Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh Lớp 9 một số kĩ năng viết văn nghị luận đạt kết quả cao trong kì thi vào Lớp 10 THPT
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh Lớp 9 một số kĩ năng viết văn nghị luận đạt kết quả cao trong kì thi vào Lớp 10 THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh Lớp 9 một số kĩ năng viết văn nghị luận đạt kết quả cao trong kì thi vào Lớp 10 THPT
MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG PHẦN I: Đặt vấn đề 3 PHẦN II: Giải quyết vấn đề 4 1. Thực trạng của công tác giảng dạy và tính cấp thiết 4 2. Các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trong công tác giảng dạy 6 2.1 Biện pháp 1: Đối với kiểu bài Nghị luận văn học 6 2.2 Biện pháp 2: Đối với kiểu bài Nghị luận xã hội 7 3. Thực nghiệm sư phạm 7 3.1 Mô tả cách thức thực hiện 7 3.1.1 Biện pháp 1: Biện pháp đối với kiểu bài nghị luận văn học 7 3.1.2 Biện pháp 2: Đối với kiểu bài văn nghị luận xã hội 12 3.1.3 Kết quả đạt được 19 4. Kết luận 21 5. Kiến nghị, đề xuất 22 PHẦN III: Tài liệu tham khảo 24 PHẦN IV: Minh chứng về hiệu quả của biện pháp 25 PHẦN V: Cam kết 26 1 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Từ xưa đến nay, môn Ngữ văn là một trong những môn vô cùng quan trọng trong việc hình thành kiến thức và nhân cách cho học sinh. Trong chương trình Ngữ Văn THCS thì Ngữ văn 9 là chương trình khái quát kiến thức THCS và mở ra ngưỡng cửa để học sinh bước sang Trung học phổ thông. Thể loại văn nghị luận trong chương trình Ngữ văn đóng một vai trò quan trọng để các em học sinh rèn luyện năng lực cảm thụ, kỹ năng lập luận giải quyết các vấn đề trong tác phẩm, đồng thời giúp các em có cái nhìn đa chiều đối với xã hội và biết xây dựng các luận điểm, lập luận, biết viết các đoạn văn, bài văn theo quy chuẩn. Để học sinh viết được văn bản sao cho mạch lạc, đúng chính tả, đúng ngữ pháp đã là khó. Viết văn theo yêu cầu của thể loại và có sức hấp dẫn thì lại càng khó hơn. Đặc biệt, để làm tốt văn nghị luận thì lại càng khó hơn nhiều. Muốn viết một bài văn hay thì học sinh phải có sự ham mê tìm tòi kiến thức trong sách vở và cả trong đời sống xã hội. Hơn nữa, giáo viên với vai trò là người hướng dẫn luôn trăn trở tìm ra được con đường ngắn nhất để học sinh biết tạo lập văn bản có hiệu quả, sáng tạo. Với học sinh lớp 9 thi vào 10 THPT, để viết một bài văn đạt kết quả cao là cả một quá trình rèn luyện và sáng tạo. Trong chương trình ngữ văn lớp 9 có một phần dành riêng cho văn nghị luận, là phần học tiếp nối kiến thức của lớp 7, lớp 8. Mặc dù ở các lớp dưới các em đã được học về văn nghị luận nhưng đây là một thể loại khó đối với học sinh cấp trung học cơ sở vì thế các em học sinh lớp 9 vẫn luôn ngại học, ngại làm văn nghị luận. Vậy giáo viên phải có phương pháp hay mới có thể dẫn dắt các em làm tốt loại văn này. Qua quá trình thực tế công tác tại trường THCS Việt Thống tôi thấy quá trình tạo lập văn bản của học sinh trong các năm học 2019-2020, 2020-2021, còn nhiều em lúng túng khi tạo lập một văn bản nghị luận nên việc tạo ra một văn bản hay, hấp dẫn càng khó đối với các em. Thậm chí có em khi cho viết bài văn thì lại viết đoạn văn hoặc viết văn gạch đầu dòng như lập dàn