Sinh 
Sinh như thế nào? - Thất học. 
- HS trình bày. - Trương Sinh đa nghi, hay ghen 
- Trương Sinh đi lính trở về mẹ đã mất, chàng bồng -Thái độ với Vũ Nương : 
con ra thăm mộ mẹ, bé Đản đã nói gì? + la um lên cho hả giận. 
- HS tìm được 2 chi tiết: + không tin lời Vũ Nương nói. 
 +“Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại + mắng nhiếc vợ. 
biết nói chứ không giống cha tôi trước kia chỉ nín + đánh đuổi đi. 
thin thít.” 
 +Trước đây,thường có một người đàn ông đêm 
nào cũng đến,mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng 
ngồi nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả.” 
- Phản ứng của Trương Sinh như thế nào? (đinh 
ninh là vợ hư) 
- Khi về nhà chàng đã làm gì với Vũ Nương? 
- Hs tìm và trình bày: 
+ la um lên cho hả giận. 
+ không tin lời Vũ Nương nói. 
+ mắng nhiếc vợ 
+ đánh đuổi đi. 
- Em có suy nghĩ gì về thái độ và việc làm của 
Trương Sinh? 
- Hs bày tỏ quan điểm (giận mất khôn, ghen tuông 
mù quáng) ->Hồ đồ độc đoán, ghen tuông mù 
- Qua nhưng điều vừa phân tích ở trên, em có nhận quáng. 
xét gì về Trương Sinh? =>Là “sản phẩm” của xã hội 
- Em có đồng tình với những việc Trương Sinh làm phong kiến nam quyền . 
không? Vì sao? 
- Hs trao đổi theo cặp (3 phút) – các em phải nêu 
được nếu đồng tình thì sao, và nếu không đồng tình 
cũng phải nêu được vì sao. 
 + Trương sinh la um lên là nóng nảy. 
 + Không chịu nghe vợ giải thích là gia trưởng, độc 
đoán. 
 + Đánh Vũ Nương là xúc phạm thân thể 
- Nếu em là Trương Sinh khi nghe con nói vậy em 
sẽ làm gì? 
- Hs trình bày ý kiến (cá nhân) 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_ki_nang_song_cho_hoc_sinh_bai.pdf