Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn cách viết đoạn văn nghị Luận văn học cho học sinh Lớp 9

pdf 30 trang sklop9 06/06/2024 960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn cách viết đoạn văn nghị Luận văn học cho học sinh Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn cách viết đoạn văn nghị Luận văn học cho học sinh Lớp 9

Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn cách viết đoạn văn nghị Luận văn học cho học sinh Lớp 9
 Hướng dẫn cách viết đoạn văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 9 
 MỤC LỤC 
PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................... 1 
 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................ 1 
 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ...................................................................... 2 
 III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .................................................................. 2 
 IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................ 2 
 IV. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU ............................................ 2 
PHẦN THỨ HAI: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN 
ĐỀ...................................................................................................................... 3 
 I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN CHÚ Ý KHI RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT 
 ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 9 .................. 3 
 1. Khái niệm đoạn văn .................................................................................... 3 
 2. Kết cấu của đoạn văn .................................................................................. 3 
 2.1. Câu chủ đề của đoạn văn: .................... Error! Bookmark not defined. 
 2.2. Cách trình bày nội dung đoạn văn: Để trình bày nội dung một đoạn 
 văn, người viết cần phải sử dụng các phương pháp lập luận. ................. 4 
 2.3. Liên kết câu trong đoạn văn: ................................................................ 4 
 II. THỰC TRẠNG HỌC TẬP MÔN NGỮ VĂN CỦA HỌC SINH LỚP 9 
 QUA KHẢO SÁT ĐIỀU TRA ....................................................................... 6 
 III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI ......................................................... 7 
 1. Giải pháp 1: Củng cố kiến thức về đoạn văn cho học sinh .......................... 7 
 1.1. Khái niệm: ........................................................................................... 7 
 1.2. Các cách trình bày nội dung trong đoạn văn thường sử dụng ............... 7 
 2. Giải pháp 2: Hướng dẫn học sinh cách viết đoạn văn ................................. 8 
 3. Giải pháp 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập qua các dạng bài tập ............. 12 
 3.1. Dạng bài tập nhận biết: ...................................................................... 12 
 3.2. Dạng bài tập thông hiểu và vận dụng ................................................. 15 
 3.2.1. Viết câu chủ đề cho đoạn văn...................................................... 15 
 3.2.2. Viết đoạn văn dựa vào câu chủ đề cho sẵn .................................. 18 
 3.2.3. Viết đoạn văn không cho sẵn câu chủ đề ..................................... 20 
 3.2.4. Viết đoạn văn, với yêu cầu cụ thể về hình thức, kèm theo các yêu 
 cầu về liên kết câu, ngữ pháp ................................................................ 22 
 IV. KẾT QUẢ .............................................................................................. 24 
 1/ Đối với học sinh: .................................................................................. 24 
 2/ Đối với giáo viên: ................................................................................. 25 
PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................... 26 
 1. Kết luận .................................................................................................... 26 
 2. Đề xuất và khuyến nghị ............................................................................ 26 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 Hướng dẫn cách viết đoạn văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 9 
Do đó, nếu học sinh không thuần thục kĩ năng viết đoạn văn thì rất dễ bị mất 
điểm những phần câu hỏi này và từ đó kéo theo điểm số toàn bài không cao. 
 Trong quá trình giảng dạy môn Ngữ văn nói chung, môn Ngữ văn lớp 9 nói 
riêng, tuy giáo viên đã giúp học sinh nắm các yêu cầu về đoạn văn, cách làm bài 
nghị luận ở từng kiểu bài, nhưng kĩ năng viết đoạn, viết bài nghị luận của học 
sinh chưa thật thành thạo. Các em còn lúng túng, hành văn chưa mạch lạc, chặt 
chẽ, cá biệt có một số em còn chưa có kĩ năng viết đoạn văn dẫn đến bài làm của 
các em thường sơ sài, chung chung, lan man, vừa thừa, vừa thiếu, có khi xa đề, 
lạc đề. Có bài chỉ viết được 7 đến 8 dòng là hết, có nhiều em không biết xây 
dựng luận điểmThực trạng ấy làm cho nhiều giáo viên phải trăn trở, suy nghĩ. 
 Với mong muốn khắc phục tình trạng trên, nâng cao chất lượng dạy và học 
văn nói chung, rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản nói riêng cho học sinh, vì vậy 
tôi đã thực hiện đề tài “Hướng dãn cách viết đoạn văn nghị luận văn học cho 
học sinh lớp 9”. 
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 
 Đề tài này nhằm góp phần củng cố kiến thức về đoạn văn và rèn kĩ năng 
tạo lập văn bản, nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn cấp THCS nói 
chung và lớp 9 nói riêng, nâng cao kết quả thi vào lớp 10 THPT. 
