Sáng kiến kinh nghiệm Hiện tượng đa nghĩa trong một số đoạn trích của tác phẩm Truyện Kiều

doc 28 trang sklop9 18/07/2024 990
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hiện tượng đa nghĩa trong một số đoạn trích của tác phẩm Truyện Kiều", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Hiện tượng đa nghĩa trong một số đoạn trích của tác phẩm Truyện Kiều

Sáng kiến kinh nghiệm Hiện tượng đa nghĩa trong một số đoạn trích của tác phẩm Truyện Kiều
 I. PHẦN MỞ ĐẦU
I.1. Lý do chọn đề tài:
 Mỗi tác phẩm văn học khi ra đời đều trải qua sự sàng lọc của thời gian để khẳng 
định giá trị trường tồn của mình. Và giá trị của mỗi tác phẩm đó được thẩm định qua sự 
tiếp nhận và đánh giá của độc giả. Trong nền văn học Việt Nam thì kiệt tác “Truyện 
Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du vượt qua bao thăng trầm đã khẳng định được vai trò, 
giá trị to lớn của mình trong kho tàng văn học và đặc biệt trong tâm hồn người Việt.
 Từ xưa đến nay chưa có một tác phẩm văn học nào mà được nhân dân cả nước yêu 
thích, ca ngợi như “Truyện Kiều”. Bất cứ là người Việt Nam dù thuộc tầng lớp, lứa tuổi 
nào cũng đều biết đến “Truyện Kiều”; có người thuộc năm bảy câu, có người thuộc cả 
đoạn, thậm chí là đọc ngược được “Truyện Kiều”.
 Một trong những yếu tố quan trọng để “Truyện Kiều” có được sự tiếp nhận rộng rãi 
và nghiền ngẫm say sưa của nhân dân như vậy là nhờ vào biệt tài sử dụng ngôn ngữ của 
Nguyễn Du. Bên cạnh việc sử dụng các điển cố, điển tích, thi hào đã vận dụng một 
cách rất tài tình, linh hoạt vốn ngôn ngữ dân gian như: từ thuần Việt, thành ngữ, tục 
ngữ, Chính nhờ đặc điểm này mà “Truyện Kiều” đã trở nên gần gũi, gắn bó với quần 
chúng lao động, từ đó ai ai cũng đều có thể hiểu khi đọc “Truyện Kiều”.
 Do vậy việc nghiên cứu và phân tích “Truyện Kiều” ở góc độ ngôn ngữ là rất cần 
thiết. Bên cạnh những vấn đề đã được đi sâu vào nghiên cứu như từ Hán Việt, thành 
ngữ, tục ngữ, thì hiện tượng đa nghĩa trong ngôn ngữ “Truyện Kiều” cũng giữ một 
vai trò nhất định trong việc tạo nên sự phong phú, đa dạng về ngữ nghĩa của ngôn ngữ, 
góp phần làm nên sức sống lâu bền của “Truyện Kiều”. Xuất phát từ những lí do trên 
bản thân tôi chọn: “Hiện tượng đa nghĩa trong một số đoạn trích của tác phẩm 
Truyện Kiều” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm để giúp học sinh phân biệt được hiện 
tượng đa nghĩa với hiện tượng đồng âm.
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:
 Việc nghiên cứu, khảo sát hiện tượng đa nghĩa trong một số đoạn trích của “Truyện 
Kiều” giúp học sinh tìm ra số lượng, đặc điểm và tính chất của hiện tượng đa nghĩa. 
Đồng thời sẽ phân tích, đánh giá, so sánh các dạng biểu hiện và vai trò của hiện tượng 
đa nghĩa đối với giá trị nội dung và nghệ thuật của “Truyện Kiều”.
 Đề tài sẽ là cơ sở cho các công trình nghiên cứu khác nhau có liên quan đến hiện 
tượng đa nghĩa. Từ đó giúp học sinh xác định và sử dụng ngôn ngữ đúng bối cảnh và 
đúng mục đích diễn đạt. 