ý, có em viết văn nghị luận 3 nhau. Các luận điểm phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí: Luận điểm nêu trước là cưo sở cho luận điểm sau. Và luận điểm sau phải tiếp tục hỗ trợ cho luận điểm đã nêu trước đó. Luận cứ: Là căn cứ để lập luận chứng minh hay bác bỏ. Các luận cứ được trình bày theo trình tự hợp lí là những chứng cứ xác thực để nuôi luận điểm. Lập luận: Cách trình bày lí lẽ phải sắc bén, chặt chẽ, giọng văn đanh thép, hùng hồn. Lí lẽ sau kế thừa thành quả của lí lẽ trước và lí lẽ trước làm cưo sở cho lí lẽ sau theo một trình tự hợp lí, không thể bác bỏ. Quá trình lập luận sẽ có thêm sức lôi cuốn nếu người nói( viết) biết cách sắp xếp các luận điểm và luận cứ cho toàn bài văn là dòng chảy liên tục; các quan điểm, các ý kiến của ngườiviết đựơc làm nổi bật hẳn lên gây hứng thú cho ngược đọc, người nghe mỗi lúc một cao cho tới lời cuối, dòng cuối của bài nghị luận. Khi trình bày luận điểm cần lưu ý: Để nêu rõ luận điểm, người làm văn cần tập viết tốt câu chủ đề của đoạn văn. Có nghĩa là: câu chủ đề phải viết gọn gàng rõ ý. Cũng nên diễn đạt câu chủ đề sao cho gần gũi với đề bài. Cũng như có thể liên hệ với đời sống thực tế khi giao tiếp: câu trả lời thường nhắc lại một phần câu hỏi. Muốn làm sáng rõ luận điểm cần xác định: luận điểm nói về lĩnh vực nào? Đời sống hay văn học? Gần hay xa so với cuộc sống của học sinh và sau đó huy động những hiểu biết của người làm văn để tìm luận cứ phù hợp và hay, phục vụ cho việc làm rõ luận điểm đã xác định. Chú ý khi viết văn phải có kĩ năng chuyển đoạn: đây là một thách thức mà đông đảo học sinh thường gặp khi làm văn vì trong văn bản nói chung và văn bản nghị luận nói riêng, có nhiều đoạn văn (nhiều luận điểm) nối tiếp nhau nên cần phải tạo được sự gắn bó giữa chúng. Chuyển đoạn bằng những từ ngữ có tính liên kết tạo sự linh hoạt, tự nhiên gắn bó luận điểm sẽ được trình bày với luận điểm đã được trình bày ở đoạn văn trước đó.hoặc dùng câu chuyển đoạn sao cho lời văn phù hợp với luận điểm đã nêu và luận điểm sắp nêu ở đoạn sau. Hơn nữa, Khi trình bày văn nghị luận, người viết có thể đan cài yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả để bài viết thêm sinh động. 5 đúng kiểu loại và hấp dẫn. Trước hết, tôi hướng dẫn cho học sinh nắm chắc kiến thức về kiểu bài nghị luận văn học. Sau đó, hướng dẫn các bước làm bài và dàn ý chung cho kiểu loại văn bản này. Phương pháp này đã được đồng nghiệp, tổ chuyên môn và ban giám hiệu nhà trường đánh giá cao về hiệu quả của nó mang lại. 2.2. Biện pháp 2: Đối với kiểu bài văn Nghị luận xã hội Chương trình Ngũ văn lớp 9 kiểu bài văn nghị luận xã hội trọng tâm chia làm hai loại nhỏ: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí; Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống. Các dạng bài NLXH đều vận dụng chung các thao tác lập luận là giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận. Ba thao tác cơ bản nhất là giải thích, chứng minh, bình luận. Từ các thao tác đó, tôi hướng dẫn học sinh phân biệt hai loại nghị luận xã hội và hướng dẫn các bước làm và dàn ý chung. Từ đó học sinh sẽ biết được các bước làm và biết cách rèn luyện viết đúng kiểu bài nghị luận xã hội. Thực tiễn từ khi tôi