Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh giải bài tập áp dụng định luật Ôm cho các đoạn mạch của Vật lý Lớp 9
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh giải bài tập áp dụng định luật Ôm cho các đoạn mạch của Vật lý Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh giải bài tập áp dụng định luật Ôm cho các đoạn mạch của Vật lý Lớp 9
I. Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài: Xuất phát từ thực tế giảng dạy, các bài tập áp dụng định luật Ôm cho các đoạn mạch trong Vật lý 9 đều rất phong phú và đa dạng. Mỗi bài là 1 dạng khác nhau, tuy nhiên trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy rằng học sinh đa số yếu về kỹ năng phân tích đề cũng như cách phân biệt các loại mạch điện để có hướng sử dụng kiến thức để vào giải bài tập đó. Ngoài ra việc số tiết bài tập được bố trí trong chương còn ít nên rất hạn chế về mặt thời gian để dạy cho học sinh trên lớp. Nếu giải được bài tập sẽ giúp học sinh khắc sâu hơn kiến thức đã học và đặc biệt là biết vận dụng kiến thức vật lý để giải quyết những nhiệm vụ của học tập và giải thích được những hiện tượng vật lý có liên quan đến cuộc sống. Khi giải bài tập vật lý học sinh phải vận dụng các thao tác tư duy, so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá...Để xác định bản chất vật lý của từng bài tập, từ đó mới chọn lựa các công thức sao cho phù hợp với từng bài tập. Vì thế, việc hướng dẫn học sinh để giải bài tập vật lý cho học sinh là việc rất cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả của đào tạo. Xuất phát từ quan điểm trên nên tôi đã chọn đề tài nghiên cứu là: “Hướng dẫn học sinh giải bài tập áp dụng định luật Ôm cho các đoạn mạch của vật lý lớp 9”. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài - Học sinh có kĩ năng phân tích đề, nắm được yêu cầu của đề. - Tránh các lỗi sai thường gặp khi giải mạch điện. - Phân biệt các loại mạch điện, cách mắc mạch điện và cách giải các dạng bài của định luật Ôm cho các đoạn mạch trong vật lý 9. 3. Đối tượng nghiên cứu - Kĩ năng nhận biết, phân tích bài tập định luật Ôm cho các đoạn mạch của vật lý 9. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Các dạng bài tập định luật Ôm cho các đoạn mạch của vật lý 9. tìm ra hướng giải quyết bài tập phần này. 2. Thực trạng Trong quá trình quan sát học sinh giải bài tập, tôi nhận thấy rằng có rất nhiều em vẫn chưa nắm được những đại lượng thường xuyên có mặt trong bài tập về định luật Ôm, như các đại lượng: I, U, R. Nhiều em không nhớ rõ tên cũng như đơn vị của những đại lượng này nên các em hay tóm tắt sai bài toán dẫn đến bài giải của các em cũng sai theo. Ngoài ra do chưa nắm vững các công thức cho từng đoạn mạch cụ thể (như đoạn mạch nối tiếp và đoạn mạch song song) và chưa phân biệt được mạch điện như thế nào được gọi là mạch điện nối tiếp? cũng như mạch điện như thế nào gọi là mạch điện song song? nên dẫn đến tình trạng các em thường xuyên giải sai đối với các dạng mạch nối tiếp và song song. Bên cạnh đó khả năng phân tích đề của các em còn yếu. Do đó cần nâng cao khả năng tư duy, phân tích và nắm được yêu cầu đề để chất lượng trong việc giải bài tập tốt hơn. 2.1. Thuận lợi - Khó khăn a. Thuận lợi - Ngoài sách giáo khoa ra thì học sinh còn có sách bài tập giúp cho các em có điều kiện hệ thống các kiến thức và cũng như để khắc sâu các bước giải bài tập. Bên cạnh đó việc được tiếp cận công nghệ thông tin sớm nên học sinh cũng dễ dàng tìm tòi được các cách làm, các dạng mạch điện cũng như hướng đi giải quyết một bài toán thông qua Internet dễ dàng hơn, giúp các em tự học hiệu quả. - Tất cả học sinh có thể làm được khi được hướng dẫn. b. Khó khăn: - Học sinh thường nhằm lẫn công thức giữa hai đoạn mạch mắc nối tiếp và mắc song song là do chưa xác định rõ cách mắc mạch điện. - Học sinh đọc đề không kĩ, phân tích mạch điện chưa chính xác, chưa