I.3. Đối tượng nghiên cứu:
 Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các từ, các câu thơ có chứa hiện tượng đa nghĩa 
trong một số đoạn trích của tác phẩm “Truyện Kiều”.
I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
 Học sinh khối 9 trường THCS Nguyễn Trãi trong các năm học 2013-2014; 2014-
2015 và đặc biệt là học sinh lớp 9A5, 9A7 năm học 2015-2016.
 Vấn đề chỉ tập trung vào hiện tượng đa nghĩa trong ngôn ngữ Việt nói chung và 
ngôn ngữ “Truyện Kiều” nói riêng. Để giải quyết vấn đề này tôi dựa vào văn bản 
“Truyện Kiều” do Đào Duy Anh dịch của nhà xuất bản Phụ nữ, 2007.
I.5. Phương pháp nghiên cứu:
 Từ mục đích, yêu cầu và đối tượng nghiên cứu của đề tài, tôi đã sử dụng các 
phương pháp nghiên cứu sau:
 1 II.2. Thực trạng:
 Trong những năm vừa qua, tôi luôn được lãnh đạo nhà trường tin tưởng và trực tiếp 
phân công giảng dạy các khối lớp và bồi dưỡng học sinh giỏi khối 7. Đặc biệt trong 
năm học 2015-2016, tôi được nhà trường giao nhiệm vụ giảng dạy môn Ngữ văn lớp 7. 
Với kinh nghiệm tích lũy được, tôi nhận thấy nhiều học sinh chưa có khả năng phân 
biệt hiện tượng đa nghĩa và hiện tượng đồng âm nên mạnh dạn chỉ ra một số biện pháp, 
sáng kiến giúp học sinh nắm vững hơn kiến thức cơ bản trên.
a. Những thuận lợi và khó khăn:
 * Thuận lợi:
 - Trong những năm vừa qua, bản thân luôn nhận được sự quan tâm sâu sát của Ban 
Giám Hiệu, của Công đoàn giáo dục cùng sự giúp đỡ của tất cả các đoàn thể trong Hội 
đồng sư phạm nhà trường, đặc biệt là các đồng nghiệp trong tổ Ngữ Văn trường THCS 
Nguyễn Trãi. 
 - Trong năm học này, tôi đang trực tiếp giảng dạy môn Ngữ Văn 7, tôi thấy đa số học 
sinh có khả năng tiếp thu bài đồng đều, khả năng lĩnh hội tri thức tương đương nhau, số 
học sinh chiếm tỉ lệ khá ở các môn học khá cao. Đại đa số các em có tinh thần học tập, 
ham học hỏi, hăng say phát biểu ý kiến xây dựng bài, chuẩn bị bài tương đối đầy đủ khi 
lên lớp.
 - Công tác giảng dạy của giáo viên rất thuận lợi vì có tài liệu tham khảo nhiều. Ngoài 
ra còn có các lớp học nâng cao trình độ nghiệp vụ tạo điều kiện cho giáo viên tham gia 
học tập để theo kịp với xu thế đổi mới hiện nay. Tất cả đều nhằm tạo mọi điều kiện 
thuận lợi cho quá trình truyền tải kiến thức của tôi. 
 * Khó khăn:
 - Về phía giáo viên: Do chưa có nhiều kinh nghiệm nên trong quá trình giảng dạy 
chưa đưa ra các biện pháp tối ưu để giúp học sinh phân biệt được hiện tượng đa nghĩa 
với hiện tượng đồng âm của từ ngữ. Và cũng do sĩ số lớp còn đông nên rất khó cho giáo 
viên trong việc theo sát, kèm cặp từng học sinh trong một tiết dạy.
 Thực tế mỗi trường đều có những phương pháp dạy học riêng để nâng cao chất lượng 
dạy học. Nhưng vấn đề lớn nhất ở đây chính là phương pháp tiếp cận của giáo viên với 
học sinh còn rất hạn chế, còn cứng nhắc dẫn đến sự buồn chán trong việc dạy và học tại 
các nhà trường.
