Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên chủ nhiệm với công tác tư vấn tâm lý cho học sinh Lớp 9

docx 17 trang sklop9 16/04/2024 1130
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên chủ nhiệm với công tác tư vấn tâm lý cho học sinh Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên chủ nhiệm với công tác tư vấn tâm lý cho học sinh Lớp 9

Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên chủ nhiệm với công tác tư vấn tâm lý cho học sinh Lớp 9
 GV chủ nhiệm với công tác tư vấn cho học sinh lớp 9
 PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN CƯ JÚT
 TRƯỜNG THCS PHẠM HỒNG THÁI
 SÁNG KIẾN
 ĐỀ TÀI
 GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM VỚI CÔNG TÁC TƯ VẤN TÂM LÝ CHO 
 HỌC SINH LỚP 9
    
 Người thực hiện: VŨ THỊ KIM HOA
 Đơn vị: Trường THCS Phạm hồng thái
 Xã Êa pô, huyện Cư jút, tỉnh Đắk Nông
 Thực hiện: tháng 10 năm 2019 GV chủ nhiệm với công tác tư vấn cho học sinh lớp 9
 GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM VỚI CÔNG TÁC TƯ VẤN TÂM LÝ CHO 
 HỌC SINH LỚP 9
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
 Xã hội phát triển , yêu cầu giáo dục ngày càng nâng cao. Cùng với đó là 
những vấn đề bức thiết của học sinh được đặt ra đó là vấn đề tâm lí. Vì nó 
quyết định không ít đến chất lượng giáo dục. Học sinh ngày phải đối mặt với 
những rối loạn về cảm xúc như lo âu, trầm cảm hay những rối loạn hành vi 
...gây ra những hệ lụy vô cùng nghiêm trọng.
 Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục trung học cơ sở là bậc học 
vô cùng quan trọng. Vì ngoài việc giáo dục để hình thành tri thức đa dạng ở 
các môn học cho các em chúng ta còn phải chú ý đến việc giáo dục đạo đức, 
kĩ năng sống cho các em. Ngoài giáo viên bộ môn thì giáo viên chủ nhiệm 
đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành tri thức và nhân cách cho 
học sinh. Giáo viên chủ nhiệm phải là người khơi dậy ở các em niềm đam mê 
học tập, một bản lĩnh thích ứng và sẵn sàng đối phó với những biến động của 
cuộc sống, gia đình và xã hội.
 Giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt nhà trường, hội cha mẹ học sinh 
quản lí tập thể lớp học mình phụ trách. Bên cạnh việc tổ chức, quản lí, theo 
dõi, đánh giá về học tập, nề nếp của học sinh thì việc tư vấn tâm lí với vai trò 
là một “ chuyên gia” cho các em cũng vô cùng quan trọng. Qua kinh nghiệm 
của bản thân và thực tế 16 năm làm công tác chủ nhiệm tôi nhận thấy một lớp 
học có ý thức học tập tốt, một nề nếp đáng khen vẫn có thể tiềm ẩn những 
nguy cơ bất ổn tâm lí. Với lợi thế là giáo viên chủ nhiệm chúng ta có cơ hội 
nhiều trong việc nhận biết những thay đổi về mặt tâm lí của các em để từ đó 
chúng ta thực hiện những ca tư vấn kịp thời để những tình trạng đáng tiếc 
không xảy ra đối với các em.
Vũ Thị Kim Hoa 2 GV chủ nhiệm với công tác tư vấn cho học sinh lớp 9
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận 
 Như chúng ta đã biết, ngoài là giáo viên chủ nhiệm thì chúng ta còn 
đóng vai trò cũng là một giáo viên bộ môn nên việc nắm bắt tâm lí và tư vấn 
cho học sinh là một vấn đề rất tốn thời gian và cần nhiều tâm huyết. Chăm sóc 
( hỗ trợ) tâm lí cho học sinh lứa tuổi THCS là quá trình tác động có chủ định 
của thầy, cô giáo đến trẻ em nhằm giúp các em vượt qua những rào cản về 
tâm lí trong cuộc sống cũng như khi tham gia các hoạt động ở trường, gia đình 
và cộng đồng. Chăm sóc tâm lí cho học sinh là cả một quá trình vì nó đi từ 
hiểu biết của thầy, cô giáo về học sinh đến việc phát hiện những biểu hiện bất 
thường về tâm lí của các em để từ đó có những tác động kịp thời. Giáo viên 
chủ nhiệm hướng dẫn, tư vấn và can thiệp để làm thay đổi thái độ, hành vi , 
tình cảm của các em.
