Sáng kiến kinh nghiệm Hiệu trưởng với công tác quản lý, chỉ đạo Tổ chuyên môn ở trường THCS

doc 18 trang sklop9 19/07/2024 970
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hiệu trưởng với công tác quản lý, chỉ đạo Tổ chuyên môn ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Hiệu trưởng với công tác quản lý, chỉ đạo Tổ chuyên môn ở trường THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Hiệu trưởng với công tác quản lý, chỉ đạo Tổ chuyên môn ở trường THCS
 Đề tài : Hiệu trưởng với công tác quản lý chỉ đạo Tổ chuyên môn ở trường THCS
 -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 HIỆU TRƯỞNG VỚI CÔNG TÁC 
 QUẢN LÝ, CHỈ ĐẠO TỔ CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG THCS
 I.Phần mở đầu
1.Lí do chọn đề tài :
 Người quản lí giáo dục nói chung và người hiệu trưởng trường THCS 
nói riêng là người lãnh đạo toàn diện, là người tổ chức các hoạt động giáo 
dục và dạy học nên đòi hỏi người Hiệu trưởng không những cần có tính tổ 
chức cao mà còn phải biết thực hiện việc tổ chức lao động hợp lý trong tập 
thể nhà trường nhất là việc tổ chức quản lý Tổ chuyên môn . Bởi trong hoạt 
động quản lý thì quản lý chuyên môn là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và 
được đặt lên hàng đầu. Trong công tác quản lý của Hiệu trưởng việc quản lý 
hoạt động Tổ chuyên môn là mắt xích đầu tiên trong chuỗi các mắt xích 
quản lí nhà trường của mình . Vì hoạt động chuyên môn của Tổ chuyên môn 
là một hoạt động chủ lực cho tất cả hoạt động giáo dục. Vai trò quản lý của 
tổ trưởng góp phần không ít vào việc nâng cao chất lượng giáo dục. 
 Mặt khác Tổ chuyên môn là một đơn vị trong trường học, nơi thực thi 
các nhiệm vụ,chính sách, các phương pháp đổi mới giáo dục, đồng thời cũng 
là nơi phản hồi một cách chính xác nhất tính hiệu tại đơn vị cơ sở. Vậy việc 
quản lý, chỉ đạo các hoạt động cuả Tổ chuyên môn trong trường THCS phải 
chú ý đến những mảng công việc nào? Đối tượng nào? Phương tiện gì? v..v..
 Thực tế ở huyện Krông Ana tỉnh Đắc Lắc trong những năm gần đây 
đã có những đổi mới nhất định về công tác quản lý chỉ đạo hoạt động chuyên 
môn của Phòng Giáo Dục và Đào tạo, song việc quản lí chỉ đạo của các Hiệu 
trưởng , phó hiệu trưởng đến Tổ chuyên môn ở các trường cũng còn nhiều 
vấn đề phải làm rõ . Mỗi hiệu trưởng có cách quản lý tổ chuyên môn khác 
nhau, hoạt động của tổ chuyên môn ở mỗi trường cũng khác nhau .
 Trong quá trình làm công tác quản lí của mình khi nghiên cứu cũng 
như quan sát thực tế, trao đổi cùng các đồng nghiệp tôi thấy công tác quản lí 
các Tổ chuyên môn có nhiều vấn đề cần nhìn nhận thấu đáo, cần trao đổi, 
cùng rút kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau để có sự điều chỉnh và nhằm mục 
đích giúp nhiệm vụ quản lý của hiệu trưởng trong các trường THCS ngày 
càng tốt hơn. Vì vậy tôi viết đề tài “ Hiệu trưởng với công tác quản lý, chỉ 
đạo Tổ chuyên môn ở trường THCS”. 
 Ở đây tên đề tài nghe có vẻ rất cổ điển nhưng nội dung bản thân muốn 
đề cập đến sự đổi mới quản lý của người Hiệu trưởng trong giai đoạn hiện 
nay.
 1
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Hoàng Thị Thanh – Hiệu trưởng – THCS Lê Văn Tám huyện Krông Ana –Đak Lak Đề tài : Hiệu trưởng với công tác quản lý chỉ đạo Tổ chuyên môn ở trường THCS
 -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
tiêu giáo dục. Việc quản lý, chỉ đạo Tổ chuyên môn trong trường học nói 
chung và ở trường THCS nói riêng đó là nhiệm vụ của người Hiệu trưởng. 