biết cách đổi, chưa nắm được yêu cầu của đề nên dẫn đến việc giải bài tập bị sai. 2.2. Thành công – Hạn chế a. Thành công: - Học sinh nâng cao khả năng phân tích mạch điện, nhận dạng được các loại mạch năng phân tích đề còn yếu là nguyên nhân dẫn đến các em giải sai bài tập. Do đó ở đề tài này tôi sẽ chỉ ra những chỗ các em thường hay giải sai, những chỗ mà các em còn thường hay vấp để từ đó các em nhận ra được mà sửa chữa. Việc này đòi hỏi các em phải có sự cố gắng, kiên trì. Vì chỉ khi các em biết mình sai ở chỗ nào thì các em mới tự sửa sai cho mình được. Ngoài ra trong đề tài này tôi cũng sẽ hướng cho học sinh cách phân tích 1 bài toán, để khi giải bài toán các em sẽ không bị sai sót, thiếu các dữ kiện cũng như biết cách sử dụng các công thức phù hợp với dữ kiện đã cho để làm đúng yêu cầu của bài. Do đó, học sinh cần được nâng cao kĩ năng phân tích đề và cách phân loại các mạch điện để có thể giải bài tập. 3. Giải pháp, biện pháp: 3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp: a. Mục tiêu của giải pháp: - Học sinh nhận biết được các dạng mạch điện, nắm được yêu cầu của đề và giải được các bài tập về định luật Ôm cho các đoạn mạch trong vật lý 9. - Phát triển khả năng tư duy, phát huy được năng lực các em ở mức cao hơn. - Phát huy tính tự giác, độc lập của học sinh trong việc giải bài tập. b. Biện pháp: - Giáo viên lựa chọn các dạng bài tập phù hợp với năng lực học sinh, củng cố lại kiến thức, hướng dẫn học sinh cách làm bài tập. - Giao nhiệm vụ cho từng cá nhân, nhóm, tổ nhiệm vụ cần thực hiện và thời gian hoàn thành bài tập đó. - Kiểm tra, đánh giá chất lượng và kỹ năng giải bài tập của học sinh. 3.2. Nội dung, cách thực hiện các giải pháp, biện pháp Để giúp học sinh tự khám phá và lĩnh hội kiến thức, đặc biệt là giúp cho học sinh - U là hiệu điện thế, đơn vị là Vôn (V). - R là điện trở, đơn vị là Ôm (Ω). c) Công thức của các đoạn mạch: * Đoạn mạch nối tiếp: - Cường độ dòng điện trong đoạn mạch: I = I1 = I2 = I3 = .. - Hiệu điện thế trong đoạn mạch: U = U1 + U2 + U3 + .. - Điện trở tương đương trong đoạn mạch: Rtđ = R1 + R2 + R3 + .. - Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở tỉ lệ thuận với điện trở đó. * Đoạn mạch song song : - Cường độ dòng điện trong đoạn mạch: I = I1 + I2 + I3 + .. - Hiệu điện thế trong đoạn mạch: U = U1 = U2 = U3 = .. - Điện trở tương đương trong đoạn mạch: = - Cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở tỉ lệ nghịch với điện trở đó: @ Ngoài việc thuộc các công thức học sinh còn phải biết sử dụng thành thạo các công thức trên để suy ra công thức tính từng đại lượng có trong công thức đó. Ví dụ với biểu thức của định luật Ôm: I =. Thì học sinh phải suy ra được U = I.R R = đó là ghi nhớ kí hiệu, tên gọi cũng như đơn vị của từng đại lượng có trong công thức. Bên cạnh đó học sinh thường không phân biệt được đoạn mạch đã cho là đoạn mạch song song, nối tiếp hay hỗn hợp, việc sử dụng nhầm công thức của đoạn mạch song song cho đoạn mạch nối tiếp và ngược lại còn xảy ra. Vậy nên yêu cầu khi học sinh giải những dạng mạch điện như thế này là học sinh cần phải biết cách phân loại mạch điện cũng như nắm vững được công thức của đoạn mạch song song, nối tiếp và vận dụng chúng vào giải đối với đoạn mạch hỗn hợp (gồm cả mạch song song và nối tiếp trong 1 bài toán). * Đối với đoạn mạch nối tiếp. VD 1: Cho đoạn mạch gồm ba điện trở mắc nối tiếp nhau như hình vẽ. Biết R1 = 5 R2 = 10 ; R3 = 15. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch U = 12V. a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch. b) Tính cường độ dòng điện qua mạch. c) Tính hiệu điện thế ở hai đầu mỗi điện trở. R1 R2 R3 V A + - Hướng dẫn Học sinh cần xác định được đoạn mạch này các điện trở, am pe kế (nếu có) được mắc với nhau như thế nào với nhau? Nhìn vào hình, ta thấy R1nt R2 nt R3. - Những đại lượng đã cho: R1, R2 , R3 và U - Yêu cầu của đề : tìm Rtđ, I, U1, U2, U3. Giải: - Những đại lượng đã cho: R1, R2 và U - Yêu cầu của đề : tìm Rtđ, IA, IA1, IA2. Giải: a. Vì các điện trở được mắc song song với nhau nên áp dụng công thức đối với đoạn mạch song song, ta có: Rtđ = RAB = U = U1 = U2 Định luật Ôm: I =U/R I = IA =U/R Để tìm số chỉ của các ampe kế, ta có 2 cách : Cách 1: I1= IA1 = U/R1 I2= IA2 = U/R2 Cách 2: IA1 = U/R1 Vì đoạn mạch song song nên IA = IA1 + IA2 => IA2= IA - IA1 * Đối với đoạn mạch hỗn hợp Ví dụ 3: Cho mạch điện như hình vẽ. Trong đó: R1 = 5 ; R2 = 12 ; R3 = 8 ; R4 = 20 ; Hiệu điện thế UAB = 30V. a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch. b) Tìm cường độ dòng điện qua các điện trở. c) Tính các hiệu điện thế UAC và UCD. R2 D R3 R1 A C R4 B Hướng dẫn 3.5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu: Qua các tiết giải bài tập tôi nhận thấy rằng: - Học sinh có ý thức tự giác rất tốt, đã hình thành được kĩ năng trong phân tích đề, nắm được yêu cầu của đề và phân loại được các dạng mạch điện. - Học sinh phát huy được năng lực tư duy, sáng tạo trong việc giả quyết 1 bài toán mà không rập khuôn. - Học sinh vận dụng tốt kiến thức lý thuyết vào giải quyết các bài tập. 4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu: Kết quả của học sinh lớp 9A1 (40 em )qua bài kiểm tra 15p trước khi hướng dẫn cách giải bài tập định luật Ôm cho các đoạn mạch như sau: Điểm 10 9 8 7 6 5 Dưới 5 Số bài: 40 0 2 3 10 13 8 4 Sau khi hướng dẫn cách giải bài tập định luật Ôm cho các đoạn mạch như sau Điểm 10 9 8 7 6 5 Dưới 5 Số bài: 40 7 5 10 13 3 2 0 III. Phần kết luận: Sau một thời gian thực hiện, việc hướng dẫn phương pháp giải bài tập trong một tiết học ở phân môn Vật Lí 9 phần áp dụng định luật Ôm vào các đoạn mạch, thật sự đã đem lại kết quả khả quan, học sinh đã thật sự chiếm lĩnh được kiến thức, hứng thú học tập hơn. Việc hướng dẫn giải bài tập này có tính khả thi cao. Thể hiện được tính tích cực của học sinh và tính chủ động của học sinh. Để việc này thực hiện thành công trong các tiết học, thu hút được nhiều học sinh tham gia thì đòi hỏi mỗi giáo viên cần dành thời gian cho việc lập ra kế hoạch giảng dạy và chọn bài tập có kiến thức một cách hợp lý. GV phải dặn dò học sinh chuẩn bị bài cũ thật kĩ. Phải tập cho học sinh tính mạnh dạn, tự tin trong học tập. Luôn luôn khích lệ động viên kịp thời, chấm điểm cho các em học tốt. Bên cạnh đó, mỗi Giáo viên cũng cần phải tự học tự bồi dưỡng và tham khảo nhiều tài liệu, luôn học tập các bạn đồng nghiệp, để không ngừng nâng cao chuyên môn và nghiệp vụ cho bản thân đó là việc rất cần thết và bổ ích. Nhận xét của hội đồng khoa học cấp huyện Chủ tịch hội đồng 6. Đặng Đức Trọng – Nguyễn Đức Tấn – Vũ Minh Nghĩa, Bồi dưỡng năng lực tự học Vật lí 9, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2008. 7. Mai Lễ – Nguyễn Xuân Khoái, Đổi mới phương pháp dạy và giải bài tập Vật lí trung học cơ sở - 400 bài tập Vật lí 9, Nhà xuất bản giáo dục, 2007. 8. Trần Văn Dũng, Ôn tập Vật lí 9, Nhà xuất bản trẻ, 1999. 9. Nguyễn Cảnh Hòe – Lê Thanh Hoạch, Vật lí nâng cao THCS, nhà xuất bản giáo dục, 2008. 10. Nguyễn Cảnh Hòe, Nâng cao và phát triển Vật lí 9, nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, 2010. 11. Lê Thị Thu Hà, Vật lí cơ bản và nâng cao 9, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, 2013. 12. Đỗ Hương Trà – Nguyễn Xuân Thành – Trịnh Thị Hải Yến, Bài tập Vật lí nâng cao 9, Nhà xuất bản giáo dục, 2005. 13. Nguyễn Thanh Hải, 500 bài tập Vật lí 9, Nhà xuất bản Đại học sư phạm, 2005. 14. Nguyễn Thanh Hải, Bài tập nâng caoVật lí 9, Nhà xuất bản Đại học sư phạm, 2010. 15. Lê Văn Thông – Nguyễn Văn Thoại, Bài tập cơ bản và nâng cao Vật Lí 9 phần I, Nhà xuất bản Thanh Hóa, 2005
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_giai_bai_tap_ap_dun.docx
- Bìa SKKN.doc
- Mục lục.docx