Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh cách làm bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ Lớp 9 THCS

doc 16 trang sklop9 06/06/2024 950
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh cách làm bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ Lớp 9 THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh cách làm bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ Lớp 9 THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh cách làm bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ Lớp 9 THCS
 1. PHẦN MỞ ĐẦU
 1.1. Lí do chọn đề tài
 Văn học vốn rất gần gũi với cuộc sống, mà cuộc sống bao giờ cũng bề bộn 
và vô cùng phong phú. Mỗi tác phẩm văn chương là một mảng cuộc sống đã được 
nhà văn chọn lọc phản ánh. Vì vậy môn văn trong nhà trường có một vị trí rất quan 
trọng: Nó là vũ khí thanh tao đắc lực có tác dụng sâu sắc đến tâm hồn tình cảm của 
con người, nó bồi đắp cho con người trở nên trong sáng, phong phú và sâu sắc hơn. 
M.Goóc-ki nói: “Văn học giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm 
tin vào bản thân mình và làm nảy nở con người khát vọng hướng tới chân lý”. 
 Dạy Văn nói chung, dạy phân môn Tập làm văn kiểu bài nghị luận về tác 
phẩm văn học (phần thơ) nói riêng ở khối lớp 9 trong trường Trung học cơ sở là 
dạy cho các em học sinh lứa tuổi 14, 15 - lứa tuổi hồn nhiên, trong sáng, năng 
động và nhạy cảm biết tìm tòi, khám phá ra thế giới văn chương nghệ thuật. Làm 
thế nào để giáo viên giúp học sinh đồng cảm với những giá trị tư tưởng nhân văn 
cần đạt tới trong mỗi tác phẩm tìm ra cái hay, cái đẹp trong các tác phẩm để biết 
cách làm bài. 
 Hiện nay, học sinh khi làm tập làm văn, đa số các em thường không tìm hiểu 
kĩ đề bài và tìm ý trước khi bắt tay vào làm bài viết của mình nên thường lệch lạc 
kiểu bài, nhầm lẫn các dạng đề. Đề bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ thường có 
các dạng đề mệnh lệnh và “mở”. Các mệnh lệnh thường gặp là “suy nghĩ” “cảm 
nhận của em”, “phân tích” về đoạn thơ, bài thơ...
 Trong quá trình giảng dạy môn ngữ văn lớp 9, học sinh mới chỉ nắm vững 
các yêu cầu, cách làm bài nghị luận đoạn thơ, bài thơ trên lý thuyết, nhưng khi bắt 
tay vào làm bài, viết bài nghị luận đoạn thơ, bài thơ thì các em chưa thật thành 
thạo, còn lúng túng, hành văn chưa mạch lạc, bố cục chưa rõ ràng, nhất là đối với 
đối tượng học sinh từ trung bình trở xuống. Vì vậy, cần phải chú trọng giúp học 
sinh và định hướng cách làm bài cho học sinh, giúp học sinh biết cách làm bài, 
nhằm từng bước nâng cao chất lượng của bài viết và hiệu quả của việc giáo dục, 
đáp ứng yêu cầu của mục tiêu giáo dục hiện nay. 
 Xuất phát từ tình hình trên và thấy rõ tầm quan trọng của việc rèn cho học 
sinh làm kiểu bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ trong dạy học ngữ văn là rất 
 1 2. PHẦN NỘI DUNG
 2.1. Thực trạng vấn đề
 Trong những năm gần đây, học sinh nói chung và học sinh khối lớp 9 nói 
riêng viết bài tập làm văn kiểu bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ thường khô 
cứng, sáo rỗng, lúng túng và máy móc. Các em không biết viết văn như thế nào 
cho đúng cho hay. Đúc kết những giá trị văn học thành những công thức rồi dựa 
vào đó mà suy diễn trong mọi trường hợp làm tác phẩm mất đi ý nghĩa cụ thể 
đích thực của nó. Chính vì vậy để tìm ra biện pháp, cách tổ chức hướng dẫn các 
em trong giờ Tập làm văn “biết làm văn” nghị luận về đoạn thơ, bài thơ, quả là 
một vấn đề! Tôi tin rằng đó không chỉ là băn khoăn trăn trở của riêng bản thân 
mình mà là của tất cả những ai yêu Văn và tâm huyết với nghề dạy Văn. 
