Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kĩ năng sống thông qua môn Ngữ văn

docx 28 trang sklop9 27/07/2024 660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kĩ năng sống thông qua môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kĩ năng sống thông qua môn Ngữ văn

Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kĩ năng sống thông qua môn Ngữ văn
 I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
 Lúc sinh thời Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng dạy:
 Vì lợi ích mười năm trồng cây 
 Vì lợi ích trăm năm trồng người
 Lời dạy của Bác đã xác định trách nhiệm của những người làm công tác 
giáo dục là vừa trang bị kiến thức về khoa học, xã hội, lịch sử vừa rèn luyện về 
đạo đức, kĩ năng sống (KNS), kĩ năng hòa nhập cộng đồng, kĩ năng ứng xử... 
cho thế hệ trẻ.Và Bác chính là tấm gương sáng trong việc bồi dưỡng và xây 
dựng những con người xã hội chủ nghĩa vừa có tài vừa có đức- nguồn lực chính 
của đất nước.
 Thực hiện theo lời dạy của Bác, ngành giáo dục đã làm rất tốt vai trò của 
mình là đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại 
hóa của đất nước. Tuy nhiên, trong bối cảnh xã hội hiện nay, giá trị đạo đức, 
nhân cách lối sống của không ít giới trẻ (trong đó phần đông là học sinh trong độ 
tuổi phổ thông) đang có chiều hướng sa sút do những lối sống thực dụng. Vì vậy 
giáo dục phổ thông đang thực hiện cuộc cách mạng về việc "Đổi mới phương 
pháp dạy, phương pháp học" theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI, mà 
thực chất là cách tiếp cận kĩ năng sống đó là: Học để biết, Học để làm, Học để 
khẳng định mình và học để cùng chung sống. Vì vậy, phương pháp giáo dục 
phổ thông đã và đang được đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, 
chủ động sáng tạo, tăng cường khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện khả 
năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui 
hứng thú học tập cho học sinh. Đặc biệt, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh 
(HS) được xác định là một trong những nội dung cơ bản của phong trào thi đua 
"Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" trong các trường phổ 
thông.
 - 1 - II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
 Xã hội phát triển kéo theo nhiều hệ lụy như sự bùng nổ của công nghệ 
thông tin, sự hội nhập của nhiều nền văn hóa của các nước phương Tây, của lối 
sống thực dụng...Gia đình, cha mẹ phải bươn trải trong cuộc mưu sinh, bỏ quên 
con cái,dẫn đến sự buông lỏng trong quản lí, điểm tựa gia đình đối với các em 
càng mờ nhạt. Đã có thời gian chúng ta chỉ coi trọng việc dạy văn hóa sao cho 
học sinh học thật giỏi mà quên đi điều quan trọng là dạy cho học sinh "Học làm 
Người", các em không chỉ được học kiến thức mà còn được cung cấp những kĩ 
năng sống, kĩ năng hòa nhập với cộng đồng. Ngoài việc học văn hóa, thời gian 
còn lại một số em lao vào các trò chơi vô bổ, bạo lực, số còn lại thì không quan 
tâm đến mọi việc xảy ra xung quanh, lạnh lùng, vô cảm chỉ biết sống cho riêng 
mình. Đã có những lời cảnh báo từ báo đài lên tiếng chỉ trích, phê phán lối sống 
của các em thanh thiếu niên. Dư luận đã từng giật mình trước những vụ các em 
tàn sát thanh toán lẫn nhau chỉ vì một ánh nhìn cho là không thiện cảm, các em 
chế nhạo xem thường bạn, chỉ vì bạn ăn mặc không đúng mode...tệ hại hơn là 
các em còn phản cự bằng hành động khi bị cô giáo phê bình về ý thức 
kém...Thậm chí có em học sinh khi đến trường bị học sinh cùng lớp đánh hội 
đồngNhững hành vi vi phạm kỉ luật, vi phạm pháp luật đó đã gióng lên hồi 
chuông cảnh tỉnh những người làm công tác giáo dục, đặc biệt là những thầy cô 
dạy bộ môn Ngữ văn như tôi vì "Văn học là nhân học". Tức là khi dạy môn Ngữ 
văn là giáo viên đã rèn những kĩ năng sống cho người học, nay những kĩ năng 
đó càng được chú trọng hơn góp phần chuyển biến nhận thức của học sinh, qua 
đó giúp các em có ý thức trong từng việc làm, từng hành động, giúp các em sống 
có lí tưởng, có ước mơ hoài bão, nhận thức được giá trị cuộc sống.
2.Thực trạng
 Trong thực tế cuộc sống hằng ngày đang diễn ra thì học sinh trường 
THCS Bình Khê và học sinh các trường trong huyện nói chung thì còn thiếu kĩ
 - 3 - kĩ năng sống chỉ được hình thành khi người học được trải nghiệm qua các tình 
huống thực tế. Tuy nhiên, thực tế giảng dạy có rất nhiều thầy cô trong quá trình 
hướng dẫn học sinh tiếp cận tri thức mà không chú ý, không thật quan tâm đến 
việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, bởi vậy tác phẩm văn chương trong 
tâm trí các em có thể hay và hấp dẫn nhưng chưa đủ. Bởi vậy, theo tôi người 
giáo viên nên hướng các em xích gần lại với đời hơn để các em hiểu được văn 
học đã phản ánh cuộc sống, nhân vật trong văn học là nhân vật trong đời thực. 