2.1. Cơ sở thực tiễn 
 Trong những năm làm công tác chủ nhiệm, đại đa số tôi được Ban 
Giám hiệu nhà trường phân công cho việc giảng dạy và chủ nhiệm học sinh 
lớp 9. Và cũng trong quá trình ấy bản thân tôi thấy có một số thuận lợi và khó 
khăn sau:
2.1.1 Thuận lợi 
 - Học sinh: Đa số các em ngoan, có ý thức học tập, có tinh thần vượt 
khó, tích cực tham gia các phong trào của trường, lớp.
 - Giáo viên: có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình với học sinh, có 
tâm huyết với nghề.Và đặc biệt nhiều năm liền làm công tác chủ nhiệm nên 
cũng rất nhiều lần tôi được tiếp cận với những học sinh cần tư vấn.
 - Nhà trường : luôn quan tâm và chú trọng đến công tác chủ nhiệm, chỉ 
đạo sát sao và kịp thời để giáo viên lập kế hoạch cụ thể trong công tác quản lí 
lớp học. 
 - Phụ huynh: luôn mong muốn con em mình được đi học bởi họ luôn 
hiểu rằng nhu cầu học tập là rất cần thiết đối với xã hội hiện nay.
Vũ Thị Kim Hoa 4 GV chủ nhiệm với công tác tư vấn cho học sinh lớp 9
căng thẳng, dễ xúc động, dễ bị kích động, lúc thì hăng say, lúc tỏ ra ủ rũ, mệt 
mỏi hoặc những biểu hiện tỏ ra thái quá...
 Trước vấn đề này giáo viên phải phải chuẩn bị cho mình một tâm thế 
tốt trước khi quan sát để nhìn và cảm thông cho những biến đổi này của các 
em, để có cái nhìn khoan dung, đúng đắn hơn về sự thay đổi này của học sinh. 
 Sau khi quan sát chúng ta tiến hành điều tra khảo sát thông qua các 
kênh thông tin khác nhau: qua giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn đã từng 
dạy em, qua các bạn học sinh cùng lớp, cùng trường và qua phụ huynh. Đặc 
biệt là phiếu thăm dò kín với những câu hỏi mang tính chất tâm sự.
- Bản thân em gặp khó khăn gì trong cuộc sống hiện tại với những vấn đề sau:
 + Bị bạn bè lôi kéo, ham chơi, biếng học.
 + Ngại giao tiếp.
 + Sống thiếu định hướng, không có điểm tựa từ gia đình.
 + Vì sao luôn cảm thấy buồn rầu, chán nãn.
 + Muốn thể hiện mình thông qua những hành động bộc phát làm ảnh 
hưởng đến nội quy trường, lớp.
 + Những rạn nứt trong quan hệ bạn bè.
 + Những tình cảm nảy sinh với bạn khác giới.
 Từ những câu trả lời ngắn và các yếu tố trợ giúp khác giáo viên nắm 
được hoàn cảnh, tâm tư và cả quá trình lớn lên của các em. Điều đó giúp 
chúng ta sớm phát hiện các khó khăn của các em, có cái nhìn chuẩn xác và 
nhiều chiều hơn về sự “ bất ổn” của các em để xây dựng kế hoạch tư vấn cho 
phù hợp và hiệu quả. 