Về cơ sở pháp lý có Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của 
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành điều lệ Trường trung học cơ sở, 
trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học; Thông tư 
số 28 /2009/TT-BGDĐT ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ 
Giáo dục và Đào tạo ban hành Chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông 
cũng như một số văn bản hướng dẫn khác liên quan giúp người Hiệu trưởng 
thực thi nhiệm vụ .
 Nhiệm vụ của tổ chuyên môn được quy định tại điều 16 Điều lệ 
trường trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học, 
ban hành kèm theo thông tư số: 12/2011/TT-BGD ĐT ngày 28/3/2011 của 
Bộ trưởng bộ GD-ĐT. 
 Chức năng Tổ chuyên môn :Tổ chuyên môn giúp Hiệu trưởng điều 
 hành các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn liên quan đến dạy và học; 
 Tổ chuyên môn trực tiếp quản lý giáo viên trong tổ theo nhiệm vụ quy 
định. Tổ chuyên môn là đầu mối để Hiệu trưởng quản lý nhiều mặt, nhưng 
chủ yếu vẫn là hoạt động chuyên môn, tức là hoạt động dạy học trong 
trường.
 Nội dung quản lý hoạt động Tổ chuyên môn của Hiệu trưởng là công 
tác chỉ đạo việc bầu chọn người làm Tổ trưởng , xây dựng kế hoạch, tổ chức 
thực hiện chuyên môn của các tổ bộ môn, chỉ đạo hoạt động chuyên môn 
của giáo viên. Biện pháp quản lý hoạt động Tổ chuyên môn của hiệu trưởng: 
là những cách thức cụ thể của người Hiệu trưởng tiến hành để tác động đến 
đội ngũ giáo viên nhằm mục tiêu quản lý hoạt động chuyên môn của nhà 
trường đề ra. 
 Trong thực tế khi triển khai các thông tư, các hướng dẫn tại các 
trường học đều phải căn cứ vào tình hình thực tiễn để vận dụng sao cho phù 
hợp.
2.Thực trạng 
 a.Thuận lợi – khó khăn :
-Thuận lợi : Khi nói đến công tác quản lý,chỉ đạo Tổ chuyên môn trong 
trường học thì Hiệu trưởng đã có các thông tư, các văn bản của Nhà nước, 
của Ngành quy định như : Điều lệ trường học ; thông tư quy định định mức 
lao động ; thông tư về chuẩn hiệu trưởng, chuẩn giáo viên Mặt khác cũng 
 3
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Hoàng Thị Thanh – Hiệu trưởng – THCS Lê Văn Tám huyện Krông Ana –Đak Lak Đề tài : Hiệu trưởng với công tác quản lý chỉ đạo Tổ chuyên môn ở trường THCS
 -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thành công : Từ biện pháp quản lí chỉ đạo này đã giúp cho công tác quản lý 
của người Hiệu trưởng nhẹ nhành hơn, không khí làm việc trong trường 
thoải mái hơn, thân thiện, đồng bộ hơn, nhịp nhàng hơn . Tránh được sự 
chồng chéo dẫm chân lên nhau, lấn sân trong công việc, không còn tình 
trạng đùn đẩy trách nhiệm “ cha chung không ai khóc”.
Trong 3 năm học vừa qua trường tôi chỉ có 12 lớp với 26 giáo viên đứng lớp 
nhưng vẫn dạy đủ tất cả các môn học cho học sinh nên việc chia tổ chuyên 
môn cũng là điều rất trăn trở của ban lãnh đạo rồi chọn người làm tổ trưởng , 
tổ phó đến việc quản lý hoạt động tổ cũng là nỗi trăn trở của ban lãnh đạo! 
Thế nhưng nhờ vận dụng phương pháp đổi mới nên công việc quản lý của 
tôi cũng đỡ vất vả mà hoạt động của Tổ chuyên môn vẫn tiến triển nhịp 
nhàng , hiệu quả .
Hạn chế : Để đạt được sự thành công trong quản lí của mình bản thân người 
Hiệu trưởng phải đầu tư nhiều thời gian và trí tuệ vào việc đánh giá năng lực 
cụ thể của từng nhân viên của mình. Việc quản lý tổ chuyên môn ở mỗi một 
năm học cũng có những khác nhau và sự thay đổi nhân sự cũng ảnh hưởng 
lớn trong việc quản lý của hiệu trưởng. Vì thế việc vận dụng các giải pháp 
cũng phải thật linh hoạt mới đem lại kết quả như mong muốn .
 c.Mặt mạnh – mặt yếu 
Mặt mạnh: Nếu công tác tổ chức và sự phân công hợp lý lao động sẽ tạo 
điều kiện phát huy sáng kiến của người cán bộ nâng cao được tinh thần trách 
nhiệm về phần việc được giao.