Trong các giờ lên lớp mà người giáo viên truyền tải được cả thông điệp mà nhà 
văn muốn gửi gắm tới các em là quá tốt. Làm được như vậy tức là giáo viên đã 
góp phần định hướng được kĩ năng sống cho các em để các em có thể nhớ lại tất 
cả những gì đã được góp nhặt, được giáo dục trong giờ học mà ứng xử thích 
nghi với cuộc sống trong hiện tại và sau này.
3. Giải pháp
3.1. Mục tiêu
 Ngay từ đầu năm học, khi được giao nhiệm vụ giảng dạy ở một khối lớp 
trong trường, trong những tiết dạy đầu tiên, tôi đã chú ý chỉnh sửa cho học sinh 
từ cách thưa gửi, cách trả lời câu hỏi hay nhận xét câu trả lời của bạn cũng như 
tư thế tác phong, ánh mắt, cử chỉ khi trả lời hay khi trình bày một bài nói trước 
tập thể. Tuy nhiên, cô giáo nói một lần các em cũng chưa thể nhớ vì chưa thành 
thói quen. Trong các tình huống trên lớp, tôi cho học sinh phát hiện và góp ý sửa 
chữa cho nhau. Ví dụ: Em hãy nhận xét tư thế trả lời của bạn đã tốt chưa? Các 
em trong quá trình quan sát có thể nhận ra là: Bạn còn đút tay túi áo hay đứng 
chưa thẳng người trong khi trả lời. Vậy là em học sinh được nhận xét sẽ rút kinh 
nghiệm cho bản thân mình và các em khác cũng học theo vì tâm lí các em 
thường không thích bị chê nhất là bạn bè cùng lớp. Công việc này tuy nhỏ 
nhưng có ý nghĩa to lớn bởi nó hình thành cho học sinh sự tự tin, những thói 
quen, những KNS cơ bản trong cuộc sống hiện tại và sau này. Trong các bài 
giảng tôi lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cùng phương pháp dạy học tích cực 
để tạo điều kiện, cơ hội cho học sinh được thực hành, trải nghiệm các kĩ năng 
sống trong quá trình học tập. Với cách tiếp cận này sẽ không làm quá tải, nặng
 - 5 - Hoặc sau khi phần phân tích văn bản, chuyển sang phần tổng kết tôi hay yêu 
cầu các em thảo luận về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản: ví dụ văn 
bản “Rằm tháng giêng” (Hồ Chí Minh)
 Hai nhóm đại diện lên trình bày ý kiến, hai nhóm còn lại nhận xét:
 - Nội dung: Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước thương dân, 
 phong thái ung dung tự tại của Bác Hồ.
 - Nghệ thuật:
 + Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
 + Sử dụng điệp từ có hiệu quả
 + Lựa chọn từ ngữ gợi hình, gợi cảm.
* Rèn kĩ năng ra quyết định
 Kĩ năng ra quyết định là kĩ năng mà tôi thường rèn cho các em phần lớn 
trong các tiết tiếng Việt và Tập làm văn.
 Trong tiết 22: “Từ Hán Việt (tt)” tôi yêu cầu học sinh chữa bài tập 
4/SGK.84 học sinh sẽ nhận xét được là từ “bảo vệ” trong câu văn không phù 
hợp và thay thế bằng từ thuần Việt là “giữ gìn” vì từ này thể hiện được tình cảm 
của người nói với người có mối quan hệ gần gũi. Tương tự, các em tiếp tục chữa 
từ dùng không phù hợp trong các câu văn còn lại.
 Sau đó tôi sẽ đưa ra một câu hỏi để kết thúc bài học như sau: Qua bài tập 
trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân trong việc sử dụng từ Hán Việt 
trong giao tiếp.
 Các em sẽ suy nghĩ và ra quyết định là: Khi giao tiếp trong thực tế em 
không nên lạm dụng từ Hán Việt quá mà sẽ sử dụng phù hợp trong từng hoàn 
cảnh.
 Hay khi dạy tiết 73:Văn bản “Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản 
xuất” tôi sẽ đặt câu hỏi tình huống như sau: Rõ ràng các em thấy những câu 
tục ngữ đó là bài học kinh nghiệm về thiên nhiên và lao động sản xuất rất quý 
nhưng có phải bài học nào cũng đúng không?