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 
 - Chương trình Ngữ văn lớp 9 
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
 - Nghiên cứu những tài liệu có liên quan đến đoạn văn, cách lập luận, trình 
bày nội dung đoạn văn. 
 - Điều tra khảo sát năm bắt tình hình thực tế. 
 - Tiến hành thực nghiệm trong các tiết dạy. 
IV. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU 
 1. Phạm vi nghiên cứu: năm học 2015-2016 
 2. Kế hoạch nghiên cứu: Bắt đầu từ chương trình Ngữ văn 9 đầu học kì 
 I đến kết thúc năm học. 
 2/26 
 Hướng dẫn cách viết đoạn văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 9 
mở đoạn. Vì thế, câu kết đoạn thường biểu lộ sự đánh giá, tỏ thái độ, tình cảm của 
người viết với chủ đề đó. 
 3. Cách trình bày nội dung đoạn văn: Để trình bày nội dung một đoạn 
văn, người viết cần phải sử dụng các phương pháp lập luận. 
 Lập luận là cách trình bày và sắp xếp các luận cứ dẫn đến luận điểm. Lập 
luận phải chặt chẽ hợp lí thì đoạn văn, bài văn mới có sức thuyết phục. 
 Trong văn bản, nhất là văn nghị luận, ta thường gặp những đoạn văn có 
kết cấu (cách lập luận) phổ biến: diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp... bên cạnh 
đó là cách lập luận suy luận nhân quả, suy luận tương đồng, suy luận tương phản, 
đòn bẩy, nêu giả thiết 
 - Đoạn diễn dịch là cách trình bày ý đi từ khái quát đến cụ thể. Câu chủ 
đề mang ý nghĩa khái quát đứng ở đầu đoạn, các câu còn lại triển khai những nội 
dung chi tiết, cụ thể ý của chủ đề đó. 
 - Đoạn quy nạp là cách trình bày ý ngược lại với diễn dịch, đi từ các ý chi 
tiết, cụ thể đến ý khái quát. Câu chủ đề nằm ở cuối đoạn. Các câu trên được trình 
bày bằng thao tác minh họa, lập luận, cảm nhận và rút ra nhận xét, đánh giá chung. 
 - Đoạn tổng - phân - hợp là sự phối hợp diễn dịch với quy nạp. Câu mở 
đoạn nêu ý khái quát bậc một, các câu tiếp theo khai triển ý khái quát, câu kết đoạn 
là ý khái quát bậc hai mang tính chất nâng cao, mở rộng. Những câu khai triển 
được thực hiện bằng thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, nhận xét 
hoặc nêu cảm tưởng, để từ đó đề xuất nhận định đối với chủ đề, tổng hợp lại, 
khẳng định thêm giá trị của vấn đề. Khi viết đoạn văn tổng - phân - hợp, cần biết 
cách khái quát, nâng cao để tránh sự trùng lặp của hai câu chốt trong đoạn. 
 4. Liên kết câu trong đoạn văn: 
 Nói đến liên kết là nói đến mối quan hệ về ý nghĩa các đơn vị ngôn ngữ. 
 Ở đây chỉ đề cập đến liên kết giữa các câu (các phát ngôn) trong một đoạn văn. 
 Muốn làm nổi bật chủ đề của đoạn văn thì các câu trong đoạn văn phải có 
 mối quan hệ chặt chẽ với nhau về ý nghĩa, tức là phải có liên kết về nội dung. 
 Nhưng để tạo ra liên kết nội dung (mối quan hệ về ý nghĩa) thì cần có những từ 
 ngữ thực hiện. Những từ ngữ ấy được gọi là phương tiện liên kết (liên kết hình 
 thức). 
 a/ Liên kết nội dung: Liên kết nội dung giữa các câu trong đoạn văn 
 được chia làm hai loại: liên kết chủ đề và liên kết lô-gic. 
 Liên kết chủ đề: 
 Liên kết chủ đề đòi hỏi các câu phải phục vụ cho chủ đề chung của đoạn 
văn. Sự liên kết nội dung đó thể hiện ở: mỗi câu trong văn bản đều có quan hệ ý 
nghĩa với câu khác, tức là ý câu trước có khả năng gợi mở ra ý câu sau, ý câu 
 4/26 
 Hướng dẫn cách viết đoạn văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 9 
 + Lặp từ vựng: 
 Ví dụ: Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác vừa là sợi 
 dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng. Nghệ sĩ giới 
 thiệu với chúng ta một cảm giác, tình tự, một tư tưởng bằng cách làm sống 
 hiển hiện ngay lên trong tâm hồn chúng ta cảm giác, tình tự, tư tưởng ấy. Nghệ 
 thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong 
 lòng chúng ta, khiến chúng ta phải tự bước lên đường ấy. 