Mặt yếu: Biện pháp này yêu cầu người Hiệu trưởng phải tìm hiểu và nắm 
chắc năng lực của từng đối tượng mình quản lý chứ không chỉ căn cứ vào 
bằng cấp. Phải thường xuyên kiểm tra kết quả lao động của các cá nhân Tổ 
trưởng cũng như từng bộ phận để kịp thời điều chỉnh nếu không hiệu quả 
đem lại không như mong muốn. Nếu khâu kiểm tra không đến nơi đến chốn 
thì dễ dẫn đến tính tự giác bị mai một và dần dần hiệu quả công việc sẽ kém 
 d. Các nguyên nhân và yếu tố tác động 
 Quản lý giáo dục là một loại hình quản lý hết sức khó khăn và phức tạp, 
vì đối tượng quản lý là con người với những đặc điểm tâm sinh lý, đặc điểm 
xã hội phong phú và đa dạng. Do đó để nâng cao hiệu quả quản lý trong nhà 
trường người Hiệu trưởng phải tổ chức phân công hợp lý,phân quyền hạn và 
trách nhiệm hết sức rõ ràng, cụ thể cho các Tổ trưởng và hướng dẫn họ thực 
hiện tốt chức năng của mình. 
 e.Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra 
 5
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Hoàng Thị Thanh – Hiệu trưởng – THCS Lê Văn Tám huyện Krông Ana –Đak Lak Đề tài : Hiệu trưởng với công tác quản lý chỉ đạo Tổ chuyên môn ở trường THCS
 -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Tổ chuyên môn là cầu nối giữa Hiệu trưởng và giáo viên trong tổ về 
thông tin 2 chiều nhằm mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng giáo dục. 
Hiệu trưởng có thông tin để đánh giá chính xác giáo viên, trình độ chuyên 
môn, nghiệp vụ của họ từ đó phân công giáo viên hợp lý, đạt hiệu quả tốt; 
chuyển tải cho giáo viên trong tổ các chỉ đạo chuyên môn của Hiệu trưởng 
và cơ quan quản lý cấp trên.
 Tổ chuyên môn là cơ sở tổ chức thực hiện chỉ đạo chuyên môn của 
Hiệu trưởng và cơ quan quản lý cấp trên về các hoạt động dạy học, giáo dục: 
Thực hiện kế hoạch, chương trình giáo dục, chuẩn kiến thức kĩ năng, đổi 
mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giáqua các hoạt động 
cụ thể như bồi dưỡng giáo viên, học sinh, dự giờ, thăm lớp
+Đối với công tác chủ nhiệm 
 Các thành viên trong Tổ chuyên môn cũng thực hiện công tác chủ 
nhiệm. Mối quan hệ này sẽ giúp giáo viên trao đổi chuyên môn và trao đổi 
về công tác quản lý học sinh, hiểu rõ hơn học sinh, từ đó góp phần vào công 
tác giáo dục toàn diện học sinh và như vậy sẽ giúp công tác giảng dạy đạt 
kết quả tốt hơn.
+ Đối với Chi bộ Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí 
Minh:Trong Tổ chuyên môn có các thành viên là đảng viên sẽ góp phần 
truyền đạt chủ trương, nghị quyết của Chi bộ Đảng đến Tổ chuyên môn kịp 
thời, chính xác . Các tổ viên là đảng viên sẽ gương mẫu, thúc đẩy các thành 
viên khác thực hiện nhiệm vụ tốt hơn. Tổ chuyên môn cũng hỗ trợ hoạt động 
của Công đoàn, Đoàn Thanh niên bằng cách truyền đạt các chủ trương của 
các đoàn thể này để phối hợp chặt chẽ và từ đó góp phần giáo dục toàn diện 
học sinh, thực hiện kế hoạch nhà trường và thực hiện được mục tiêu giáo 
dục đề ra.
