Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 tìm hiểu một số biện pháp tu từ cú pháp

docx 21 trang sklop9 12/07/2024 830
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 tìm hiểu một số biện pháp tu từ cú pháp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 tìm hiểu một số biện pháp tu từ cú pháp

Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 tìm hiểu một số biện pháp tu từ cú pháp
 Đề tài: Hướng dẫn học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 tìm hiểu một số biện pháp tu từ cú pháp. 
 PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU.
 I. Đặt vấn đề.
 Văn học là một môn nghệ thuật giàu tính hình tượng và có tính biểu cảm cao. 
Muốn cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong nội dung, tư tưởng của tác phẩm đòi 
hỏi người đọc phải có năng lực cảm thụ và biết khai thác ở nhiều khía cạnh như 
ngôn ngữ, hình ảnh, nhịp điệu, các biện pháp tu từ, hình tượng nghệ thuật... Việc 
khai thác ở nhiều khía cạnh giúp người đọc có cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn về 
tác phẩm. Một trong những cách sử dụng đạt hiệu quả cao nhất là khai thác và phân 
tích các biện pháp tu từ.
 Sau nhiều năm trực tiếp giảng dạy và qua thực tế ôn thi học sinh giỏi môn 
Ngữ Văn lớp 9, tôi nhận thấy rằng khi phân tích một tác phẩm văn học đòi hỏi học 
sinh phải vận dụng nhuần nhuyễn kiến thức về các biện pháp tu từ. Đặc biệt với đối 
tượng là học sinh giỏi lớp 9 những kiến thức này càng quan trọng hơn bởi qua đó 
đánh giá năng lực và khiếu văn chương của học sinh. Tuy nhiên trong chương trình 
Ngữ Văn THCS lại chưa thể hiện đầy đủ kiến thức về các biện pháp tu từ cú pháp 
gây lúng túng và khó khăn cho học sinh khi phân tích các tác phẩm văn học. Nhận 
thấy điều đó bản thân đã tìm tòi, nghiên cứu, áp dụng và mạnh dạn đưa vào sáng 
kiến “Hướng dẫn học sinh giỏi môn Ngữ Văn lớp 9 tìm hiểu một số phép tu từ 
cú pháp” để đồng nghiệp tham khảo với hi vọng có thể giúp tháo gỡ một chút khó 
khăn trong quá trình giảng dạy.
 II. Mục đích (mục tiêu) nghiên cứu.
 1. Mục tiêu. 
 Tìm ra được giải pháp giúp cho học sinh giỏi môn Ngữ Văn lớp 9 nắm vững 
kiến thức về các phép tu từ cú pháp từ đó cái cái nhìn tổng quát hơn về các biện 
pháp tu từ trong chương trình Ngữ văn THCS.
 Học sinh vận dụng những kiến thức về các biện pháp tu từ nói chung và tu từ 
cú pháp nói riêng vào việc phân tích, cảm thụ cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn 
chương. 
 Trang 1 Đề tài: Hướng dẫn học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 tìm hiểu một số biện pháp tu từ cú pháp. 
ôn thi học sinh giỏi các cấp. Có một số kinh nghiệm trong quá trình ôn luyện và đã 
thu được kết quả khả quan.
 Về phía học sinh: Với đối tượng là học sinh giỏi môn Ngữ Văn lớp 9, học sinh 
có nền tảng kiến thức cơ bản tốt, lại chăm chỉ, tiếp thu kiến thức nhanh đó là một 
thuận lợi lớn trong quá trình ôn thi.
 2. Khó khăn. 
 Trong quá trình ôn luyện cho học sinh giỏi môn Ngữ Văn lớp 9 phân tích một 
tác phẩm văn học, tôi thường hướng dẫn học sinh tìm ra các biện pháp tu từ thông 
qua các từ ngữ, hình ảnh để qua đó giúp học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp 
trong tư tưởng, tình cảm mà tác giả muốn biểu đạt. Tuy nhiên ở chương trình Ngữ 
văn THCS chủ yếu dành nhiều thời lượng để giúp học sinh nắm được các biện pháp 
tu từ từ vựng. Cụ thể lớp 6 có các tiết: 78, 86, 91, 95, 101; lớp 7 có các tiết: 55, 59; 
lớp 8 có các tiết: 37, 40; lớp 9 có các tiết: 52, 53 ôn tập lại các phép tu từ từ vựng. 