áp dụng phương pháp này thì hiểu quả mang lại rất khả quan. 3. Thực nghiệm sư phạm 3.1. Mô tả cách thức thực hiện 3.1.1. Biện pháp 1: Biện pháp đối với kiểu bài nghị luận văn học Kiểu bài văn nghị luận văn học được chia làm hai loại nhỏ: nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn trích) và nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật một tác phẩm cụ thể. Nghị luận về đoạn thơ hoặc bài thơ là trình bày những nhận xét đánh giá của mình về nội dung hay nghệ thuật của đoạn thơ hay bài thơ ấy. 3.1.1.2. Một số thao tác cần lưu ý khi làm bài thuộc kiểu Nghị luận văn học * Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh nắm chắc nội dung toàn tác phẩm. Để tìm hiểu nội dung và nắm chắc được nội dung của tác phẩm một cách nhanh, đầy đủ nhất thì giáo viên hướng dẫn học sinh hãy trả lời các câu hỏi sau. Tác phẩm này do ai sáng tác? Trong hoàn cảnh nào? Đề tài và chủ đề của tác 7 những ý kiến đánh giá của mình trong bài viết. Qua phân tích những dẫn chứng đó nhân vật của bạn sẽ hiện lên với đầy đủ tính cách, chân thực và sống động. - Đối với dạng đề phân tích nội dung, nghệ thuật của tác phẩm cần làm nổi bật được nội dung nghệ thuật chính của truyện có phân tích chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực, căn cứ vào từng tác phẩm để có cách triển khai cụ thể. Cần liên hệ với các tác phẩm cùng đề tài cùng giai đoạn để người đọc người nghe sâu sắc hơn về tác phẩm đang nghị luận. * Thao tác 4: Viết bài và sửa chữa Trong quá trình viết cần chú ý sử dụng ngôn từ không chỉ đúng mà cần phải hay, biểu cảm ( Ví dụ: Tôi trở về thăm trường cũ. Có thể viết Tôi trở về thăm trường xưa. Nghe như hay hơn và hoài niệm hơn) Khi viết chú ý vận dụng các phép liên kết để bài văn được lôgic chặt chẽ, tự nhiên thuyết phục được người đọc người nghe..... Đặc biệt khi nghị luận một bài thơ hoặc đoạn thơ có khác với nghị luận tác phẩm truyện ở chỗ: nếu những nhận xét đánh giá về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm truyện phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách, số phận của nhân vật, cách tạo dựng tình huống truyện, cách xây dựng nhân vật.... thì những đánh giá về nội dung, nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ lại được thể hiện qua ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, các bút pháp nghệ thuật, cách ngắt nhịp.....Khi nghị luận một tác phẩm truyện có thể tách rời giữa những nhận xét về nội dung và nghệ thuật nhưng nghị luận thơ lại phải đi từ nghệ thuật đến nội dung...Trong quá trình triển khai các luận điểm, luận cứ cần thể hiện sự cảm thụ và ý kiến riêng của người viết về tác phẩm. Viết xong cần đọc lại và sửa chữa bài kịp thời. 3.1.3. Dàn ý chung a. Nghị luận về tác phẩm truyện hay đoạn trích. * Mở bài: Giới thiệu tác phẩm (hoặc đoạn trích) và nêu ý kiến đánh giá sơ bộ của mình về vấn đề cần viết. * Thân bài: Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, có phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực. 9 b, Nghị luận về đoạn thơ hoặc bài thơ * Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét đánh giá của mình (Nếu là phân tích một đoạn thơ nên nêu rõ vị trí của đoạn thơ ấy trong tác phẩm và khái quát nội dung