3.2. Luôn coi trọng giá trị bản thân của các em thông qua việc xây dựng 
một hình tượng gắn liền với cuộc sống thực tế
 Ở lứa tuổi này bên cạnh những thay đổi về cảm xúc như thường tỏ ra 
tức giận, hờn dỗi vô cớ, có khi trầm cảm hoặc phủ nhận cảm xúc tuy nhiên 
các em thường có những rung động tích cực và mạnh mẽ.Vì vậy chúng ta nên 
tận dụng mặt tích cực này của các em xây dựng một hình tượng, hình mẫu tốt 
Vũ Thị Kim Hoa 6 GV chủ nhiệm với công tác tư vấn cho học sinh lớp 9
3.3. Rút dần khoảng cách xem các em như những người bạn, là điểm tựa 
tin tưởng an toàn cho các em 
 Do hiện tượng “ gia tốc” phát triển về lứa tuổi cùng với đời sống tinh 
thần được nâng cao hiện tượng phát triển về giới tính ngày càng sớm là một 
vấn đề tất yếu. 
 Ở lứa tuổi 14, 15 các em luôn có nhu cầu được tôn trọng về quyền tự 
do riêng tư, tự do trong các mối quan hệ bạn bè, đặc biệt là bạn bè khác giới. 
Các em thường tỏ ra ngượng ngùng về mối quan hệ này nên thường hay giấu 
kín, trao đổi qua các tính năng bảo mật của điện thoại nên phụ huynh và giáo 
viên rất khó phát hiện. Đời sống tình cảm của các em vô cùng phong phú, nếu 
không định hướng đúng các em có những suy nghĩ lệch lạc trong mối quan hệ 
với bạn khác giới. Hiện tượng tâm lí này không chỉ xảy ra ở những học sinh 
chưa ngoan mà nó còn xảy ra cả với những em học sinh hiền lành, chăm chỉ. 
Điều đó nếu không định hướng kịp thời sẽ ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng 
đến tình hình học tập và cả tương lai của các em.
 Trước vấn đề này người tư vấn đầu tiên khi giáo viên phát hiện ra 
không phải là học sinh mà là phụ huynh. Vì tâm lí đầu tiên của các bậc làm 
cha, làm mẹ nào khi nghe con mình có tình cảm với bạn bè khác giới sẽ phảng 
kháng một cách quyết liệt. Điều này liệu có ngăn cấm được các em hay khiến 
các em “hoạt động bí mật” hơn hay thậm chí có những suy nghĩ tiêu cực và 
những sự việc đáng tiếc có thể xảy ra. Đa số ở nông thôn trình độ dân trí còn 
rất thấp nên các bậc cha mẹ thương yêu, quan tâm con cái theo cách của riêng 
họ mà nhiều khi vô tình đẩy con ra xa ( họ gặp ngay đối tượng của con mình 
để đe dọa, ngăn cấm sau khi đã dùng biện pháp mạnh với con em mình). Các 
em không dám hay không có nhu cầu để giải bày, tâm sự. Vì vậy việc “đả 
thông tư tưởng” cho phụ huynh để họ thấy rằng mối quan hệ với người bạn 
khác giới xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi của các em. Từ đó phụ 
huynh cùng giáo viên chủ nhiệm tìm hướng giải quyết nhẹ nhàng tinh tế là 
giải pháp tốt nhất.
Vũ Thị Kim Hoa 8 GV chủ nhiệm với công tác tư vấn cho học sinh lớp 9
3.4. Hình thành cho các em một tính cách can đảm để vượt qua những 
khó khăn.
 Khi đối mặt với khó khăn biến động của cuộc sống con người ta thường 
có hai hướng đi.Một là can đảm vượt qua, hai là buông xuôi mặc kệ. Đối với 
các em HS lớp 9 đang ở độ tuổi 14,15 các em còn quá nhỏ để nhận thức được 
vấn đề nên con đường thứ 2 thường là lối đi phổ biến. Vậy với trách nhiệm là 
nhà giáo dục chúng ta phải chặng đứng con đường ấy lại. Và luôn “ kê” cho 
các em một “ liều thuốc” để tăng sức “đề kháng” với những biến động .