Còn về biện pháp tu từ cú pháp trong chương trình Ngữ Văn THCS trong chương 
trình Ngữ văn lớp 7 mới chỉ giới thiệu một tiết 114. Với thời lượng quá ít và chưa 
cung cấp đầy đủ các biện pháp tu từ cú pháp sẽ gây ra một số khó khăn trong quá 
trình cảm thụ văn học đối với cả giáo viên và học sinh.
 Về phía giáo viên: Trong quá trình giảng dạy môn Ngữ Văn THCS giáo viên 
không có trong tay những tài liệu hướng dẫn cụ thể nên gặp khó khăn trong khâu 
chuẩn bị kiến thức để truyền đạt tới học sinh. Bên cạnh đó một số giáo viên vẫn 
chưa tìm tòi, nghiên cứu, hướng dẫn học sinh hình thành kiến thức cũng như định 
hướng phát hiện và phân tích các biện pháp tu từ cú pháp.
 Về phía học sinh: Số lượng tiết học về phép tu từ cú pháp trong sách giáo 
khoa còn hạn chế thành thử học sinh chưa có cái nhìn đầy đủ, chính xác, khác quan 
nhất về các biện pháp tu từ cú pháp. Học sinh chỉ nghe và hiểu qua lời giảng nôm 
na của giáo viên dẫn đến việc gặp khó khăn, lúng túng trong việc chủ động trong 
việc phát hiện các phép tu từ cú pháp để vận dụng trong quá trình phân tích tác 
phẩm văn học.
 Trang 3 Đề tài: Hướng dẫn học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 tìm hiểu một số biện pháp tu từ cú pháp. 
 1. Giải pháp 1: Hình thành những kiến thức cơ bản về các biện pháp tu từ 
cú pháp.
 Trong chương trình học Ngữ văn THCS từ lớp 6 đến lớp 9 chỉ có một tiết 114 
cung cấp cho học sinh kiến thức về biện pháp tu từ cú pháp đó là bài “Liệt kê”. 
Tuy nhiên trong quá trình cảm thụ thơ văn học sinh vẫn gặp rất nhiều các biện pháp 
tu từ cú pháp khác như điệp cú pháp, đảo ngữ, đối ngữ, câu hỏi tu từ... Chính vì vậy 
muốn học sinh nắm vững hơn kiến thức về các biện pháp tu từ để dễ dàng trong 
quá trình cảm thụ văn thơ, tôi sẽ giúp học sinh hình thành kiến thức cơ bản trước 
khi vận dụng vào phân tích.
 Ví dụ: Trước khi đi vào từng biện pháp cụ thể, tôi sẽ hình thành cho học sinh 
hiểu biết khái quát nhất về biện pháp tu từ cú pháp:
 Biện pháp tu từ cú pháp là những cách phối hợp sử dụng các kiểu câu trong 
một ngữ cảnh rộng (trong chỉnh thể trên câu, trong đoạn văn và trong văn bản trọn 
vẹn nhằm đem lại ý nghĩa biểu cảm và cảm xúc cho những mảnh đoạn của lời nói 
do chúng cấu tạo nên.
 Sau đó tôi sẽ đưa ra kiến thức cơ bản của một số biện pháp tu từ cú pháp 
thường gặp. Cụ thể như sau:
 1.1. Liệt kê: Là biện pháp tu từ cú pháp, được thể hiện qua việc sắp xếp nối 
tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những 
khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm.
 Các kiểu kiệt kê:
 Xét theo cấu tạo: Có thể phân biệt kiểu liệt kê theo từng cặp với kiểu liệt kê 
không theo từng cặp.
 Xét theo ý nghĩa: Có thể phân biệt kiểu liệt kê tăng tiến với kiểu liệt kê không 
tăng tiến.
 Ví dụ:
 "Tin vui chiến thắng trăm miền
 Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
 Vui từ Đồng Tháp, An Khê
 Vui lênViệt Bắc, đồi De, núi Hồng."