 - Về phía học sinh: Số lượng học sinh dân tộc thiểu số tương đối đông dẫn đến tình 
trạng bỏ học, lười học bài vẫn còn thường xuyên xảy ra. Một số gia đình điều kiện kinh 
tế còn hạn hẹp, nhận thức còn hạn chế. Do vậy, các em chưa có điều kiện mua thêm tài 
liệu tham khảo nhằm phục vụ cho việc học bộ môn Ngữ văn được tốt hơn.
 Bên cạnh đó vẫn còn một số học sinh chây lười trong quá trình tiếp thu bài học, 
chưa thực sự có hứng thú với môn học nên không chuẩn bị tốt cho giờ học môn Ngữ 
văn dẫn đến tình trạng nắm bắt không đầy đủ lượng kiến thức mà giáo viên truyền tải.
 Hầu như tất cả các em chưa có thói quen tìm hiểu, phân biệt hiện tượng đa nghĩa và 
hiện tượng đồng âm trong các tác phẩm văn chương và còn xem nhẹ các môn xã hội 
trong đó có môn Ngữ Văn dẫn đến chất lượng học tập không cao.
b. Thành công và hạn chế khi vận dụng đề tài: 
 - Khi vận dụng đề tài này vào thực tế, đã giúp học sinh phần nào phân tích, đánh giá, 
so sánh các dạng biểu hiện và vai trò của hiện tượng đa nghĩa. Từ đó có cơ sở để phân 
biệt hiện tượng đa nghĩa với hiện tượng đồng âm của từ ngữ.
 3 - Một số em học sinh không học bài, làm bài cũ nên dẫn đến tình trạng học trước 
quên sau và khi có những bài tập cụ thể xác định về từ nhiều nghĩa sẽ không biết cách 
giải quyết. Đa số các em chưa trang bị thêm cho mình những tài liệu tham khảo về 
“Truyện Kiều” để làm tài liệu học tập.
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra:
 Sử dụng phân biệt hiện tượng đồng âm và hiện tương đa nghĩa trong tiết dạy có vai 
trò quan trọng giúp học sinh nắm vững, khắc sâu và hình thành kiến thức sâu sắc hơn 
tuy nhiên với những khó khăn mà giáo viên đang gặp phải là những khó khăn cần và có 
thể giải quyết được giúp ý tưởng có thể đi vào thực tiễn giảng dạy như:
 - Trước hết, với việc đa dạng học sinh trong lớp dẫn đến sự khó khăn khi truyền tải 
kiến thức cho nên giáo viên cần có những câu hỏi phù hợp với từng đối tượng học sinh. 
Do đó, làm cách nào để có thể giúp cho học sinh dễ dàng nắm bắt kiến thức, nhất là đối 
với học sinh yếu. Ở các em có sự khác biệt về: khả năng tiếp thu bài, phong cách nhận 
thức, so với những học sinh khác. Có lẽ đây là vấn đề không chỉ của riêng ngành 
giáo dục mà hiện nay cả xã hội cũng đang quan tâm và tìm giải pháp để khắc phục tình 
trạng này. Để đưa nền giáo dục nước nhà phát triển toàn diện thì người giáo viên không 
những chỉ biết dạy mà còn phải biết tìm tòi phương pháp nhằm phát huy tính tích cực 
của học sinh, giúp giảm dần khoảng cách về trình độ trong lớp học. Vấn đề nêu trên là 
khó khăn với không ít giáo viên nhưng ngược lại, giải quyết được điều này là góp phần 
xây dựng trong bản thân mỗi giáo viên một phong cách và phương pháp dạy học hiện 
đại, giúp cho học sinh có hướng tư duy mới trong việc lĩnh hội kiến thức.