cảm xúc của nó). * Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ. * Kết bài: Khái quát giá trị ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ. Ví dụ: Cho đề bài sau: Cảm nhận của em về khổ thơ đầu bài thơ “ Sang thu” của nhà thơ Hữu Thỉnh. Với đề bài trên, giáo viên hướng dẫn các em lần lượt theo các bước: *) Tìm hiểu đề, tìm ý. - Yêu cầu: : Bức tranh về mùa thu đẹp, hấp dẫn. *) Nêu các luận điểm chính: - Tìm ý: + Những tín hiệu của đất trời khi sang thu. + Tâm trạng của nhà thơ ngỡ ngàng, ngạc nhiên, đan xen niềm vui sướng. + Bức tranh mùa thu nhiều tầng bậc, rộng lớn. + Tài quan sát, cảm nhận tinh tế, ngôn từ chính xác gợi cảm. *) Lập dàn ý. - Mở bài: Giới thiệu: + Sự chuyển biến của đất trời sang thu. + Tâm trạng tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh . - Thân bài: Cần triển khai các luận điểm: + Những tín hiệu của đất trời khi sang thu: Cảm nhận thiên nhiên đến nhẹ nhàng bắt đầu từ ngọn gió se mang theo hương ổi, màn sương di chuyển chậm chạp. + Tâm trạng của nhà thơ ngỡ ngàng, ngạc nhiên, đan xen niềm vui sướng. + Bức tranh mùa thu nhiều tầng bậc, rộng lớn. + Tài quan sát, cảm nhận tinh tế, ngôn từ chính xác gợi cảm. - Kết bài: Khẳng định: Khả năng kì diệu của thơ ca, ngôn ngữ chính xác, chọn lọc, giàu sắc thái biểu cảm, giúp cho người đọc hình dung ra những tín hiệu của đất trời 11 lập luận, lôgíc về mặt lí lẽ, xác đáng về mặt dẫn chứng. Trong quan niệm làm văn truyền thống, bước này được xem là bước trả lời câu hỏi: Tại sao? + Bước 3: Nêu hướng vận dụng của vấn đề: Vấn đề được vận dụng vào thực tiễn cuộc sống như thế nào. Hiểu nôm na, phần này yêu cầu người viết thể hiện quan điểm của mình về việc tiếp thu, vận dụng vấn đề vào cuộc sống của mình như thế nào. Trong quan niệm làm văn truyền thống, bước này được xem là bước trả lời câu hỏi: Như thế nào? Lưu ý khi thực hiện thao tác giải thích: Nên đặt trực tiếp từng câu hỏi (Là gì, tại sao, như thế nào) vào đầu mỗi phần (mỗi bước) của bài văn. Mục đích đặt câu hỏi: để tìm ý (phần trả lời chính là ý, là luận điểm được tìm ra) và cũng để tạo sự chú ý cần thiết đối với người đọc bài văn. Cũng có thể không cần đặt trực tiếp ba câu hỏi (Là gì, tại sao, như thế nào) vào bài làm nhưng điều quan trọng là khi viết, người làm bài cần phải có ý thức mình đang lần lượt trả lời từng ý, từng luận điểm được đặt ra từ ba câu hỏi đó. Tuỳ theo thực tế của đề và thực tế bài làm, bước như thế nào có khi không nhất thiết phải tách hẳn riêng thành một phần bắt buộc. * Thứ hai về thao tác chứng minh - Mục đích: Tạo sự tin tưởng. - Các bước: + Bước 1: Xác định chính xác điều cần chứng minh, phạm vi cần chứng minh. + Bước 2: Dùng dẫn chứng trong thực tế cuộc sống để minh hoạ nhằm làm sáng tỏ điều cần chứng minh, phạm vi cần chứng minh. * Thứ ba về thao tác bình luận * Mục đích: Tạo sự đồng tình. * Các bước: - Nêu, giải thích rõ vấn đề (hiện tượng) cần bình luận. - Dùng lí lẽ và dẫn chứng (chủ yếu là lí lẽ) để khẳng định giá trị của vấn đề hoặc hiện tượng (giá trị đúng hoặc giá trị sai). Làm tốt phần này chính là đã bước đầu đánh giá được vấn đề (hiện tượng) cần bình luận. 13
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_lop_9_mot_so_ki_nan.doc