 - 7 - Trước câu hỏi tình huống này, mỗi em có thể có ý kiến khác nhau, cách 
bảo vệ ý kiến của mình nữa nhưng giáo viên sẽ chốt lại: Hành động của nhân vật 
thầy thuốc thể hiện tấm lòng của một y đức, thể hiện một lối sống có trách 
nhiệm với người khác, nhất là khi làm công việc “cứu người” thì phẩm chất, lối 
sống ấy rất cần thiết và rất quý. Nhân vật thầy thuốc trong câu truyện là hình ảnh 
tượng trưng của những vị y đức trong cuộc sống thực tế và là tấm gương để 
chúng ta học tập. Dù sau này các em làm bất cứ công việc gì ngoài cái lí, cái luật 
thì các em còn chú ý đến tình cảm, đến trách nhiệm của bản thân với những 
người xung quanh. Đó là cái gốc gìn giữ mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với 
con người nhất là trong xã hội ngày nay.
* Rèn kĩ năng làm chủ bản thân
 Khi dạy các văn bản nhật dụng như văn bản “Cầu Long Biên- chứng nhân 
lịch sử” trước khi khép lại bài học tôi đưa ra hai ý kiến trái chiều nhau như sau:
 Bạn A: Qua bài học, em thấy cầu Long Biên mãi là chứng nhân trong 
lịch sử và trong hiện tại của nhân dân Hà Nội, cho nên mỗi chúng ta nên 
nâng cao ý thức giữ gìn và bảo vệ cầu Long Biên bằng nhiều hình thức để 
bảo vệ di sản văn hóa trong tâm hồn người dân Hà Nội nói riêng và người 
dân Việt Nam nói chung.
 Bạn B: Qua bài học, em thấy cầu Long Biên đúng là chứng nhân trong 
lịch sử nhưng trong công cuộc đổi mới của đất nước chúng ta có thể xây 
dựng những cây cầu khác đẹp đẽ hơn, hiện đại hơn thay thế cầu Long Biên 
như cây cầu dành cho tàu điện ngầm chẳng hạn.
 Vậy em đồng ý với ý kiến nào?Vì sao?
 Trong tư duy của thế hệ trẻ bao giờ cũng thích cái mới, cái hiện đại nên sẽ 
có nhiều em đồng tình với ý kiến của bạn B, nhưng với vai trò của người thầy, 
tôi sẽ định hướng cho các em nên theo ý kiến B vì giá trị văn hóa, lịch sử là cái 
gốc phát triển của mỗi một dân tộc, mỗi một quốc gia. Chính cái gốc văn hóa đó 
đã giúp cho dân tộc ta không bị “đồng hóa” khi hàng nghìn năm bị các triều đại 
phong kiến phương Bắc đô hộ, hàng trăm năm bị thực dân Pháp và đế quốc Mĩ
 - 9 - Hai là: Hình ảnh con cò là biểu tượng cho những người phụ nữ vất vả, lặn 
lội để kiếm sống, trong bài thơ “Thương vợ” nhà thơ Tú Xương viết:
 Quanh năm buôn bán ở mom sông 
 Nuôi đủ năm con với một chồng 
 Lặn lội thân cò khi quãng vắng
 Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
 Ba là: Hình tượng con cò trong bài thơ “Con cò” của nhà thơ Chế Lan 
Viên là biểu tượng cho lời hát ru, thể hiện tấm lòng của người mẹ.
 Tôi nghĩ rằng qua câu hỏi này học sinh phải tư duy liên tưởng từ hình ảnh 
con cò trong dân gian trở thành hình tượng con cò gắn liền với tấm lòng của 
người mẹ qua lời hát ru đi vào tiềm thức của người con từ thưở ấu thơ đến lúc 
trưởng thành bằng cảm xúc lắng đọng của tình mẫu tử. Từ đó, học sinh liên 
tưởng về tình mẫu tử thiêng liêng trong mỗi con người:
 Con dù lớn vẫn là con của mẹ 
 Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con
 Hay tôi chọn một dạng câu hỏi khác là câu hỏi gợi mở, gợi tìm, cảm nhận 
qua hệ thống ngôn từ. Dạng câu hỏi này sẽ rèn cho những em học khá – giỏi kĩ 
năng cảm nhận, kĩ năng bình và để trả lời được các em phải biết tổng hợp cùng 
với tư duy sáng tạo về ngôn từ.
 Ví dụ: Trong bài thơ “Viếng lăng Bác”- chương trình Ngữ văn 9, khi diễn 
tả những giây phút Bác đã qua đời, tâm trạng và cảm xúc của tác giả cũng như 
của nhân dân Việt Nam đối với Bác trước nỗi đau mất mát: Bác đã vĩnh viễn đi 
xa, tác giả viết: “Mà sao nghe nhói ở trong tim”
 Khi phát tích đoạn thơ này, tôi đặt câu hỏi: Em hiểu từ “nhói’ ở đây diễn 
tả điều gì? Còn từ nào có ý nghĩa, có giá trị tương tự như thế không?
 Học sinh có thể phát hiện được cảm giác “nhói” ở trong tim là đau, là 
nhức, là buốt.
 Khi đó tôi lại có dẫn chứng khác để khẳng định, so sánh, đối chiếu vấn đề 
các em vừa phát hiện ra là đúng.
 - 11 -

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_ki_nang_song_thong_qua_mon_ng.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kĩ năng sống thông qua môn Ngữ văn.pdf