 - Thứ hai, học sinh chưa nắm rõ các khái niệm, cấu trúc về hiện tượng đa nghĩa, hiện 
tượng đồng âm nên chưa xác định đúng khi gặp trong văn bản. Ngoài ra, hiện tượng đa 
nghĩa trong ba đoạn trích của tác phẩm “Truyện Kiều” (trong chương trình ngữ văn 9) 
còn ít nên giáo viên phải tìm tòi, củng cố, khắc sâu và nâng cao thêm kiến thức cho học 
sinh. Điều đó đòi hỏi người giáo viên cần đầu tư thời gian, công sức, tài liệu tham khảo 
nhiều hơn cho các bài giảng của bản thân.
 - Thứ ba, với việc học sinh không học bài, làm bài trước khi đến lớp và không khắc 
sâu được kiến thức đã học, đồng thời không đầu tư vào bài học còn khá phổ biến. 
Chính việc học sinh không đầu tư vào bài soạn nên không khắc sâu được kiến thức, 
thường nhầm lẫn giữa hai hiện tượng trên. Tuy nhiên, với đề tài này tôi muốn đề cập ở 
đây chính là một phương pháp học hiệu quả, với cách phân biệt hai hiện tượng này bắt 
buộc học sinh phải có sự hiểu sâu về vấn đề được học đồng thời biết vận dụng nó một 
cách linh hoạt vào trong giao tiếp. Học phải biết ghi nhớ các điểm chính, các từ chủ 
điểm rồi từ đó suy ra những vấn đề nhỏ hơn và hiểu rằng mình đang học cái gì. Cách 
ghi nhớ này giúp cho những thông tin cần thiết được lưu lại trong não một cách hệ 
thống và được sử dụng có hiệu quả trong những ngữ cảnh phù hợp. Vì vậy, thông qua 
SKKN này tôi muốn giúp học sinh khắc sâu, phân biệt hiện tượng đồng âm với hiện 
tượng đa nghĩa này trong việc tạo lập văn bản cũng như trên thực tế đời sống. 
 - Thứ tư, đối với phần lớn học sinh thì việc học môn Ngữ Văn là một điều gì đó các em 
bị bắt buộc phải làm chứ các em không hề muốn. Học Ngữ Văn lúc này đối với học 
sinh là một nghĩa vụ, và chính điều đó khiến cho các em cảm thấy không thoải mái khi 
học. Đây chính là thử thách đầu tiên và cũng là lớn nhất mà một người dạy lẫn người 
học môn Ngữ Văn phải đối mặt, bởi vì khi một người không thích học Ngữ Văn thì 
chắc chắn sẽ không thể học nó tốt được. Chính vì vậy trách nhiệm của người giáo viên 
 5 ❖ Nguyên nhân biến đổi nghĩa của từ thành từ đa nghĩa:
 - Nhu cầu giao tiếp: Do nhu cầu giao tiếp ngày càng đa dạng và phức tạp của con 
người mà ngôn ngữ là một phương tiện cần phải bám sát để thỏa mãn nhu cầu đó. Số 
lượng từ có hạn trong khi nhu cầu biểu thị nội dung ý nghĩa lại vô hạn và không thể 
tính hết. Nếu số lượng đơn vị từ tăng lên quá nhiều sẽ vượt quá khả năng ghi nhớ của 
con người. Vì vậy, để khắc phục mâu thuẫn trên và để tuân thủ quy luật tiết kiệm hình 
thức ngôn ngữ, tiếng Việt đã phát triển theo hướng dùng cái tối thiểu của hình thức để 
biểu đạt tối đa nội dung. Quá trình này đã tạo ra các từ đa nghĩa.