 2.1.1. Đối với giáo viên 
 Không ít thầy cô còn e ngại khi dạy phân môn Tập làm văn. Bởi dạy phân 
môn Tập làm văn nhất là kiểu bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ, giáo viên phải 
tìm tòi nghiên cứu kĩ về tác phẩm thơ, phải thực sự nhập tâm vào thi phẩm để chỉ 
ra cái hay cái đẹp trong đoạn thơ, phát hiện những biện pháp nghệ thuật được sử 
dụng trong bài, phải vận dụng, tổng hợp nhiều kiến thức kể cả vốn sống, vốn tư 
tưởng tình cảm thể hiện sự rung động với tác giả. Do đó, trong quá trình giảng 
dạy, tôi luôn trân trọng, đánh giá cao những bài làm có nét riêng, thể hiện được 
những cảm xúc chân thật, những nhận xét, phân tích tinh khôi, sáng tạo của các 
em đối với một đoạn thơ, bài thơ, một vấn đề hay một khía cạnh của vấn đề thể 
hiện trong bài làm của các em. 
 2.1.2. Đối với giáo viên học sinh
 Theo kết quả thăm dò bằng phiếu điều tra như sau: 
 Tổng số học sinh khối 9: 112 em
 Học sinh thích học Học sinh không thích học
 SL % SL %
 33 29.5 79 70.5
 Phần lớn các em gặp dạng đề nghị luận về đoạn thơ, bài thơ thì các em diễn 
nôm bài thơ mà chưa phân tích, bình luận sâu sắc về các tín hiệu nghệ thuật ngôn 
từ.
 3 VD 2: Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu. Cuộc kháng chiến chống Pháp 
gian khổ, ác liệt, thiếu thốn nhưng tình đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn tinh 
thần chiến đấu lạc quan, lãng mạn vẫn luôn được thể hiện ở những người lính cụ 
Hồ. 
 - Nếu là bài văn nghị luận về một đoạn thơ, một khổ thơ, người viết cần phải 
đặt đoạn thơ, khổ thơ đó trong mối quan hệ với toàn bài để định hướng đánh giá, 
nhận xét.
 * Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần chú ý phân tích, bình luận các 
yếu tố:
 - Ngôn từ: 
 Lựa chọn những từ ngữ có giá trị biểu cảm cao trong tác phẩm. 
 VD: Từ “Con”, “thăm”, “Bác” trong câu thơ “Con ở miền Nam ra thăm lăng 
Bác” (Viếng lăng Bác - Viễn Phương).
 VD: Từ “Mọc”, “hứng” trong khổ đầu của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của 
Thanh Hải
 - Hình ảnh:
 VD: Hình ảnh "đám mây mùa hạ" trong “Sang thu” (Hữu Thỉnh) hoặc hình 
ảnh “Vầng trăng, trời xanh” trong bài “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương. 
 - Nhịp thơ: 
 VD: Bài thơ “Viếng lăng Bác” có nhịp thơ đều thể hiện tình cảm tha thiết, 
thành kính của tác giả đối với Bác
 Hay: Bài thơ “Nói với con” của Y Phương thì nhịp thơ chậm, ngắn 2/3 hoặc 
3/2/2 để thể hiện lời thủ thỉ tâm sự của người cha nói với con cụ thể:
 “ Chân phải / bước tới cha...
 Người đồng mình / thương lắm / con ơi”.
 - Mạch cảm xúc: 
 VD: Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải có mạch cảm xúc đặc biệt 
từ cảm xúc mùa xuân của thiên nhiên, đất nước mà phát triển dâng trào tới cảm 
xúc khao khát được dâng hiến cho đời .
