Sáng kiến Kinh nghiệm giúp học sinh Lớp 9 trường THCS Thái Hòa - Ba Vì làm tốt kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (Hoặc đoạn trích)
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến Kinh nghiệm giúp học sinh Lớp 9 trường THCS Thái Hòa - Ba Vì làm tốt kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (Hoặc đoạn trích)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến Kinh nghiệm giúp học sinh Lớp 9 trường THCS Thái Hòa - Ba Vì làm tốt kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (Hoặc đoạn trích)
PHÒNG GD&ĐT BA VÌ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH LỚP 9 TRƯỜNG THCS THÁI HÒA – BA VÌ LÀM TỐT KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH) Người thực hiện: Phùng Thị Xuân Hương Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THCS Thái Hòa SKKN thuộc lĩnh vực : Ngữ văn BA VÌ NĂM 2021 I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo viên Ngữ văn không chỉ là người truyền thụ kiến thức cho học sinh mà còn có vai trò tổ chức, hướng dẫn học sinh tìm tòi, khám phá, hiểu biết để cảm nhận, vận dụng kiến thức, kỹ năng Văn học đúng hướng, đúng cách, tránh suy diễn, áp đặt để học sinh tự cảm nhận cái hay cái đẹp của tác phẩm và bộc lộ được những nhận thức của mình. Dạy- học văn nghị luận có vai trò quan trọng trong nhà trường, bởi kiến thức và kĩ năng được rèn luyện trong quá trình học tập về nghị luận và cách nghị luận không chỉ giúp cho học sinh khả năng làm văn mà có tác dụng hình thành năng lực cả về tư duy và sự thành công trong giao tiếp của các em. Ảnh hưởng của văn nghị luận đạt được không chỉ trong phạm vi môn Ngữ văn mà còn lan tỏa tới tất cả các môn học khác ở trường phổ thông. Cũng như các kiểu văn bản khác, ngoài mục đích văn chương, văn bản nghị luận với những giá trị đặc trưng riêng đã đem lại cho người học những phát triển mà mỗi dạng văn bản tạo ra từ chính giá trị của bản thân tác phẩm. Văn bản nghị luận thuyết phục người đọc, người nghe thông qua hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng và những hình ảnh sinh động gắn với thực tiễn. Vẻ đẹp riêng của văn nghị luận vừa cuốn hút hấp dẫn vừa tạo dòng chảy tư duy mạch lạc chặt chẽ trước các vấn đề chính trị xã hội và cả đời sống nhân sinh. Nghị luận tác phẩm văn học nói chung, tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) nói riêng là một kiểu bài nghị luận có vị trí quan trọng trong chương trình Tập làm văn lớp 9. Thông qua việc đọc và học tác phẩm văn học trong phần đọc hiểu văn bản, học sinh chẳng những có một vốn khá phong phú về kiến thức văn học (tác phẩm, thể loại) mà các em còn được nâng cao dần về năng lực cảm thụ, phân tích, bình giá tác phẩm Khi được học phương pháp nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), học sinh được rèn luyện thêm kĩ năng này một cách có hệ thống, được thực hành từng bước cụ thể chi tiết qua một số đề bài trong sách giáo khoa, đề bài do giáo viên sưu tầm. Hơn thế nữa, khi thi vào Trung học Phổ thông đây là một trong hai dạng đề quan trọng chiếm tới nửa số điểm của đề Văn. 2. Mục đích nghiên cứu Nhận thức được tầm quan trọng của kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), tôi đã mạnh dạn đưa ra sáng kiến: Kinh nghiệm giúp học sinh lớp 9 trường THCS Thái Hòa – Ba Vì làm tốt kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), để rèn luyện cho học sinh trường THCS Thái Hòa đạt kết quả tốt nhất khi làm kiểu bài này. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu mà tôi áp dụng cho đề tài này là học sinh khối 9 trường THCS Thái Hòa. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thống kê để phân tích. 3 2.2. Khó khăn 2.2.1. Về phía học sinh Do sự phát triển của khoa học kĩ thuật, do những đòi hỏi về nhu cầu trong cuộc sống hiện đại bản thân học sinh và phụ huynh thường hướng cho con theo các môn học tự nhiên để thuận lợi cho việc học nghề sau này; bản thân học sinh trong lúc học, quen lối suy nghĩ ngắn gọn, không biết cách trình bày, ngại học và viết Văn. Theo điều tra thực tế học sinh trường THCS Thái Hòa trong những năm gần đây, học sinh khối lớp 9 viết kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện thường khô cứng, sáo rỗng, lúng túng và máy móc... Các em cũng hoàn thành đầy đủ các bài thi nhưng thường dựa vào văn mẫu hoặc dựa vào các ý trong đề cương hay trong dàn ý thầy cô cho sẵn rồi viết lại nên rất hạn chế về mạch cảm xúc (cảm xúc thường không chân thật, còn gượng ép). Rất ít học sinh chịu khó tìm tòi, khám phá ra các ý mới, ý riêng, ý sâu sắc, ý hay do chính bản thân các em cảm nhận, chưa thật sự rung động với tác phẩm, bởi thế mà chất lượng môn văn kể cả đại trà lẫn mũi nhọn chưa cao. Mặt khác, đa số các em học sinh thường không tìm hiểu kĩ đề bài và tìm ý trước khi bắt tay vào làm bài viết của mình nên thường lệch lạc kiểu bài, nhầm lẫn các dạng đề. Đó là một thực trạng phổ biến không chỉ riêng trường Thái Hòa mà còn ở hầu khắp các trường THCS hiện nay. 2.2.2.Về phía giáo viên Vì học sinh ngại học hoặc xem nhẹ môn Ngữ văn nên nhiều giáo viên cũng có tâm lí chán nản, dao động. Trong các phân môn của Ngữ văn thì phân môn Tập làm văn vừa khô vừa khó. Khi thao giảng, thanh tra... giáo viên thường chỉ đăng ký giảng Văn và Tiếng Việt, bởi dạy hai phân môn này thường dễ thành công hơn, còn dạy Tập làm văn đặc biệt là kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện... giáo viên thường ít đăng kí. Trong năm học 2019 - 2020, tôi đã tiến hành khảo sát ở lớp 9 (thực hành một đề nghị luận về tác phẩm truyện) với đề bài: Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai qua truyện ngắn làng của nhà văn Kim Lân. Tôi đã thu được kết quả như sau: Sĩ Giỏi Khá TB Yếu Kém Lớp số SL % SL % SL % SL % SL % 9B 38 2 5,3 7 18,4 20 52,6 9 23,7 0 0 Nhìn vào kết quả khảo sát trên, tôi luôn trăn trở và lo lắng, số học sinh không có hứng thú học tập bộ môn rất nhiều, bài làm nhiều em còn sa vào kể, diễn xuôi tác phẩm truyện hoặc xác định đề sai, lạc đề, ý không rõ ràng chưa có những nhận xét đánh giá trong bài. Điều đó cũng chứng tỏ các em chưa biết cách làm kiểu bài này, các em đang còn nhầm giữa cách làm bài nghị luận với cách làm bài tự sự, chưa biết 5 (1948) (1920- ngắn tủi hổ của ông Hai nôi tình huống 2007 Tự sự kết tản cư khi nghe tin làng truyện, hợp với mình theo giặc, truyện nghệ thuật miêu tả và thể hiện lòng yêu làng miêu tả tâm biểu cảm quê với lòng yêu nước và lí và ngôn tinh thần kháng chiến ngữ nhân của người nông dân sau vật cách mạng Lặng lẽ Nguyễn - Truyện Cuộc gặp gỡ tình của Xây dựng Sa Pa Thành ngắn ông họa sĩ cô kĩ sư mới tình huống (1970) Long - Tự sự ra trường với anh thanh hợp lí, cách rút từ (1925- kết hợp niên làm việc một mình kể chuyện tập 1991) với biểu trên trạm khí tượng . Qua tự nhiên, có “Giữa cảm đó ca ngợi những con