 - Từ phản ánh sự vật và các thuộc tính sự vật trở thành nét nghĩa của từ: Hệ quả 
tất yếu là khi các thuộc tính của sự vật được từ gọi tên thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi 
về nghĩa của từ. Ví dụ: Thẻ: trước đây, khi chưa phát minh ra giấy viết nghĩa là “mảnh 
tre, gỗ được dùng để viết chữ” và chuyển sang hai nghĩa khác là “đồ dùng trong nghề 
mê tín, dị đoan” (xin thẻ ở đền) và nghĩa “mảnh xương, ngà ghi chức tước mà các quan 
đeo ở ngực”. Đến nay thì từ thẻ có nghĩa “giấy chứng nhận tư cách thành viên của một 
tổ chức nào đấy” (thẻ hội viên,)
 - Do nhu cầu tạo ra những tên gọi mới: Để biểu thị những sự vật mới hình thành thì 
các tên gọi cũ không còn gây ấn tượng. Khi tên gọi mới được hình thành, tên gọi này 
vừa mang nghĩa cũ lẫn nghĩa mới. Ví dụ: mạng nhện - mạng internet.
 ❖ Đặc điểm của từ đa nghĩa:
 - Tính tiết kiệm – tính tần số sử dụng cao: Ngôn ngữ có quy luật tiết kiệm vô cùng 
kì diệu: dùng cái hữu hạn để biểu hiện cái vô hạn. Về mặt từ vựng, quy luật tiết kiệm 
của ngôn ngữ thể hiện ở chỗ: cùng một hình thức ngữ âm có thể diễn đạt nhiều nội 
dung khác nhau. Do đó từ đa nghĩa là những từ có tần số xuất hiện cao, được sử dụng 
nhiều nhất trong đời sống ngôn ngữ.
 - Tính nhiều nghĩa gắn liền với tính hệ thống: Các nét nghĩa trong từ đa nghĩa 
không tồn tại đơn lẻ, cô lập mà thường có quan hệ với nhau. Các nét nghĩa trong từ đa 
nghĩa tập hợp với nhau thành ra một tổng thể các nét nghĩa có số lượng lớn hơn hai, có 
quan hệ qua lại, quy định lẫn nhau và tổ chức thành một chỉnh thể. Nằm trong hệ thống 
ý nghĩa của từ đa nghĩa, các nét nghĩa luôn luôn có một giá trị nhất định. 
 - Tính nhiều nghĩa gắn liền với tính cấu trúc: Quan hệ giữa các nét nghĩa trong hệ 
thống ý nghĩa của từ đa nghĩa tạo thành cấu trúc của hệ thống ý nghĩa trong từ đa nghĩa. 
Các quan hệ trong hệ thống cấu trúc từ đa nghĩa cũng có nhiều loại khác nhau. 
 b.2. Tiêu chí và phân loại các kiểu ý nghĩa của từ đa nghĩa
 Các ý nghĩa khác nhau của một từ đa nghĩa không tồn tại rời rạc mà quan hệ, quy 
định lẫn nhau tạo thành một kết cấu. Nghiên cứu kết cấu ý nghĩa của từ cần phải tách ra 
các ý nghĩa khác nhau của nó. Có nhiều cách phân loại ý nghĩa của từ đa nghĩa.
b.2.1. Cách phân loại nghĩa truyền thống
 ❖ Phân loại nghĩa từ theo lịch đại:
 Quan điểm này nhìn nhận nghĩa của từ trong tiến trình phát sinh, phát triển của nó 
trong lịch sử và thời gian. Do đó, người ta phân định thành các cặp nghĩa:
 - Nghĩa cổ và nghĩa mới: 
 Nghĩa cổ là nghĩa đầu tiên của từ, nghĩa này ít được dùng ở thời điểm hiện tại, có 
khi bị loại hẳn trong giao tiếp hiện nay. Thường thì nghĩa cổ chỉ được dùng trong 
những văn bản mà tác giả có dụng ý tái hiện lại không khí cổ kính của câu chuyện. 
 Nghĩa mới là loại nghĩa xuất hiện sau này của từ, nghĩa mới được nhiều người biết 
 7

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_hien_tuong_da_nghia_trong_mot_so_doan.doc