 Những bất ổn về cuộc sống hàng ngày như :bố mẹ đi làm ăn xa, các em 
phải ở lại với họ hàng, ông bà và thậm chí là một mình.Chỗ dựa về tinh thần 
trong những lúc khó khăn hầu như không có ai chia sẻ.Quan hệ bạn bè bị rạn 
nứt, bị bạn bè coi thường vì gia cảnh khó khăn ( không có điều kiện để tham 
gia các buổi vui chơi cùng các bạn), bị tẩy chay, bị trêu chọc vì một khiếm 
khuyết của bản thân ( tật nguyền, ngoại hình chưa được đẹp, giới tính có sự 
bất thường...).
 Trong những buổi ngoại khóa, các buổi hoạt động tập thể hãy dành 
thời gian để tạo cơ hội cho các thành viên trong lớp gắn kết với nhau hơn, tình 
bạn chân thành cũng là một trong những động lực giúp các em vượt qua 
những rào cản tâm lí.Ngoài dành thời gian cho các em sinh hoạt chuyên đề 
giáo viên giáo dục bản lĩnh thức ứng thông qua những kiến thức hoặc kể cho 
các em nghe những câu chuyện mang ý nghĩa triết lí trong cuộc sống.
 Từng biểu hiện khủng hoảng của tâm lí chúng ta sẽ lựa chọn một câu 
chuyện phù hợp.
Ví dụ: 
- Khi gặp khó khăn về cuộc sống tôi sẽ kể cho em nghe về câu chuyện 
“ Ngọn gió và cây sồi”: 
 Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già nó cuốn phăng được tất cả 
các sinh vật , các đám lá và cả những cành cây.Thế nhưng cây sồi già vẫn bám 
chặt đất, im lặng chịu đựng cơn giận dữ của ngọn gió. Cây sồi trơ trọi nhưng 
Vũ Thị Kim Hoa 10 GV chủ nhiệm với công tác tư vấn cho học sinh lớp 9
đời sống tinh thần phong phú bên cạnh đó các em sẽ có nguy cơ đối mặt với 
những rủi ro.Các thầy cô giáo chưa phải là những chuyên gia tâm lí chuyên 
nghiệp nhưng là những “ chuyên gia tâm lí thường trực” của lớp học đối với 
tất cả các thành viên.Những “chuyên gia” này sẽ phát hiện và tư vấn kịp thời 
kể cả khi người được tư vấn không yêu cầu.
 Trong buổi tư vấn này chúng ta không phải tư vấn cho từng đối tượng 
mà mục tiêu hướng chung cho các đối tượng hoặc phân luồng giới tính.Để tư 
vấn theo từng nhóm khó khăn khác nhau, đề phòng những rủi ro đáng tiếc có 
thể xảy ra.
 Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề dành riêng cho học sinh nữ, đặc 
biệt về giáo dục giới tính vì ở lứa tuổi này các em thích trải nghiệm cảm xúc 
tập và bắt chướt làm người lớn. Bởi đó là nhu cầu sinh lí của các em.giáo viên 
là người đưa ra những lời khuyên, giải đáp những thắc mắc và chia sẻ những 
cảm xúc phức tạp đang tồn tại trong chính các em.
 Còn đối với sự căng thẳng do áp lực của cuộc sống gây ra thường các 
em sẽ có những biểu hiện không bình thường về sinh lí, hành vi, cảm xúc và 
nhận thức.Trong những buổi tư vấn các em nhận thức được giá trị của bản 
thân đối với mọi người chung quanh.Các em có quyền được bảo vệ, được yêu 
thương, được tôn trọng...Trong hoạt động này các em được quyền nói lên 
những khó khăn của bản thân thông qua phiếu kín, giáo viên sẽ đóng vai trò 
chuyên gia giải đáp tất cả những thắc mắc của các em nhưng đảm bảo tính bí 
mật, riêng tư. Và thắc mắc của em này có thể là khó khăn trong tương lai của 
em khác. Các em sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm và niềm tin thông qua buổi 
trò chuyện này. 
Vũ Thị Kim Hoa 12

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_giao_vien_chu_nhiem_voi_cong_tac_tu_va.docx