 - Các biện pháp tu từ: 
 5 có lệnh như đề 6. Chẳng hạn từ phân tích chỉ định về phương pháp, từ cảm nhận 
lưu ý đến ấn tượng, cảm thụ người viết, từ suy nghĩ nhấn mạnh tới nhận định, 
phân tích của người làm bài. Trường hợp không có lệnh thì các em phải bày tỏ ý 
kiến của mình về vấn đề đươc nêu ra trong đề bài. Sự khác biệt trên chỉ ở sắc thái 
chứ không phải là khác về kiểu bài.
 * Tìm ý:
 Nghị luận về đoạn thơ, bài thơ phải tìm hiểu nhà thơ, cuộc đời sự nghiệp, 
phong cách sáng tác, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, đặc biệt phải bám sát bố cục 
của bài để tìm luận điểm. Và tìm ý bằng các câu hỏi chẳng hạn như:
 Bài thơ được viết trong hoàn cảnh như thế nào? Tác giả sử dụng các từ ngữ 
đặc sắc nào? Các từ ngữ ấy diễn tả gì? Thể hiện tâm trạng tác giả ra sao? Tác giả 
dùng các hình ảnh nào đẹp, đặc sắc? Cảnh như thế nào? Tình như thế nào? Cảnh 
và tình bộc lộ tâm trạng gì? Tác giả sử dụng những biện pháp tu từ nào? Biện 
pháp ấy bộc lộ nội dung gì? Giọng điệu, nhịp, thanh, vần của bài thơ có gì đặc 
biệt? Điểm đặc biệt ấy thể hiện điều gì? Có tứ thơ nào mới lạ, đặc sắc trong 
bài? Giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ? Tác dụng của bài thơ?
 Bước 2: Lập dàn bài
 Đây là bước mà học sinh coi là khó nhất khi làm bài. Và các em cũng hay bỏ 
qua để thực hiện bước viết bài. Tại sao vậy? Vấn đề này cũng dễ lí giải: 
 Thứ nhất, các em có một tâm lí sợ mất nhiều thời gian khi làm bài. 
 Thứ hai, không có thói quen, chưa tập thành nếp lập dàn bài trước khi viết 
bài hoàn chỉnh. 
 Thứ ba, không thuộc thơ cho nên cũng không thể lập được dàn bài. 
 Thứ tư, do thói quen chủ quan của một số em. Như vậy, dẫn đến hậu quả hệ 
thống luận điểm sắp xếp không theo trật tự lô gic, các ý lộn xộn, hoặc bỏ ý, bỏ 
luận điểm trong bài bài viết. 
 Vậy bước này, giáo viên cần phải làm gì để giúp các em tránh khỏi những 
tồn tại trên? Đối với bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ, khi tìm ý giáo viên 
yêu cầu học sinh phải biết đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi làm sao cho phù hợp với 
từng đề bài cụ thể. Chẳng hạn, với dạng đề có chỉ định và dạng đề không có chỉ 
 7 * Sau đó giáo viên tổ chức cho các em tìm luận điểm, luận cứ trong phần 
thân bài. Mỗi bài thơ lại có nhiều cách trình bày luận điểm. Tùy từng yêu cầu của 
đề bài mà giáo viên gợi cho học sinh tìm luận điểm. Khi tìm luận điểm phải 
hướng dẫn các em tìm ý bằng cách đặt câu hỏi:
 Thân bài:
 Thứ nhất, dựa vào vấn đề đã nêu nội dung hoặc nghệ thuật đặc sắc của bài 
thơ, hoặc nhan đề ở phần mở bài mà các em đã tìm ý được để triển khai luận 
điểm. 
 Thứ hai, nếu vấn đề nghị luận là phân tích nội dung cả bài thơ thì giáo viên 
cho học sinh dựa vào bố cục bài thơ để tìm ý lớn. Vậy bố cục của bài thơ gồm 
mấy phần? Hãy nêu nội dung khái quát của từng phần? Khi tìm ra nội dung khái 
quát từng bài có nghĩa là các em đã tìm ra các luận điểm. Có trường hợp bài thơ 
có dấu ấn đặc biệt thì giáo viên phải cho học sinh phân tích và bình luận để thấy 
được nét phong cách độc đáo của nhà thơ.