 Trang 5 Đề tài: Hướng dẫn học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 tìm hiểu một số biện pháp tu từ cú pháp. 
 1.4. Đối ngữ (Phép đối): Là cách sử dụng những từ ngữ, hình ảnh, các thành 
phần câu, vế câu song song, cân đối trong lời nói nhằm nhấn mạnh về ý, gợi liên 
tưởng, gợi hình ảnh sinh động, tạo nhịp điệu cho lời nói, biểu đạt cảm xúc tư tưởng.
 Có hai loại đối ngữ: Đối ngữ tương phản và đối ngữ tương hỗ. 
 Ví dụ: “Gần mực thì đen / gần đèn thì rạng” (Tục ngữ)
 Hay:
 “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
 Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”.
 (Bà Huyện Thanh Quan- Qua đèo Ngang)
 Lưu ý: Đối trong một câu là tiểu đối, đối hai câu với nhau gọi là bình đối.
 1.5. Câu hỏi tu từ: Là câu về hình thức là câu hỏi mà về thực chất là câu 
khẳng định hoặc phủ định có cảm xúc. Nó có dạng câu hỏi mà không đòi hỏi câu 
trả lời mà chỉ nhằm tăng tính biểu cảm cho phát ngôn.
 Ví dụ:
 “Vì sao ngày một thanh tân?
 Vì sao người lại mến thân hơn nhiều?
 Vì sao cuộc sống mến yêu
 Mỗi giây mỗi phút sớm chiều thiết tha?”
 (Tố Hữu- Tiếng hát sang xuân)
 Trên đây là một số biện pháp tu từ cú pháp mà học sinh thường gặp trong quá 
trình cảm thụ văn học. Việc hệ thống hóa các kiến thức cơ bản đã giúp học sinh có 
kiến thức đầy đủ và rõ ràng nhất về các phép tu từ cú pháp. Từ đó việc phát hiện và 
phân tích các biện pháp tu từ này trở nên dễ dàng hơn, học sinh có hứng thú hơn 
trong việc học văn đó cũng chính là mong muốn chung của tất cả giáo viên dạy 
Ngữ Văn.
 2. Giải pháp 2: Vận dụng kiến thức để phát hiện và phân tích một số các 
biện pháp tu từ cú pháp qua các bài tập tiếng Việt.
 Trang 7 Đề tài: Hướng dẫn học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 tìm hiểu một số biện pháp tu từ cú pháp. 
 Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long.”
 (Huy Cận- Đoàn thuyền đánh cá)
 Khổ thơ trên được trích trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận. 
Với thủ pháp nghệ thuật liệt kê kể tên hàng loạt các loài cá “cá nhụ, cá chim,cá 
đé,cá song...” tác giả đã gợi tả sự phong phú của các loài cá và sự giàu đẹp của 
biển cả quê hương.
Câu 3:
 “Hồi nhỏ sống với đồng
 với sông rồi với bể
 hồi chiến tranh ở rừng
 vầng trăng thành tri kỉ”
 (Nguyễn Duy- Ánh trăng)
 Khổ thơ trên được trích từ bài thơ “Ánh trăng” của tác giả Nguyễn Duy. 
Trong khổ thơ tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật liệt kê kể tên những không 
gian sống gắn liền với tác giả từ khi thơ ấu cho đến khi trưởng thành “đồng, sông, 
bể, rừng”. Đó là không gian êm đềm và trong sáng của tuổi thơ nơi chốn cất giữ 
bao kỉ niệm của một thời ấu thơ, là nơi mà tác giả sống và chiến đấu trong những 
năm tháng chiến tranh máu lửa. Dù ở không gian nào trăng đều gần gũi, sát cánh 
bên nhau và cùng trở thành những người bạn tri âm, tri kỉ, người bạn nghĩa tình.
2.2. Đảo ngữ.