 Tổ chuyên môn không thể hoạt động độc lập mà có quan hệ chặt chẽ 
với các Tổ chuyên môn khác, với Ban Giám hiệu nhà trường, với Công 
đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Các mối quan hệ trên nếu 
được thực hiện tốt, chặt chẽ, đồng bộ thì chắc chắn hoạt động của Tổ chuyên 
môn sẽ đạt hiệu quả tốt hơn.
Trong nội dung đề tài tôi xin đề cập đến các vấn đề : 
 - Việc chia tổ và bổ nhiệm tổ trưởng 
 - Xây dựng các quy định nội bộ và hướng dẫn các nội dung trong công 
 tác hành chính cho Tổ trưởng: Làm hồ sơ tổ, theo dõi các hoạt động của 
 tổ 
 7
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Hoàng Thị Thanh – Hiệu trưởng – THCS Lê Văn Tám huyện Krông Ana –Đak Lak Đề tài : Hiệu trưởng với công tác quản lý chỉ đạo Tổ chuyên môn ở trường THCS
 -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
những khó khăn có thể xảy ra để tìm ra phương án giải quyết. Hơn nữa, vì 
đặc thù quản lý các công việc chuyên môn, nên TTCM phải là người có 
năng lực chuyên môn vững vàng. Có khả năng nhận định đánh giá năng lực 
chuyên môn của tổ viên một cách chính xác nhất.
 Tổ trưởng chuyên môn phải là người nhiệt tình, tận tụy, sáng suốt 
(nói văn vẻ là có Tâm , có Tầm) 
 Người được giao trọng trách làm TTCM vừa phải là người có “tâm”, 
vừa phải là người có “tầm”. Có “tầm” ở chỗ, TTCM phải nhìn ra năng lực 
của tổ viên, phải có khả năng dùng người, phân công nhiệm vụ phù hợp, 
phát huy tối đa năng lực tiềm tàng và vai trò mỗi giáo viên trong tổ. Ví dụ, 
người có kiến thức chuyên sâu thì có thể giao các công việc bồi dưỡng đội 
tuyển học sinh giỏi trong khi người chỉ nắm vững kiến thức căn bản, khả 
năng truyền thụ tốt có thể giao cho mảng ôn thi tốt nghiệp. Những giáo viên 
nào ham mê sáng tạo, thực hành có thể giao cho công tác hướng dẫn khoa 
học kĩ thuật , hay có khả năng tìm kiếm thông tin, thuyết trình thì có thể phụ 
trách mảng hướng nghiệpCó thể nói, TTCM sẽ là chuyên gia tư vấn tin 
cậy nhất cho hiệu trưởng trong công tác dùng người. Tuy nhiên, TTCM rất 
cần là người có tâm, chỉ khi nào “tâm sáng, lòng trong”, xét công việc dựa 
trên năng lực thực sự, dựa trên tình cảm chân thành thì mới thu được thành 
công.
 Có khả năng kết nối, khích lệ, động viên anh em làm việc
 Có thể nói, TTCM là người anh cả, là người kết nối các thành viên 
trong tổ. TTCM là người theo sát từng hoàn cảnh anh chị em, có biện pháp 
giúp đỡ khi tổ viên gặp khó khăn. TTCM biết xây dựng môi trường thân 
thiện trong trường học, tạo sự đồng thuận nhất trí cao với các công việc 
trong tổ. Bên cạnh đó, TTCM cũng phải là người biết khơi gợi lòng đam mê 
giảng dạy, học tập, trau dồi kiến thức, là người biết truyền và giữ ngọn lửa 
nhiệt tình trong công tác trồng người tới tổ viên.
 Có khả năng tiên phong đi đầu trong công tác đổi mới giáo dục
 Trong điều kiện giáo dục hiện nay hoạt động sinh hoạt chuyên môn 
hầu hết ở các trường học hiện nay vẫn mang nặng yếu tố hình thức, các buổi 
giảng dạy dự giờ chủ yếu quan sát giáo viên rồi đưa ra nhận xét chứ chưa 
nhìn nhận một cách khách quan hiệu quả bài dạy. Bên cạnh đó, các buổi sinh 
hoạt tổ chuyên môn còn thụ động, chỉ đơn thuần triển khai các công việc của 
nhà trường giao, hoạt động sinh hoạt chuyên đề chưa thực sự được chú 
trọng. 
 9
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Hoàng Thị Thanh – Hiệu trưởng – THCS Lê Văn Tám huyện Krông Ana –Đak Lak

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_hieu_truong_voi_cong_tac_quan_ly_chi_d.doc