sự kết hợp trong người thầm lặng, có cách giữa tự sự xanh” sống đẹp, cống hiến cho trữ tình và mình cho đất nước bình luận Việc yêu cầu học sinh thống kê và học thuộc các đơn vị kiến thức ấy sẽ giúp học sinh thâm nhập được những kiến thức cơ bản nhất, quan trọng nhất khi tiến hành nghị luận. Thường thì khi dạy kiểu bài này giáo viên thường bỏ qua việc nắm lại tác phẩm, chỉ chú tâm ra đề và yêu cầu học sinh làm bài nên dẫn đến tình trạng học sinh không trình bày được hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm hay nội dung xác định để nghị luận thường lan man. Lập được bảng thống kê này sẽ hạn chế được những lỗi ấy. Thuộc và nắm kĩ bảng thống kê này học sinh sẽ làm được nhiều dạng đề khác nhau, có thể tập trung vào nghệ thuật hoặc nội dung. Như vậy khi lập bảng, giáo viên cần lưu ý cho học sinh một số vấn đề sau: Nắm được năm sáng tác để liên hệ về hoàn cảnh ra đời của bài, có thể dùng vầo phần mở bài hoặc thân bài của bài nghị luận Nắm phương thức biểu đạt để biết cách dùng từ, trình bày và diễn đạt đúng thể loại Nắm nội dung để tránh sự lan man khi phân tích (nội dung có thể xem là luân điểm chính) Nắm nghệ thuật để làm phương tiện phân tích cũng như đạt được các yêu cầu về trình bày các giá trị nghệ thuật Ví dụ: Với dạng đề: Phân tích tác phẩm “Làng” của nhà văn Kim Lân, cần hướng cho học sinh nắm được: Đây là dạng đề phân tích tác phẩm, khi học sinh nắm và hiểu bảng trên thì khi phân tích sẽ tập trung vào các nội dung: + Sáng tác năm 1948: Là những năm đầu thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. 7 c. Hướng dẫn học sinh các bước làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) và lấy ví dụ mẫu. Để giúp học sinh rèn luyện được các kĩ năng viết một tác phẩm hoàn chỉnh thì phải hướng dẫn học sinh các bước làm bài. Cụ thể tôi đã hướng dẫn học sinh như sau: c.1. Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý c.1.1. Tìm hiểu đề: Tìm hiểu đề là khâu đầu tiên, có vai trò quyết định “dẫn đường chỉ lối” cho người làm bài. Nếu phân tích đúng yêu cầu của đề bài thì sẽ tìm ra được hướng đi đúng. Ngược lại nếu phân tích sai, sẽ không đáp ứng được yêu cầu của đề, đôi khi còn bị lệch đề, lạc đề. Vì thế giáo viên phải hướng dẫn học sinh biết phân tích kỹ đề. Đề bài văn nghị luận về tác phẩm truyện có 2 loại: đề mệnh lệnh và đề mở. Đề mệnh lệnh là những đề bài có yêu cầu rõ ràng như: suy nghĩ, cảm nhận, phân tích, còn dạng đề mở là những đề bài không có yêu cầu, học sinh tùy từng vấn đề để lựa chọn những thao tác phù hợp. với cả hai dạng đề nghị luận này đối tượng nghị luận có thể là tác phẩm, nhân vật hay những đổi thay trong số phận của nhân vật. Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) không bao giờ đồng nhất một dạng đề đơn điệu, ở chương trình lớp 9 các em tập trung vào 3 dạng cơ bản sau: Dạng đề 1: Suy nghĩ, cảm nhận, phân tích về nhân vật hoặc khía cạnh của nhân vật trong tác phẩm hoặc đoạn trích. Ví dụ như các đề bài: - Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn: “Làng” của Kim Lân (SGK Ngữ văn 9 tr 65) Dạng đề 2: Suy nghĩ, cảm nhận, phân tích tác phẩm, đoạn trích hoặc một khía cạnh về tác phẩm, đoạn trích. Ví dụ như các đề: - Phân tích truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long - Phân tích diễn biến cốt truyện trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân (SGK Ngữ văn 9 tr 65) Dạng đề 3: Phân tích tác phẩm