 - Luận điểm 1: Cảm xúc ngợi ca của tác giả trước cảnh vật bên ngoài lăng 
 (khổ 1)
 + Luận cứ 1: Câu thơ thứ nhất “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” chứa 
đậm chất tự sự, nó như một lời kể, lời thông báo với Bác. Tác giả xưng hô “con” 
với “Bác” diễn tả tình cảm của nhân dân với lãnh tụ gần gũi, thân mật như con 
với cha. Từ “thăm” làm giảm đi nỗi đau mất mát vô cùng to lớn trước sự ra đi của 
Người.)
 + Luận cứ 2: Hình ảnh tả thực hàng tre “Đã thấy trong sương hàng tre bát 
ngát” trong sương sớm, mờ ảo, lung linh trước lăng Bác, một hình ảnh quen 
thuộc nơi làng quê về đây hội tụ.
 + Luận cứ 3: Hình ảnh ẩn dụ “Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam - Bão táp 
mưa sa đứng thẳng hàng” tượng trưng cho sức sống bền bỉ, kiên cưỡng, bất khuất 
của dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước, giữ nước.
 - Luận điểm 2: Cảm xúc của tác giả trước dòng người vào lăng viếng Bác 
(khổ thơ thứ 2)
 - Luận điểm 3: Cảm xúc đau xót nghẹn ngào khi tác giả đứng trong lăng 
viếng Bác (khổ thơ thứ 3)
 9 Ví dụ 1: Mở bài bằng cách giới thiệu tác giả tác phẩm
 Thanh Hải tên thật là Phạm Bá Ngoãn, ông sinh năm 1930 mất năm 1980 ở 
huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, là người có công đầu trong việc xây 
dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam. Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” ra đời 
vào tháng 11 năm 1980 khi ông đang nằm trên giường bệnh. Tác phẩm đã thể 
hiện niềm yêu mến thiết tha cuộc sống, đất nước và ước nguyện làm một mùa 
xuân nho nhỏ dâng hiến cho đời.
 Ví dụ 2: Giới thiệu tác phẩm trước tác giả sau
 Cứ nhắc đến Mùa xuân nho nhỏ là người ta nhớ ngay đến nhà thơ Thanh 
Hải. Bài thơ chính là tiếng lòng là tâm nguyện thiết tha của tác giả trước khi trở 
về với cát bụi. Bằng âm hưởng dịu dàng sâu lắng bài thơ không chỉ là sức sống 
của mùa xuân thiên nhiên đất nước mà còn là ước nguyện được làm một mùa 
xuân nho nhỏ hoà vào mùa xuân lớn của dân tộc. 
 Ví dụ 3: Giới thiệu tác giả tác phẩm theo cách sáng tạo của riêng mình, 
cách này ngắn gọn, xúc cảm và sáng ý.
 Khi nhắc đến nhà thơ Thanh Hải người ta nghĩ ngay đến bài thơ “Mùa xuân 
nho nhỏ” - tác phẩm cuối cùng và đặc sắc nhất của ông. Mùa xuân nho nhỏ là 
nhan đề bài thơ hay tiếng lòng tha thiết ước nguyện chân thành của Thanh Hải khi 
biết mình sắp phải lìa xa cuộc sống mến thương. 
 * Cách gián tiếp
 Ví dụ 1: Từ cảm xúc bồi hồi rạo rực của con người trước thiên nhiên
 Rạo rực trước mùa xuân của thiên nhiên đất nước, tâm hồn người thi sĩ cũng 
xốn xang lắng đọng bởi những cảm xúc thiết tha ngọt ngào, khát vọng được dâng 
hiến được hoà nhập - đó là ước nguyện chân thành mà sâu sắc của nhà thơ Thanh 
Hải qua “Mùa xuân nho nhỏ” giản dị khiêm nhường.
 Ví dụ 2: Liên tưởng từ cách gợi trong một bài hát cùng tên
 “Mùa xuân - ta xin hát
 Câu nam ai nam bình
 Nước non ngàn dặm mình
 Nước non ngàn dặm tình...”
 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_cach_lam_bai_van_ng.doc