 (Nguyễn Đình Thi) 
 + Lặp cấu trúc ngữ pháp: 
 Ví dụ: Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu! 
 (Thép Mới) 
 Bên cạnh các phép liên kết đã trình bày ở trên, các phép liên kết như: 
phép liên tưởng, phép dùng từ đồng nghĩa, trái nghĩa cũng được sử dụng để tạo 
ra sự liên kết trong đoạn văn (văn bản) 
 II. THỰC TRẠNG HỌC TẬP MÔN NGỮ VĂN CỦA HỌC SINH LỚP 9 
QUA KHẢO SÁT ĐIỀU TRA 
 Đầu năm học 2016 - 2017, bài kiểm tra chất lượng đầu năm môn Ngữ 
văn 9 ở lớp 9A2 có kết quả cụ thể như sau: 
 KẾT QUẢ XẾP LOẠI 
 Tổng số 
 Khối lớp Giỏi Khá Trung bình Yếu 
 học sinh 
 TS % TS % TS % TS % 
 9A2 40 02 5 22 55 10 25 6 15 
 Đề kiểm tra đã bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng và một trong những kĩ 
năng học sinh cần phải có là kĩ năng viết đoạn văn nghị luận. Qua kết quả khảo 
sát, có thể nhận thấy số học sinh có kĩ năng viết đoạn chưa tốt còn nhiều, số học 
sinh có kĩ năng viết đoạn thành thạo còn ít. Trên bài làm của học sinh, hầu hết 
các em thể hiện việc nắm khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề trong 
đoạn văn, cách trình bày đoạn văn còn lơ mơ. 
 Các em không biết trình bày đoạn văn đảm bảo sự liên kết chặt chẽ về nội 
dung cũng như hình thức. Nhiều bài viết lủng củng sơ sài, lập luận không mạch lạc 
chặt chẽ. Các ý lộn xộn, không có lớp có lang, ý lớn ý nhỏ không theo trình tự hợp 
lí. Đầu đoạn văn không viết hoa lùi đầu dòng, các dòng khác ngắt dòng tuỳ tiện. 
 6/26 
 Hướng dẫn cách viết đoạn văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 9 
 Câu n: Câu chủ đề, đứng cuối đoạn văn. 
 Câu 1, 2, 3, 4, là những câu mang ý cụ thể có tác dụng hướng tới làm 
nổi bật ý ở câu chủ đề 
 - Cách tổng hợp - phân tích – tổng hợp (tổng – phân – hợp): là sự phối 
hợp diễn dịch với quy nạp. Câu mở đoạn nêu ý khái quát bậc một, các câu tiếp 
theo khai triển ý khái quát, câu kết đoạn là ý khái quát bậc hai mang tính chất 
nâng cao, mở rộng. 
 Mô hình trình bày đoạn tổng – phân – hợp: 
 1 
 2 3 4 
 1’ 
 Câu 1: Câu chủ đề đứng ở đầu đoạn văn. 
 Câu 2, 3, 4: Câu mang ý chi tiết. 
 Câu 1’: Câu mang ý tổng hợp, khái quát (không được trùng lặp ý với câu 
chủ đề), đứng ở cuối đoạn văn. 
 2. Giải pháp 2: Hướng dẫn học sinh thực hành viết đoạn văn 
 Bước 1: Xác định yêu cầu của đề 
 Căn cứ vào yêu cầu của đề bài, xác định rõ nội dung cần trình bày trong 
đoạn là gì? Nội dung đó được trình bày theo cách nào, có yêu cầu nào khác về 
hình thức, ngữ pháp. Nếu là đoạn văn nghị luận về tác phẩm thơ thì cần phải 
trình bày sự cảm thụ, nhận xét, đánh giá của mình về cái hay, cái đẹp của bài thơ 
đó thông qua phân tích ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu. Nếu là đoạn văn nghị luận 
về tác phẩm truyện thì cần phải đọc kĩ xem đề yêu cầu bàn về nhân vật, bàn về 
nội dung hoặc bàn về nghệ thuật của truyện. 
 - Ví dụ: Đề 1: Viết một đoạn văn ngắn để nêu lên suy nghĩ của em về những 
điều người cha nói với con qua khổ thơ sau: 
 “Người đồng mình thô sơ da thịt 
 Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con 
 Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương 
 Còn quê hương thì làm phong tục.” 
 (Nói với con – Y Phương) 
Trong đoạn có sử dụng lời dẫn trực tiếp và phép lặp (gạch chân và có chú thích) 
* Yêu cầu của đề: 
 - Nội dung: nêu lên suy nghĩ của em về những điều người cha nói với con 
qua khổ thơ... 
 8/26 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_cach_viet_doan_van_nghi_luan.pdf