để nêu ra nhận xét hoặc làm sáng tỏ một vấn đề. Ví dụ như các đề: - Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương ở truyện Người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ (SGK Ngữ văn 9 tr 65) - Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng (SGK Ngữ văn 9 tr 65) Tuỳ theo mỗi dạng đề bài mà giáo viên hướng dẫn học sinh các thao tác làm bài khác nhau. Đối với dạng đề 1 và dạng đề 2: Học sinh thường hay nhầm lẫn, tôi đã hướng dẫn cho các em biết phân biệt rõ thế nào là suy nghĩ, cảm nhận về nhân vật, về tác phẩm? Thế nào là phân tích nhân vật, tác phẩm? Suy nghĩ, cảm nhận về nhân vật, tác phẩm hoặc một khía cạnh về nhân vật, tác phẩm là nghiêng về cảm nhận chủ quan 9 Ví dụ: Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng. Với đề này tôi đã cho học sinh tiến hành thực hành các thao tác ở trên và yêu cầu đạt được kết quả sau: - Yêu cầu, tính chất của đề: viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm văn xuôi. - Vấn đề cần bàn luận là: đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng - Những tri thức cần có: tìm đọc toàn bộ truyện ngắn này trong sách tham khảo. Nắm nội dung và nghệ thuật cơ bản. Phân tích đoạn trích để chứng minh chiến tranh có thể tạo ra sự xa cách, gây ra sự hiểu lầm, nhưng chiến tranh không làm mất đi tình cha con mà tình cảm ấy còn sâu nặng hơn. c.1.2. Tìm ý: Tìm ý là bước khá quan trọng trong bài văn. Tìm ý là xác định các ý chính, ý phụ sẽ viết. Có nghĩa là xác định nội dung trọng tâm sẽ làm ở bài viết. Muốn tìm được ý đúng, ý đủ, ý hay, trước hết tôi cho học sinh quan sát và nắm vững lại bảng thống kê ở phần trước để nắm được nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Học sinh tự đặt ra và trả lời những câu hỏi xung quanh tác phẩm mục đích để tìm ra ý lớn, ý nhỏ của bài văn Tôi đã sử dụng một số câu hỏi giúp học sinh tìm ý. Cụ thể: Câu hỏi tìm hiểu tác giả, xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác : Tôi đã đưa hệ thống câu hỏi để học sinh có thể dễ dàng khi tìm ý. Cụ thể: Tác giả của tác phẩm truyện sẽ nghị luận là ai? Có những nét gì nổi bật trong cuộc đời và sự nghiệp sáng tác? Sống trong thời kì nào? Có nét riêng, nét độc đáo gì về phong cách cá nhân? (Chuyên sáng tác về mảng đề tài nào? Sự nghiệp sáng tác ra sao?) Tác phẩm truyện trên được trích từ đâu? Được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Tác phẩm được đánh giá như thế nào? Có phải là tác phẩm tiêu biểu cho sự sáng tác văn chương của tác giả không? Với hệ thống câu hỏi này học sinh khi làm có thể đưa vào phần mở bài hoặc phần đầu của phần thân bài Câu hỏi tìm giá trị nội dung: Sau đây là hệ thống câu hỏi tôi sử dung để giúp học sinh tìm giá trị nội dung Đề bài gồm mấy ý? Ý nghĩa cụ thể, ý nghĩa khái quát là gì? Những ý nào tập trung biểu hiện chủ đề, tư tưởng của truyện? Nội dung có thể hiện được những vấn đề lớn, bức xúc mà xã hội quan tâm hay không? Có giá trị nhân văn như thế nào? Nhân vật chính của truyện là ai? Đại diện cho tầng lớp con người nào trong xã hội? Có những nét tính cách như thế nào? Nét tính cách nào là tiêu biểu nhất? Nét tính cách đó được thể hiện qua những chi tiết nào? (diện mạo, cử chỉ, lời nói, hành động, tư tưởng, tình cảm, nội tâm?) đây chính là phần trọng tâm của các loại đề. Câu hỏi tìm giá trị nghệ thuật: 11
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_lop_9_truong_thcs_thai_h.doc