 Yêu cầu: Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép đảo ngữ trong các câu sau:
 Câu 1:
 “Lom khom dưới núi tiều vài chú
 Lác Đác bên sông chợ mấy nhà”
 (Bà Huyện Thanh Quan- Qua đèo Ngang)
 Bài thơ “Qua đèo ngang” của Bà Huyện Thanh Quan là bài thơ hay miêu tả 
khung cảnh đèo Ngang lúc chiều tà qua đó bộc lộ tâm trạng của nhà thơ. Với việc 
đảo trật tự cú pháp đưa vị ngữ lên đầu câu “Lom khom”, “ lác đác” tác giả đã nhấn 
 Trang 9 Đề tài: Hướng dẫn học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 tìm hiểu một số biện pháp tu từ cú pháp. 
 Ngồn ngộn sân phơi khoai dát nắng”
 Với việc đổi vị ngữ lên trước chủ ngữ, câu thơ đã giúp người đọc cảm nhận 
ngay được bằng khứu giác, thị giác và cảm giác về sự sung túc, no ấm, đủ đầy của 
một làng quê ven biển, đồng thời gợi một cuộc sống mới đang dẫn đổi thay của quê 
hương.
 2.3. Sóng đôi (Điệp cú pháp)
 Yêu cầu: Hãy phát hiện và phân tích tác dụng của biện pháp sóng đôi trong 
các câu sau:
 Câu 1: 
 “Quê hương anh nước mặn đồng chua
 Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”
 (Chính Hữu- Đồng chí)
 “Đồng Chí” là bài thơ tiêu biểu của nhà thơ Chính Hữu viết về hình tượng 
những người lính trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Hai câu thơ mở 
đầu “Quê hương anh nước mặn đồng chua/ Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá” 
trong bài thơ sử dụng biện pháp sóng đôi cú pháp với sự cân đối, hài hòa giúp ta 
thấy được cảnh ngộ xuất thân nghèo khó của những người lính cách mạng. Họ là 
những người nông dân áo vải, ra đi từ những miền quê nghèo khó - miền biển nước 
mặn, vùng đồi núi trung du nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc ra đi làm 
cách mạng. 
 Câu 2:
 “Mùa xuân người cầm súng
 Lộc giắt đầy trên lưng
 Mùa xuân người ra đồng
 Lộc trải dài nương mạ
 Tất cả như hối hả 
 Tất cả như xôn xao.”
 (Thanh Hải- Mùa xuân nho nhỏ)
 Trang 11 Đề tài: Hướng dẫn học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 tìm hiểu một số biện pháp tu từ cú pháp. 
 Đoạn thơ phần mở đầu của đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” trích “Truyện 
Kiều” của Nguyễn Du. Trong đoạn thơ tác giả có sử dụng phép đối “Vẻ non xa/ 
tấm trăng gần” và “Cát vàng còn nọ/bụi hồng dặm kia” để thấy được khung cảnh 
thiên nhiên rộng lớn, hoang vắng rợn ngợp đối chọi với tình cảnh cô đơn đến tội 
nghiệp của Thúy Kiều khi bị giam lỏng tại lầu Ngưng Bích. 
 Câu 3:
 “O du kích nhỏ giương cao súng
 Thằng Mĩ lênh khênh bước cúi đầu
 Ra thế, to gan hơn béo bụng
 Anh hùng đau phải cứ mày râu?”
 (Tố Hữu- Tấm ảnh)
 Bài thơ “Tấm ảnh” của nhà thơ Tố Hữu là một bài thơ hay viết về hình tượng 
O du kích qua đó bộc lộ thái ngợi ca ngưỡng mộ của tác giả. Trong bài thơ tác giả 
sử dụng phép đối lập tưởng phản qua các hình ảnh “O du kích nhỏ giương cao 
súng >< Thằng Mĩ lênh khênh bước cúi đầu” làm nổi bật tư thế hiên ngang, dũng 
cảm, kiên cường của O du kích. Qua đó cũng thấy được lí tưởng và sức mạnh của 
dân tộc Việt Nam trước kẻ thù xâm lược. 
 2.5. Câu hỏi tu từ.
 Yêu cầu: Phát hiện và phân tích tác dụng của câu hỏi tu từ trong các bài tập 
sau:
 Câu 1:
 “Nào đâu những đem dài bên bờ suối
 Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
 Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
 Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
 Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
 Trang 13

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lo.docx